Biên soạn phần mềm soạn thảo nhanh một số bài tập Vật lý 11 cơ bản phần điện học - pdf 28

Download miễn phí Biên soạn phần mềm soạn thảo nhanh một số bài tập Vật lý 11 cơ bản phần điện học



Phần Một : Mở đầu .1
1. Lí do chọn đề tài .2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.2
2.1. Mục đích nghiên cứu .2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .3
3.1. Khách thể nghiên cứu .3
3.2. Đối tượng nghiên cứu .3
4. Phương pháp nghiên cứu .3
5. Phạm vi nghiên cứu .3
6. Giả thuyết khoa học .3
7. Đóng góp của đề tài .3
Phần hai : Tổng quan .4
1. Cơ sở lý thuyết.5
1.1. Phương pháp dạy học Vật lí.5
1.2. Sử dụng bài tập trong dạy học Vật lí .5
1.2.1. Vai trò của bài tập trong việc giảng dạy Vật lí ở trường phổ thông .5
1.2.2. Sự cần thiết phải soạn nhiều bài tập của giáo viên .6
2. Chọn lựa bài tập Vật lí để đưa vào phần mềm.6
A. Tóm tắt chương trình Vật lí 11 .6
Chương I : Tĩnh điện học.6
Chương II : Dòng điện không đổi.11
Chương III : Dòng điện trong các môi trường.13





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


được gọi là thuộc tính của đối tượng.
- cách (Method): ngoài thuộc tính là những thông tin chỉ ra tình trạng, các
đối tượng còn có những hành động xử lý liên quan đến chúng. Các hành động liên
quan đến một đối tượng được gọi là cách của đối tượng.
- Biến cố (Event) - Thủ tục xử lý biến cố (Event Sub): biến cố là những thông tin cho
biết những gì đang xảy ra với một đối tượng trong ứng dụng đang chạy. Khi có biến
cố phát sinh đối với một đối tượng thì hệ điều hành Windows sẽ gọi thực hiện các
lệnh có trong thủ tục xử lý biến cố tương ứng.
3.3. Các Control cơ sở
CommanButton: nút lệnh dùng để thực hiện một lệnh, xử lý nào đó khi được chọn.
Trang 18
ComboBox: còn được gọi là hộp danh sách chọn. Control này cho phép người sử
dụng nhập dữ liệu vào ô văn bản hay chọn từ một danh sách các giá trị.
Check Box: control này dùng để thiết kế các mục chọn đối với người sử dụng
trong giao diện của chương trình.
Data: control cho phép kết nối với một CSDL để từ đó có thể truy đến các thành
phần dữ liệu từ màn hình giao tiếp.
Directory Listbox: hiển thị cây thư mục của một ổ đĩa và cho phép người sử dụng
chọn thư mục hiện hành.
Drive Listbox: là hộp combobox trong đó liệt kê tất cả tên có trong hệ thống, nó
được dùng để chọn ổ đĩa.
Frame: control này dùng để nhóm các control điều khiển khác thành một nhóm.
File Listbox: là một listbox trình bày các file trong thư mục nào đó.
Horizontal Scrollbar: thanh cuốn ngang cho ta chọn một số nguyên khi ta di
chuyển con chạy từ giá trị min đến giá trị max.
Image: dùng để hiện thị hình ảnh.
Label: dùng để thêm một chuỗi văn bản trên màn hình giao tiếp. Nội dung của các
Label chỉ có thể được thay đổi bằng các lệnh chương trình.
List Box: dùng để liệt kê một danh sách gồm nhiều mục và cho phép người sử
dụng lựa chọn.
Line: dùng để trình bày một đường thẳng trên Form.
Option Button: giống như checkbox nhưng ta chỉ chọn một trong các Option
Button.
OLE: ole client.
Picture Box: control dùng để hiển thị hình ảnh làm nền trên màn hình giao tiếp.
Pointer: dùng để điều tác các đối tượng sau khi bạn tạo ra chúng.
Shape: dùng để trình bày các hình chữ nhật, hình vuông, hình ellipse, hình tròn
Textbox: còn gọi là hộp văn bản. Dùng để nhập hay xuất thông tin khi chạy
chương trình.
Timer: dùng để xử lý các sự kiện về thời gian.
Vertical Scrollbar: thanh cuốn dọc cho ta chọn một số nguyên khi ta di chuyển
con chạy từ giá trị min đến giá trị max.
Trang 19
3.4. Thuộc tính chung của các control
Thuộc tính tên (Name): đây là thuộc tính dùng để phân biệt các control có trong một
màn hình giao tiếp với nhau.
Hình 1. Màn hình làm việc Visual Basic
Thuộc tính định dạng (Format): đây là những thuộc tính xác định hình thức hiển thị
của các control. Hầu hết các control đều có các thuộc tính định dạng chung được liệt kê như
bảng dưới đây:
Thuộc tính Ý nghĩa
Aligment Canh lề cho nội dung có trong đối tượng (gồm: canh trái, phải, giữa)
Appearance Hiển thị dạng nổi 3D hay không
ForeColor Màu hiển thị của phần nội dung một đối tượng
BackColor Màu nền hiển thị của đối tượng
Font Kiểu định dạng văn bản trong đối tượng
Enabled Sáng hay mờ đối tượng
Visible Ẩn hay hiện đối tượng
Top Vị trí trên của đối tượng
Left Vị trí trái của đối tượng
Project
Explore
Properties
ToolBox Form Layout
Form
Trang 20
Width Độ rộng đối tượng
Height Độ cao đối tượng
ToolTipText Nội dung văn bản ghi chú của đối tượng
Thuộc tính giá trị (Value): hầu hết các control đều có một thuộc tính cho phép chúng
ta truy xuất đến nội dung đang có của những control này. Thuộc tính này còn được gọi là
thuộc tính giá trị và có vai trò rất quan trọng trong những thuộc tính của control. Dưới đây
là bảng liệt kê tên thuộc tính giá trị mặc nhên của những control cơ sở:
Loại Control Thuộc tính giá trị
Lable Caption
Check Box Value
Text Box Text
Combo Box Text
List Box Text
Directory list box Path
Drive list box Drive
File list box FileName
Frame Caption
Option Button Value
Picture Box Picture
Image Picture
Shape Shape
Visual Basic tương tác với người dùng bằng các control thông qua giá trị của thuộc
tính và hoạt động của chương trình phần mềm.
Chẳng hạn, khi phần mềm cần người dùng đưa vào giá trị số nó sẽ được đưa vào một
đối tượng Textbox và phần mềm sẽ nhận giá trị này thông qua thuộc tính Text của Textbox
bởi phát biểu: Textbox.Text
Trang 21
Trang 22
1. Phân loại và giải một số bài tập Vật lí tiêu biểu - phần Điện học
1.1) Phân loại bài tập Vật lí [7]
Theo các phương pháp dạy học Vật lí phổ thông, có nhiều cách để phân loại bài tập
Vật lí. Nếu dựa vào các phương tiện giải, có thể chia bài tập Vật lí thành bài tập định tính,
bài tập tính toán, bài tập thí nghiệm, bài tập đồ thị. Nếu dựa vào mức độ khó khăn của bài
tập đối với học sinh, có thể chia bài tập Vật lí thành bài tập tập dượt và bài tập tổng hợp,
bài tập sáng tạo.
Bài tập có nhiều loại như vậy nên tùy theo từng loại mà có các cách giải phù hợp.
Việc rèn luyện cho học sinh biết cách giải các bài tập một cách khoa học, đảm bảo đi đến
kết quả một cách chính xác là một việc rất cần thiết. Nó không những giúp học sinh nắm
vững kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng suy luận logic, làm việc một cách khoa học và có
kế hoạch.
Như vậy, vai trò của người giáo viên hết sức cần thiết trong việc chọn lựa và hướng
dẫn học sinh làm nhiều loại bài tập trong chương trình học lẫn trong các tài liệu tham khảo.
Điều đó nói lên rằng trong môn Vật lí, bài tập có vai trò rất lớn vì nó là một môn khoa học
tự nhiên, là môn học đòi hỏi phải có sự vận dụng các kiến thức thức lý thuyết vào thực tiễn
giúp cho học sinh có kiến thức sâu hơn và tạo một hứng thú học tập rất tốt cho các em. [7]
1.2) Phương pháp giải bài tập Vật lí [7]
Để phát huy được tác dụng to lớn của bài tập trong dạy học Vật lí, đòi hỏi phải rèn
luyện cho học sinh biết cách giải bài tập một cách khoa học, đảm bảo đi đến kết quả một
cách chắc chắn. Chỉ có áp dụng đúng phương pháp giải bài tập một cách có ý thức ngay từ
đầu và trong suốt quá trình nghiên cứu Vật lí, học sinh mới tránh khỏi tình trạng giải bài tập
một cách mò mẩm, may rủi.
Đa số các bài tập Vật lí, quá trình giải gồm các bước sau :
Bước 1 : Đọc kỹ đầu bài, tìm hiểu ý nghĩa của những thuật ngữ mới, nắm vững đâu là
dữ kiện, đâu là ẩn số cần tìm. Trên cơ sở đó để tóm tắt đầu bài bằng những kí hiệu
và hình vẽ.
- Đọc kỹ đề bài nhằm giúp học sinh hiểu được đề ra và tìm được phương hướng để
giải quyết đề bài. Song không phải mọi học sinh đều nhận thức rõ điều đó và tạo
cho mình thói quen đọc đi đọc lại đề bài nhiều lần trước khi bắt tay vào giải. Thực
tế cho thấy có những học sinh chỉ đọc lướt qua sau đó giải ngay, do đó thường dẫn
đến sai lầm, thiếu sót mà đáng lý ra có thể tránh được nếu biết đọc kỹ đề ra.
- Đọc kỹ đầu bài là nhằm làm cho học sinh hiểu được đầu bài một cách cặn kẽ để có
thể phân tích nội dung bài tập rõ ràng, đúng với hiện tượng, quá trình Vật lí đề cập
đến trong đề ra.
Bước 2 : Phân tích nội dụng bài tập, làm sáng tỏ bản chất Vật lí mô tả trong bài tập.
Bước phân tích này có tác dụng quyết định đến chất lượng của việc giải bài tập Vật lí,
vì thế trong quá trình phân tích cần làm sáng tỏ một số điểm sau đây:
Trang 23
- Bài tập đang giải thuộc loại bài tập nào? Bài tập định tính hay bài tập định lượng,
bài tập đồ thị hay bài tập thí nghiệm . . .
- Nội dung bài tập đề cập đến hiện tượng Vật lí nào? Mối liên hệ giữa các hiện tượng
ra sau và diễn biến như thế nào?
- Đối tượng được xét đang ở trạng thái nào, ổn định hay biến đổi? Những điều kiện ổn
định hay biến đổi là gì?
- Có những đặc trưng định tính, định lượng nào đã biết và chưa biết? Mối liên hệ giữa
các đặt trưng đó liên quan đến những định luật, quy tắc, định nghĩa nào
Bước 3 : Xác định phương hướng và vạch kế hoạch giải.
Có hai phương pháp để giải bài tập Vật lí: phương pháp phân tích và phương pháp
tổng hợp.
- Theo phương pháp phân tích thì việc giải bài tập Vật lí được phân chia ra nhiều giai
đoạn, tạo thành hệ thống các bài tập nhỏ đơn giản hơn. Và ta phải lần lượt đi giải
các bài tập nhỏ đó để tìm ra ẩn số. Theo phương pháp này việc giải một bài tập
được bắt đầu từ ẩn số.
- Theo phương pháp tổng hợp thì việc giải bài tập không bắt đầu từ ẩn số mà bắt đầu
từ dữ kiện của bài toán (hay lập luận) để tiến dần đến ẩn số phải tìm.
Bước 4 : Kiểm tra lời giải và biện luận.
- Để đảm bảo cho tính đúng đắn của lời giải sau khi giải xong cần kiểm tra lại và
phải biện luận để loại bỏ những kết quả không phù hợp với điều kiện của bài toán.
Bước này rất cần thiết, vì nó có thể rèn luyện cho học sinh thói quen và ý thức kiểm
tra kết quả của công việc, đó là phẩm chất quan trọng của người lao động mới.
- Có thể kiểm tra lại bằng cách giải lại cẩn thận từ đầu hay là giải lại nhưng theo
quan điểm và con đường khác: chẳng h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status