Đảng bộ huyện chợ mới, tỉnh An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến nay - pdf 28

Download miễn phí Khóa luận Đảng bộ huyện chợ mới, tỉnh An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn từ năm 1996 đến nay



Phần mở đầu 1
Phần nội dung 4
Chương 1: nông nghiệp, nông thôn và chủ trương phát triển nông nghiệp,
nông thôn của Đảng ta 5
1.1 Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nông nghiệp,
nông thôn. 5
1.1.1 Thời kỳ 1975 – 1986. 5
1.1.2 Thời kỳ 1986 – 1996. 8
1.1.3 Thời kỳ từ năm 1996 đến nay. 9
1.2 Đảng bộ An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp và nông thôn
An Giang. 17
1.2.1 Thực trạng nền nông nghiệp và nông thôn An Giang sau năm 1975. 17
1.2.2 Đảng bộ An Giang lãnh đạo phát triển nông nghiệp và nông thôn
An Giang. 20
Chương 2: Đảng bộ huyện Chợ Mới lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông
thôn từ năm 1996 đến nay. 24
2.1 Khát quát về vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Chợ
Mới, tỉnh An Giang. 24
2.1.1 Khái quát về vị trí địa lý. 24
2.1.2 Khát quát về đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội. 26





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


988, Tỉnh ủy An Giang ra Nghị quyết 06/NQTU chủ trương:
khuyến khích người có vốn mua sắm phương tiện, máy móc nông nghiệp để kinh
Trang 20
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Nguyễn Văn Nòn
doanh dịch vụ và được quyền bán lại. Chủ phương tiện chỉ đóng lệ phí hoạt động
một lần tại nơi cư trú. Với chủ trương trên, trang thiết bị máy móc trong ngành
nông nghiệp tăng lên đáng kể, cũng từ đó, chấm dứt tình trạng sạ chay, chấm dứt
tình trạng khô ruộng, diện tích đất được cày xới và tưới tiêu hoàn chỉnh tăng lên.
Tốc độ cơ giới hóa trong nông nghiệp tăng nhanh và An Giang là một trong
những tỉnh ở miền Nam có tỉ trọng cơ giới hóa cao.
Khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân như Luật Đất đai quy định nhưng
phải giao cho nông dân quyền sử dụng lâu dài; được phép sang nhượng, kế thừa
huê lợi và thành quả lao động trên đất đó; song không được bao chiếm hay cho
mướn theo kiểu bóc lột. Việc giải quyết đất đai phải ổn định theo hướng phát
triển sản xuất hàng hóa, thúc đẩy quá trình sản xuất nông nghiệp trong tỉnh đi lên
bằng nhiều biện pháp: kinh tế, giáo dục vận động và hành chính, đảm bảo sử
dụng đất có hiệu quả, giữ vững đoàn kết nông thôn.
Ngay từ năm 1988, An Giang chủ trương đẩy mạnh việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho nông dân một cách ổn định và lâu dài. Đến cuối năm
1997, An Giang đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Đây là một trong những nhân tố giải phóng sức sản xuất, tạo tiền đề và điều
kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển.
Về cách cung ứng vật tư, mua lương thực và nông sản Nhà nước
bán vật tư cho nông dân theo giá kinh doanh, nguồn nào hạch toán đúng và đủ
theo nguồn đó. Đồng thời, mua lại lương thực nông sản của nông dân theo giá
thỏa thuận. Chấm dứt việc cung ứng vật tư bằng phương pháp hợp đồng trước
(gọi là hợp đồng B).
Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành và quản lý thống nhất ngân sách tỉnh. Đồng
thời tỉnh điều động, bổ sung cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh
nghiệm và nghiệp vụ kinh doanh về củng cố và tăng cường các công ty cấp tỉnh
như lương thực, thương nghiệp, xuất khẩu nông thủy sản, vật tư nông nghiệp,
dịch vụ kỹ thuậtđể những công ty này có đủ khả năng và sức cạnh tranh trên thị
trường không chỉ trong tỉnh mà còn vươn ra ngoài tỉnh. Nhiệm vụ của những
công ty này là thông qua kinh doanh dịch vụ đáp ứng tốt nhất yêu cầu đầu vào và
đầu ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân nhằm mục tiêu chung của
tỉnh là phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Quyết định 99/TTg (9/2/1996) của Thủ tướng Chính phủ về định
hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 đối với việc phát triển thủy lợi,
Trang 21
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Nguyễn Văn Nòn
giao thông và xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long, An Giang
tiếp tục đầu tư cho các công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương bị bồi lắng, phát
triển giao thông nông thôn, tôn nền nhà vượt lũ
Trên cơ sở phát triển thủy lợi, tỉnh cũng quan tâm đầu tư phát triển mạng
lưới giao thông nông thôn và xây dựng các cơ sở hạ tầng khác như trường học,
trạm y tế, chợ, phát triển mạng lưới cung cấp điện, nước sinh hoạt nông thôn.
Những chủ trương và giải pháp trên lĩnh vực nông nghiệp đã tạo điều kiện
thuận lợi để nông nghiệp An Giang tiếp tục phát triển. Điều đáng lưu ý là có sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, sản phẩm kinh tế nông nghiệp và nông
thôn được đa dạng hóa, đã xuất hiện những ngành nghề mới với xu hướng liên kết
nhau. Thành phần và sở hữu cũng bắt đầu đa dạng hóa và đang theo xu hướng
hợp tác liên doanh, nền kinh tế nông nghiệp An Giang đã và đang chuyển dần từ
nền kinh tế mang tính chất tự cung tự cấp sang nền kinh tế mang tính chất hàng
hóa hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng.
Coi trọng công tác tìm kiếm, khai thác và có cơ chế, chính sách tổ chức tốt
thị trường trong và ngoài nước; xem đây là mũi đột phá và có ý nghĩa quyết định
cho sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Chú trọng việc ứng dụng thành tựu khoa học vào sản xuất và đời sống, tăng
hàm lượng chất xám kết tinh trong các sản phẩm và phục vụ yêu cầu chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao giá trị khu vực I, tăng nhanh tỷ trọng khu vực
II, III. Phát triển mạnh ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ du lịch, xuất khẩu
và kinh tế biên giới.
Tập trung đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực trên các mặt trí tuệ, kỹ năng,
đạo đức và thể lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ
mới; chú trọng cán bộ quản lý khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, lực lượng lao động,
những chuyên gia và doanh nhân giỏi. Tiếp cận và triển khai nhanh các điều kiện
cần thiết để đưa hoạt động công nghệ thông tin vào sản xuất và đời sống xã hội.
Tăng trưởng kinh tế đi liền với từng bước cải thiện đời sống vật chất và văn
hóa, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, giải quyết việc làm và xóa đói giảm
nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội. Đầu tư xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh đô
thị hóa gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội.
Mục tiêu về xây dựng và phát triển nông thôn của An Giang là: xây dựng
một xã hội nông thôn ấm no hạnh phúc và phát triển toàn diện. Đó là một cơ cấu
Trang 22
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Nguyễn Văn Nòn
xã hội có cơ cấu kinh tế đa dạng, các thành phần kinh tế hợp tác đan xen nhau,
sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự
quản lý của Nhà nước. Giải quyết cơ bản việc làm cho người lao động với mức
thu nhập đảm bảo đời sống ngày càng cao, số người làm giàu chính đáng không
ngừng tăng lên đi đôi với tích cực phấn đấu thu hẹp dần các hộ nghèo. Đời sống
chính trị, văn hóa, tinh thần, y tế, giáo dục ngày càng phát triển tương xứng với
sự tăng trưởng của nền kinh tế. Mọi đối tượng chính sách, trẻ em, phụ nữ, người
già được quan tâm đúng mức. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc và xóm ấp được
kế thừa và phát huy. Bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới theo hướng hạnh phúc,
văn minh, hiện đại mang bản sắc và truyền thống của làng quê Việt Nam trù phú.
Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục đưa Nghị quyết Trung ương 5 khóa
VIII thấm sâu vào đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng con người mới; xây
dựng gia đình văn hóa gắn với văn hóa cộng đồng. từng bước nâng cao các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, báo chí, phát thanh, truyền hình để phục vụ tốt hơn nhu
cầu văn hóa tinh thần ngày càng đa dạng, phong phú của nhân dân. Duy trì và
nâng chất cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phù
hợp với đặc điểm của từng cộng đồng dân cư. Củng cố, phát huy, xây dựng mới
các thiết chế văn hóa ở cơ sở xã, phường, trước hết là nông thôn, vùng núi, vùng
căn cứ cách mạng. Hướng dẫn và phát huy nét đẹp của các lễ hội truyền thống;
giữ gìn và tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử dân tộc và kháng chiến. Đưa nhiều
hoạt động văn nghệ, thể thao về địa bàn dân cư, nhất là ở nông thôn. Tăng cường
công tác quản lý để giữ vững trật tự, lành mạnh các hoạt động văn hóa, dịch vụ,
thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động văn hóa.
Như vậy, trong một thời gian dài Đảng bộ An Giang đã xác định đúng
hướng và đầu tư đúng mức. Nhờ vậy, An Giang có bước phát triển về nhiều mặt,
nhất là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng
nông thôn mới.
Cơ cấu nông nghiệp hết sức đa dạng cung cấp cho xã hội đầy đủ những sản
phẩm trồng trọt và chăn nuôi với sản lượng tăng ngày càng cao chẳng những
trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu. Tổng sản lượng lương thực từ 902.635
tấn (1987) lên 2.999.179 tấn (2006). Bình quân lương thực đầu người từ 520 kg
(1987) lên 1.357 kg (2006). Diện tích các loại hoa màu, cây công nghiệp giữ ở
mức ổn định gần 45.000 ha. Sản lượng thịt xuất chuồng hàng năm trên dưới
Trang 23
Khóa luận tốt nghiệp Đại học sư phạm Nguyễn Văn Nòn
28.000 tấn, sản lượng cá nuôi tăng rất nhanh từ 7000 tấn (1987) lên 235.000 tấn
(2006). Năm 2007, giá trị xuất khẩu nông sản gần 500 triệu USD.
Bộ mặt nông thôn không ngừng được đổi mới, cơ sở hạ tầng phục vụ cho
sản xuất và sinh hoạt người dân ngày càng được nâng cao, đời sống chính trị - xã
hội, văn hóa, tinh thần, y tế, giáo dục, giao thông vận tải, thông tin liên lạc ngày
càng phát triển tương xứng và đồng bộ với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Năm
2005, có 65% hộ sử dụng nước sạch, 95% hộ sử dụng điện; 58% số xã phường
hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, hầu hết các hộ gia đình đều có tivi, xe máy,
cassette, số hộ được xem truyền hình đạt 98%, có gần 160.000 máy điện thoại,
internet rất phát triển, nối mạng toàn cầu, truy cập Internet có 6.100 máy, 100%
xã phường đã có trạm y tế, quỹ thuốc thiết yếu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh
cho nhân dân được đảm bảo,
An ninh trật tự nông thôn được đảm bảo: Nông thôn An Giang vốn là địa
bàn hoạt động cách mạng trước đây, những truyền thống tập quán tốt của cha ông
vẫn còn được duy trì; do đó việc xâm n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status