Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng số 8 Thăng Long - pdf 28

Download miễn phí Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng số 8 Thăng Long



Trong sản xuất, tiền lương là một yếu tố chi phí, là một bộ phận của kế hoạch lao động nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động. Đối với người lao động, tiền lương cải thiện đời sống, khuyến khích nâng cao tay nghề chuyên môn. Tiền lương mang ý nghĩa đòn bẩy, thúc đẩy kích thích sản xuất phát triển. Hiện nay, Công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương gắn với kết quả lao động của từng người lao động, từng bộ phận:
- Hình thức trả lương theo thời gian: Được áp dụng cho bộ máy quản lý của các xí nghiệp và Công ty, cho các đối tượng công nhân không thể thực hiện trả lương theo sản phẩm hay lương khoán như:công nhân tiếp liệu, bảo vệ. Với hình thức trả lương này, tiền lương căn cứ vào bậc lương và thời gian thực tế làm việc không xét đến thái độ lao động và kết quả công việc. Tuy nhiên, người lao động sẽ được nhận một khoản tiền nếu trong quá trình làm việc người lao động tăng được năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu hay hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao. Đối với bộ máy quản lý ở các xí nghiệp thì tiền lương gắn liền với hiệu quả công việc công trình thi công còn đối với bộ máy quản lý của Công ty thì tiền lương được gắn với giá trị sản lượng của toàn Công ty hoàn thành trong tháng. Mặc dù vậy hình thức này làm suy yếu vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương và duy trì chủ nghĩa bình quân trong tiền lương bởi thời gian làm việc của mọi người được phân bổ bằng nhau tức là người làm không đủ thời gian quy định cũng sẽ nhận được một khoản tiền lương bằng người làm vượt mức thời gian quy định.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h và phát triển trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay thì nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là hết sức cần thiết và là cách sông còn đối với mọi doanh nghiệp.
Chương 2
thực trạng hiệu qủa sản xuất
kinh doanh của công ty xây dựng số 8 Thăng Long
I. Quá trình hình thành, phát triển của công ty xây dựng số 8 Thăng Long
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Tên Công ty: Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long thuộc Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long.
- Địa chỉ trụ sở chính của Công ty: Đường Phạm Văn Đồng (đường Nam Thăng Long) - Huyện Từ Liêm - Thành phố Hà Nội.
- Điện thoại: (04) 8362665 hoặc: (04) 8362666 ; Fax: (04) 8387711
Giám đốc Công ty: ông nguyễn quang tuýnh
- Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long được thành lập năm 1991 theo Luật Công ty (với tiền thân là một đội thợ lặn và xây dựng công trình ngầm trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long - Bộ Xây dựng). Đến năm 1996, Công ty được chính thức thành lập do Bộ trưởng Bộ Giao thông vân tải ký quyết định.
- Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long có khả năng nhân thầu thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, các công trình giao thông, thuỷ lợi và có khả năng thi công các công trình ngầm dưới nước, các công trình ngầm trong lòng đất.
2. Chức năng - nhiệm vụ của công ty
2.1. Cơ cấu tổ chức - quản lý
Hiện nay, bộ máy quản lý của Công ty tổ chức theo mô hình kết hợp của hai cơ cấu trực tuyến - chức năng nhằm phát huy tối đa những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm để đảm bảo cho bộ máy quản lý vừa tinh giản, vừa gọn nhẹ lại vừa có hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý những năm đã qua.
Giám Đốc
Phó giám đốc
Kỹ thuật - vật tư
Phó giám đốc
Tổ chức - hành chính
Phó giám đốc
Kinh doanh
Phòng
Máy thi công
Phòng
Vật

Phòng
Tổ chức
Hành
chính
Phòng
Tài chính kế
Toán
Phòng
Dự
án
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Kế
Hoạch
đội
xây
dựng
số 2
đội
xây
dựng
số 3
đội
xây
dựng
số
đội
xây
dựng
số 7
đội
xây
dựng
số 8
đội
Sửa
Chữa
đội
máy
thi
công
đội
xây
dựng
số 1
sơ đồ cơ cấu tổ chức - quản lý và điều hành của
công ty xây dựng số 8 thăng long
2.2. Chức năng - nhiệm vụ của công ty
Ngày nay, nền kinh tế của Việt Nam đang vận động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp đều chịu sự quản lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô. Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Theo quyết định số 4228/QĐ-BGTVT ban hành ngày 11 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc đổi tên doanh nghiệp Nhà nước và bổ sung, quy định chức năng - nhiệm vụ cho công ty Xây dựng số 8 Thăng Long thì công ty Xây dựng số 8 Thăng Long có một số chức năng - nhiệm vụ chủ yếu sau:
2.2.1. Chức năng
- Xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, cầu, cảng.
- Xây dựng công trình dân dụng.
- Xây dựng công trình công nghiệp.
- Xây dựng công trình điện đến cấp III.
- Nạo, vét, đào kênh, mương, lòng sông, cảng biển...
- Thi công các công trình xây dựng, giao thông thuỷ lợi bằng phương pháp khoan nổ mìn trên cạn và dưới nước
- Lặn phục vụ, thi công các công trình ngầm dưới nước và trong lòng đất (lặn khảo sát thăm dò, thanh thải chướng ngại vật để phục vụ thi công)
- Hàn cắt và hàn cắt dưới nước, xây dựng công trình ngầm dưới nước và trong lòng đất.
- Đào, đắp đất, đá, san, lấp mặt bằng, tạo bãi.
- Trục vớt các phương tiện thủy nội địa chìm đắm trong lòng sông, hồ.
- Xây dựng công trình giao thông: cầu cảng, đường ôtô (bao gồm: đường nhựa, đường bê tông...)
- Xây dựng đường dây trạm điện đến 100 KV
2.2.2. Nhiệm vụ
- Xây dựng nhà ở theo quy hoạch, kế hoạch giao thầu trực tiếp của ngành và Tổng công ty Xây dựng Thăng Long
- Nhận thầu xây dựng, cải tạo, sửa chữa (kể cả trang trí nội thất) lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, điện hạ thế trong và ngoài nhà đối với các công trình công nghiệp dân dụng và nhà ở đến quy mô do cấp tỉnh, thành phố trực thuộc hội đồng bộ trưởng, các bộ và các cơ quan ngang bộ - xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật và thẩm kế.
- Được liên doanh với các tổ chức kinh tế khác, có tư cách pháp nhân và chuyên môn phù hợp với ngành nghề xây dựng cơ bản để làm tổng thầu các công trình lớn cho cấp Nhà nước xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật và thẩm kế.
- Được tổ chức sản xuất và gia công các cấu kiện kết cấu thép, bê tông cốt thép và kết cấu gỗ phục vụ yêu cầu công tác xây lắp phù hợp với chuyên nghành.
- Liên doanh liên kết với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, có tư cách pháp nhân để nhận thầu các công trình xây dựng, thực hiện các dự án đầu tư với mọi thành phần kinh tế theo quy hoạch được duyệt trong khuôn khổ luật pháp quy định.
- Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình giao thông đường bộ, công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ.
- Lập, quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản để phát triển các đô thị, khu phố mới và các công trình đô thị khác.
- Được liên doanh, liên kết với các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước để phát triển sản xuất và thực hiện các đề án đầu tư của Công ty.
- Được phép tham gia dự thầu các công trình xây dựng, dân dụng, thuỷ lợi trong và ngoài nước.
II. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hiệu qủa sản xuất kinh doanh của công ty
1. Đặc điểm thị trường của Công ty
Xây dựng là một lĩnh vực có thị trường rất rộng lớn, có tiềm nhiều năng để phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong thời gian vừa qua, nhờ các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài cũng như trong nước, ngành Xây dựng đã thực hiện khối lượng xây dựng cơ bản rất lớn, đó là những tác nhân góp phần cho lĩnh vực xây dựng nói chung được nâng cao cả về chất lượng và số lượng.
Sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế thị trường hiện nay đã đặt ra thách thức không nhỏ cho Công ty Xây dựng số 8 Thăng Long trong việc duy trì và tìm kiềm và chiếm lĩnh thị trường. Chính vì lẽ đó mà đòi hỏi và đặt ra yêu cầu rất lớn cho Công ty làm sao đứng vững và phát triển trên thị trường trong bối cảnh có sự cạnh tranh với nhau quyết liệt nhằm chiếm lĩnh thị trường.
Với bề dày kinh nghiệm và uy tín trong nghành xây dựng của thủ đô đã nhiều năm, Công ty Xây dựng số 8 thăng Long đã nắm bắt được lợi thế này để tạo dựng cũng như nâng cao tầm hoạt động trên thị trường sẵn có này. Không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, trong những năm gần đây, Công ty đã tranh thủ mở rộng thị trường sang các nước khác trong khu vực như: CHNCNN Lào, Campuchia, Trung Quốc, Đài Loan,...
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, Công ty không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Nhưng trong nhiều năm qua Công ty chỉ mới thi công những công trình của số đông khách hàng không đòi hỏi yêu cầu khắt khe về kỹ thuật và chất lượng.
Chỉ vài năm trở lại đây khi yêu cầu xây dựng thủ đô hiện đại phải có những công trình đòi hỏi kỹ thuật và chất lượng rất cao cũng như quy mô lớn thì Công ty bắt đầu chú trọng phát triển sang khu vực thị trường này. Thêm vào đó, như trên đã nói, Công ty cũng không xem nhẹ việc mở rộng và xâm nhập sang thị trường của các nước trong khu vực.
2. Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị
Đặc điểm về công nghệ, máy móc thiết bị trong xây dựng là một trong những yếu tố quan trọng nói lên năng lực sản xuất cuả xí nghiệp. Muốn tăng hiệu quả cũng như chất lượng các công trình thì phải có hệ thống máy móc thiết bị thi công hiện đại và máy móc thiết bị đó phải phù hợp với năng lực tài chính cũng như trình độ sử dụng của cán bộ, công nhân kỹ thuật thì máy móc thiết bị đó mới thực sự có hiệu quả.
Nắm bắt được tầm quan trọng của máy móc thiết bị xây dựng trong việc bảo đảm tiến độ thi công các công trình, Công ty xây dựng số 8 Thăng Long đã trang bị cho mình một số máy móc thiết bị tiên tiến nhằm đáp ứng được yêu cầu trong tình hình kinh doanh mới của Công ty.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, hàng năm vốn đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị của Công ty là khá lớn: Năm 1999 là 459 tỷ đồng; năm 2000 là 1.279 tỷ đồng; năm 2001 là 817 tỷ đồng. Khoảng 60% thiết bị thi công là loại tốt, được đầu tư trang bị từ sau năm 1998, trong đó có nhiều thiết bị thi công hiện đại của các nước phương Tây. Chiến lược của Công ty trong những năm tới là sẽ đổi mới một số thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất thi công công trình như: Máy phun vữa, máy nghiến đá, máy luồn cáp,... để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường như hiện nay.
3. Đặc điểm về lao động
Trong bất cứ một nghành nghề nào thì yếu tố lao động cũng là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng bậc nhất. Lao động là nguồn gốc sáng tạo ra sản phẩm, là nhân tố quyết định nhất của lực lượng sản xuất. Nhờ có lao động và thông qua các phương tiện sản xuất mà các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu có thể kết hợp với nhau tạo ra thực thể sản phẩm. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng rất lớn vào yếu tố lao động và chất lượng lao động. Dưới đây là các thống kê sơ bộ:
Biểu 2: Chất lượng cán bộ chuyên môn
Số TT
Cán bộ chuyên môn
Số lượng
Theo thâm...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status