Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG. 3
1.1. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI: 3
1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ GIÁO DỤC VÀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 3
1.1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI: 7
1.1.3 CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 10
1.1.3.1. CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 11
1.1.3.2. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 13
1.2. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 16
1.2.1. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GDPT: 16
1.2.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NSNN CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 18
CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI: 28
2.1 VÀI NÉT VỀ GIÁO DỤC THỦ ĐÔ: 28
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 30
2.2.1. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GDPT Ở HÀ NỘI: 30
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 37
2.3.1. CÔNG TÁC LẬP, PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 37
2.3.2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CẤP PHÁT, THANH TOÁN VÀ KIỂM SOÁT CÁC KHOẢN CHI NSNN CHO GDPT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 39
2.3.3. CÔNG TÁC QUYẾT TOÁN CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 42
2.4. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 43
2.4.1. HIỆU QUẢ VÀ LỢI ÍCH ĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC: 43
2.4.2. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN: 44
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 49
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC: 49
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 51
3.2.1. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC: 51
3.2.2. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC: 52
3.2.3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CẤP PHÁT, THANH TOÁN VÀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 53
3.2.4. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUYẾT TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG: 54
3.2.5. TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN NGOÀI NGÂN SÁCH ĐỂ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI: 55
3.2.6. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC: 57
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP: 58
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


dự toán cấp trên, đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính cùng cấp phải gửi kèm theo các báo cáo sau đây:
+ Bảng cân đối tài khoản cuối ngày 31 tháng 12 và bảng cân đối tài khoản sau khi kết thúc thời gian chỉnh lý quyết toán.
+ Báo cáo thuyết minh quyết toán năm; thuyết minh quyết toán phải ghi rõ nguyên nhân đạt, không đạt hay vượt dự toán được giao theo từng chỉ tiêu và những kiến nghị nếu có.
Báo cáo quyết toán năm, gửi cấp có thẩm quyền phê duyệt, thẩm định phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước cùng cấp về tổng số và chi tiết.
Báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán không được quyết toán chi lớn hơn thu.
Cấp dưới không quyết toán các khoản kinh phí uỷ quyền của ngân sách cấp trên vào báo cáo quyết toán ngân sách cấp mình.
Trình tự lập, gửi, xét duyệt báo cáo chi ngân sách Nhà nước đối với đơn vị dự toán quy định như sau:
- Sau khi kết thúc công tác khoá sổ kế toán cuối ngày 31 tháng 12, số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị phải bảo đảm cân đối và khớp đúng với chứng từ thu, chi ngân sách của đơn vị và số liệu của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước về tổng số và chi tiết; trên cơ sở đó đơn vị dự toán lập báp cáo quyết toán.
- Ngoài biểu mẫu báo cáo quyết toán năm theo qui định của Bộ trưởng Bộ Tài chính, đơn vị dự toán còn phải gửi kèm báo cáo chi tiết về các loại hàng hoá, vật tư tồn kho, tồn quỹ tiền mặt, số dư tài khoản tiền gửi của đơn vị dự toán đã được xử lý theo quy định tại điều 73 và 74 của Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 của Chính phủ.
- Sau khi nhận báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới, thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm xét duyệt và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp dưới. Trong phạm vi 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo xét duyệt quyết toán, đơn vị dự toán cấp dưới phải thực hiện xong những yêu cầu trong thông báo xét duyệt quyết toán.
Mỗi lần quyết toán là một lần rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, từ đó khắc phục mặt yếu kém để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả công tác và trình độ quản lý tài chính. Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực. Nội dung trong báo cáo quyết toán phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo đúng mục lục ngân sách.
Các Sở tài chính sẽ tổng hợp tình hình thực hiện ngân sách từ các phòng tài chính và Sở giáo dục đào tạo trên địa bàn của các Thành phố, các Tỉnh mình và báo cáo định kỳ cho Bộ Tài Chính.
Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cho giáo dục phổ thông:
Mức tăng trưởng của nền kinh tế và quan hệ phân phối NSNN:
Sự tăng trưởng của một quốc gia nhanh hay chậm được thể hiện qua thu nhập quốc dân cao hay thấp. Khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng chậm, thu nhập quốc dân còn thấp thì điều này dẫn đến nguồn thu của NSNN sẽ hạn chế. Nếu nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, mức động viên vào NSNN lớn và thuận lợi thì nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục sẽ cao hơn là một tất yếu.
Chương trình phát triển giáo dục đào tạo của đất nước.
Sự phát triển giáo dục phụ thuộc rất lớn vào chương trình phát triển giáo dục đào tạo của đất nước. Số lượng chương trình mục tiêu nhiều thì số lượng ngân sách đầu tư cho giáo dục cũng đồng thời tăng để đảm bảo tiến trình thực hiện các chương trình. Tuỳ vào tầm quan trọng của các chương trình, cũng như yêu cầu về thời gian thực hiện, hoàn thành mà mức độ và số lượng ngân sách dành cho các chương trình đó có sự khác nhau và có sự khác biệt giữa mức chi ngân sách qua các năm.
Thực trạng của ngành giáo dục:
Số lượng học sinh mỗi cấp học, số lượng giáo viên của ngành giáo dục là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi NSNN cho giáo dục phổ thông. Với chủ trương miễn học phí với cấp học tiểu học, và mức khung học phí hiện hành thì số học sinh sẽ ảnh hưởng đến mức kinh phí dành cho giáo dục do phụ thuộc vào mức đầu tư ngân sách nhà nước cho mỗi học sinh. Và số lượng giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khoản ngân sách dành cho mục tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương trong công tác quản lý chi NSNN.
Ngoài ra, thì thực trạng về cơ sở vật chất của các trường học cũng là nhân tố không kém phần quan trọng. Nếu cơ sở vật chất của các trường còn tốt, hiện đại thì khoản chi cho xây dựng cơ bản; mua sắm, sửa chữa tài sản thiết bị sẽ giảm kéo theo chi NSNN cho giáo dục sẽ giảm và ngược lại.
Tốc độ tăng dân số của đất nước.
Tốc độ dân số tăng nhanh đồng nghĩa với việc số lượng học sinh đến trường sẽ tăng lên dẫn đến phải tăng thêm số lượng trường, lớp , giáo viên đảm bảo điều kiện học tập của số học sinh này. Điều này, đòi hỏi số lượng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tăng. Những quốc gia có tốc độ tăng dân số nhanh thì lượng ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu đầu tư cho giáo dục của người dân sẽ lớn.
Tình hình hợp tác quan hệ quốc tế về giáo dục của quốc gia.
Quan hệ hợp tác quốc tế về lĩnh vực giáo dục ảnh hưởng không nhỏ tới ngân sách Nhà nước chi cho ngành giáo dục. Các mối quan hệ này sẽ tác động trực tiếp tới số lượng vốn ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục, góp phần thay đổi tỷ trọng trong mối quan hệ giữa chi NSNN và các khoản đóng góp ngoài ngân sách cho giáo dục phổ thông.
Các nhân tố khác như: biến động về kinh tế, chính trị, xã hội; khả năng, trình độ của các cán bộ ngành giáo dục cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chi NSNN cho giáo dục phổ thông.
Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN cho giáo dục phổ thông có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí nội dung và cơ cấu các khoản chi của NSNN cho giáo dục phổ thông một cách khách quan phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Tóm lại:
Chương I của chuyên đề đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung về giáo dục phổ thông, chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông và công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục phổ thông. Xuất phát từ tầm quan trọng của giáo dục phổ thông đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và sự phát triển của đất nước cho thấy mức độ cần thiết phải đầu tư cho lĩnh vực này. Chi giáo dục phổ thông đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển giáo dục của mỗi vùng, miền, mỗi quốc gia và đây là khoản chi chịu rất nhiều các nhân tố trong đó có cả các nhân tố chủ quan và khách quan.
CHƯƠNGII: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI:
2.1 VÀI NÉT VỀ GIÁO DỤC THỦ ĐÔ:
Bước vào thế kỷ 21 giáo dục Việt Nam đã trải qua 15 năm đổi mới và thu được những thành quả quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hoá các hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường. Trình độ dân trí được nâng cao, chất lượng giáo dục được cải biến bước đầu. Cùng với bước phát triển của giáo dục cả nước, giáo dục Thủ đô Hà Nội cũng đang vững bước trên chặng đường đi của mình với rất nhiều thành công. Là trung tâm, trái tim của cả nước và là nơi ngàn năm văn hiến với trường đại học đầu tiên của nước ta – Quốc Tử Giám thì giáo dục luôn là lĩnh vực giành được sự ưu ái đặc biệt, sự quan tâm lớn lao của tất cả mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô và thực sự được coi là quốc sách hàng đầu.
Với sự quan tâm sâu sắc của các ngành, các cấp cũng như của tất cả người dân giáo dục Thủ đô Hà nội nói chung và của giáo dục phổ thông nói riêng đã gặt hái được những thành tựu to lớn.:
Đối với bậc tiểu học: ngành giáo dục của Thủ đô đã duy trì và nâng cáo chất lượng kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, học đúng độ tuổi, đã huy động được 99,9% trẻ vào lớp 1, không có học sinh bỏ học, tỷ lệ học sinh lưu ban thấp – 0,05%; 2187 trẻ khuyết tật còn sức khoẻ được lên lớp(chiếm72,2% trẻ khuyết tật).
Việc triển khai đại trà chương trình, sách giáo khoa mới ở khối lớp 1,2,3 được thực hiện nghiêm túc. Ở các khối 4,5 tiếp tục thực hiện nội dung chương trình đảm bảo chất lượng giảng dạy, tránh quá tải và hạ thấp yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng với học sinh. Các đơn vị tham gia thử nghiệm chương trình tiểu học năm 2000 một số môn ở khối 4,5 được quan tâm chỉ đạo.
Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt 88,5%(tăng 1,8%) ở 260 trường(đạt 95,6%). Cơ bản các trường đã tổ chức có nề nếp dạy học 2 buổi/ngày.
Kết quả xếp loại đạo đức, văn hoá của học sinh so với năm học trước tiếp tục được giữ vững:
+ Về xếp loại đạo đức: 98,2% xếp loại tốt hay đạt yêu cầu
+ Về văn hoá:
* Môn Tiếng Việt:44,75% giỏi, 44,53% khá
* Môn Toán: 62,35% giỏi, 28,93% khá
- Bậc Trung học phổ thông:
Quy mô phát triển được giữ vững, đã huy động 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6, số học sinh THCS,THPT tăng hơn so với năm học trước. Năm học 2004 – 2005 thành lập thêm 1 trường THPT, nâng số trường THPT công lập lên 41 trường; có 23 trường thực hiện thí điểm hoà nhập hệ A và hệ B(tăng 16 trường) và 7 trường thực hiện thí điểm phân ban. Số học sinh bỏ học cấp THCS:0,03%(48 em), THPT:0,1%(103 em).
Các đơn vị có nhiều biện pháp quản lý, chỉ đạo chặt chẽ việc thực hiện chương trình, công tác phân ban thí điểm ở lớp 10,11 được các trường chuẩn bị tốt. Thực hiện nghiêm túc chương trình lớp 9 thí điểm (vòng 2) tại quận Cầu Giấy. Các trường đã chủ động và thực hiện tốt việc dạy các môn tự chọn. Ba trường THPT là Việt Ba,...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status