Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) tại Công ty TNHH Vinh Ánh - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) tại Công ty TNHH Vinh Ánh



MỤC LỤC
 
Danh mục chữ viết tắt 4
Danh mục bảng biểu 5
Lời mở đầu 6
Chương 1. Lý luận chung về hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp 8
1.1.Khái quát về tài sản cố định của doanh nghiệp 8
 1.1.1.Khái niệm và phân loại doanh nghiệp 8
 1.1.2.Tài sản cố định của doanh nghiệp 10
 1.1.2.1.Khái niệm 10
 1.1.2.2.Phân loại tài sản cố định 11
1.2.Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp 14
 1.2.1.Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp 14
 1.2.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp 15
1.3.Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp 17
 1.3.1.Nhân tố chủ quan 17
 1.3.2.Nhân tố khách quan 20
Chương 2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty TNHH Vinh Ánh 22
2.1.Khái quát về công ty TNHH Vinh Ánh 22
 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 22
 2.1.2.Cơ cấu tố chức 23
 2.1.3.Kết quả hoạt động chủ yếu của công ty 29
2.2.Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty 36
 2.2.1.Thực trạng tài sản cố định của công ty 36
 2.2.2.Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty 42
2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty 47
 2.3.1.Thành tựu 47
 2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân 48
 2.3.2.1.Hạn chế 48
 2.3.2.2.Nguyên nhân 50
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty TNHH Vinh Ánh 51
3.1. Định hướng phát triển của công ty 51
 3.1.1.Mục tiêu chủ yếu thời gian tới 51
 3.1.2. Định hướng phát triển của công ty 52
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty 52
 3.2.1. Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ 52
 3.2.2. Tăng cường đổi mới công nghệ, quản lý sử dụng và bảo quản TSCĐ 54
 3.2.3. Thanh lý, xử lý các TSCĐ không dùng đến 56
 3.2.4. Tận dụng năng lực của TSCĐ trong Công ty 57
 3.2.5. Lựa chọn nguồn tài trợ dài hạn hợp lý 58
 3.2.6. Hoàn thiện công tác kế toán tài chính TSCĐ 59
 3.2.7. Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong Công ty 61
3.3. Kiến nghị 63
Kết luận 66
Tài liệu tham khảo 67
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ĩ thuật: Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật của công ty.
Các nhiệm vụ chính:
+ Hoạch định kế hoạch, chiến lược đầu tư sản xuất kinh doanh ngắn hạn của công ty trình Giám đốc quyết định, tham mưu cho Giám đốc về những vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng, theo dõi kiểm tra , cập nhật các tài liệu thông tin, số liệu kĩ thuật...
+ Thẩm định phương án kinh doanh, chiết tính giá thành...
+ Kiểm tra về mặt số lượng, tỷ trọng các hao phí đầu tư cho công trình làm cơ sở pháp lý cho phòng Tài chính kế toán thanh quyết toán công trình.
+ Soạn thảo, quản lý, lưu trữ các phương án, luận chứng kinh tế, kĩ thuật, hợp đồng kinh tế, quyết định bổ nhiệm chủ nhiệm công trình và thành lập Ban chỉ huy công trường, và các văn bản, tài liệu liên quan đến lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật thương mại...
+ Kiểm tra , giám sát về kĩ thuật, chất lượng công trình.
+ Lập báo cáo tiền khả thi, lập dự án khả thi, thiết kế kĩ thuật và hoàn tất các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức triển khai, thi công và kinh doanh sản phẩm công trình dự án được phê duyệt.
- Phòng Tổ chức-hành chính: Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực tổ chức nhân sự và quản lý hành chính, pháp chế thanh tra.
Nhiệm vụ cụ thể bao gồm:
+ Quản lý thực hiện chế độ lao động, nhân sự, tiền lương, bảo hiểm và các chế độ khác theo đúng chế độ của Nhà Nước ban hành, chủ động hay đề xuất với lãnh đạo giải quyết những phát sinh trong khi thực hiện công tác. Giải quyết đơn khiếu nại tố cáo theo quy định của Nhà nước trong phạm vi công ty.
+ Quản lý các hoạt động tài chính của công ty.
+ Quản lý toàn bộ trang thiết bị, phương tiện văn phòng của công ty, phối hợp với các phòng ban chức năng chủ động đề xuất với Giám đốc việc sửa đổi , thay thế hay sắm mới nếu cần thiết.
+ Tập hợp lịch công tác hàng tuần, hàng tháng của Giám đốc, các Phó Giám đốc; chuẩn bị tổ chức các cuộc họp, hội nghị, tiếp khách theo định kì hay đột xuất.
+ Soạn thảo lưu trữ, hồ sơ các văn bản hành chính công ty.
+ Tổ chức tập huấn, huấn luyện an toàn lao động, hướng dẫn các thủ tục về an toàn lao động và giải quyết các vấn đề an toàn lao động.
+ Thẩm định các văn bản trong phạm vi quản lý của phòng.
+ Điều động xe đưa cán bộ đi công tác...
- Phòng kinh doanh: Tham mưu và giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh.
Nhiệm vụ cụ thể là:
+ Xây dựng và lập kế hoạch theo tháng, quý.
+ Báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh năm cũ, dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm tới trên các mặt: tổng doanh thu, lợi nhuận, chi phí...
+ Chuẩn bị các thủ tục pháp lý để kí kết hợp đồng kinh tế, hàng hoá vật tư.
- Phòng tài chính- kế toán: Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực chiến lược quản lý tài chính của công ty theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và quy chế của công ty.
Nhiệm vụ cụ thể:
+ Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
+ Kiểm tra, giám sát các khoản thu- chi tài chính, các nghiệp vụ thu, nộp thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.
+ Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của công ty.
+ Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
+ Làm việc với các cơ quan Nhà nước liên quan tới công tác tài chính kế toán .
- Các tổ đội sản xuất
Hiện tại công ty có 3 đội xây dựng 01 đội xe, 01 đội máy.
- Mỗi tổ đội xây dựng có nhiệm vụ thu thập thông tin, chỉ thị của công ty, có thể tự liên hệ kí kết hợp đồng và trực tiếp thi công các công trình theo hợp đồng đã kí kết. Các tổ đội sản xuất được quyền hạch toán độc lập với nhau và chịu sự giám sát quản lý của công ty.
- Các bộ phận khác, các tổ chức đoàn thể
+ Các bộ phận khác: công ty lập ra các bộ phận giúp việc này tuỳ theo tính chất công việc và nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh, mà các bộ phận này có thể được lãnh đạo công ty duy trì hoạt động thường xuyên hay theo vụ việc.
+ Các tổ chức đoàn thể :công ty có các tổ chức gồm : Công đoàn , Đoàn thanh niên ...
Các tổ chức này hoạt động tuân thủ theo quy chế của công ty và phù hợp với pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo cho cán bộ công nhân viên công ty có đời sống tinh thần và vật chất ổn định. Đoàn kết gắn bó để phát huy tối đa nội lực phục vụ cho lợi ích của công ty.
Kinh phí hoạt động cho các tổ chức đoàn thể do chính tổ chức huy động từ nguồn thu đoàn phí, các nguồn thu hợp pháp khác và sự hỗ trợ của công ty trên cơ sở đề xuất được lãnh đạo công ty phê duyệt .
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty
2.1.3.1 Tình hình tài chính
Trước hết chúng ta hãy xem xét sự biến động về tài sản của công ty qua một số năm.
Bảng 1: Bảng biến động tài sản của công ty giai đoạn 2005-2007
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Nội dung
2005
2006
2007
1.Tài sản cố định
2.250
1.890
1.524
2.Tài sản lưu động
6.574
8.215
10.236
3.Tổng tài sản
8.824
10.867
13.157
4.Doanh thu
17.560
20.756
25.124
( Nguồn: Báo cáo Tài chính – Phòng Tài chính kế toán)
Ta nhận thấy rằng tỷ lệ: Tài sản cố định(TSCĐ)/ tổng tài sản(TS),và tài sản lưu động(TSLĐ)/tổng tài sản(TS), các năm như sau:
+ Năm 2005: TSCĐ/TS =25,49%
TSLĐ/TS =74,5%
+ Năm 2006: TSCĐ/TS =17,39%
TSLĐ/TS =75,59%
+ Năm 2007: TSCĐ/TS =11,58%
TSLĐ/TS =77.79%
Sở dĩ tỷ lệ TSLĐ chiếm đa số trong tổng tài sản là vì do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là xây dựng cơ bản. Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Tuy vậy ta thấy năm 2005 TSCĐ còn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng tài sản (25,49%) thì đến năm 2006, 2007 con số này đã giảm dần từ 17,39% xuống còn 11,58%. Điều đó chứng tỏ rằng một phần do gía trị TSCĐ bị hao mòn dần qua các năm và đồng thời cũng do gíá trị TSLĐ tăng lên nhanh chóng. Năm 2005 gía trị TSLĐ chỉ hơn 6.574 Triệu đồng nhưng đã tăng lên 8.215 Triệu đồng năm 2006 và 10.236 Triệu đồng năm 2007. Đó là một điều đáng mừng của công ty, bởi vì nó cho thấy công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Thể hiện rõ nhất qua việc tăng trưởng nhanh chóng của doanh thu.
Năm 2005 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty chỉ là 17.560 Triệu đồng thì đến năm 2006 con số này đã là 20.756 Triệu đồng, đến năm 2007 đã tăng lên đến 25.124 Triệu đồng.
Để xem xét kĩ hơn tình hình tài chính của công ty chúng ta hãy xem xét bảng dưới đây:
Bảng 2: Tình hình tài chính của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Stt
Nội dung
Năm
2005
2006
2007
1
Vốn chủ sở hữu
2.515
3.035
3.500
2
Các khoản phải nộp ngân sách
871,5
1.081,5
1.439,3
3
Nợ phải thu
11.056
16.564
14.246
4
Nợ phải trả
8.647
11.354
12.586
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Vinh Ánh
Với bảng trên ta có thể thấy : nguồn vốn chủ sở hữu là do hình thành từ
các nguồn vốn như vay ngắn hanh ngân hàng, vay dài hạn ngân hàng, vốn góp
của các cổ đông, vốn liên doanh liên kết.
Các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng: từ trên 11 tỷ năm 2005 tăng lên hơn 16 tỷ năm 2006. Cho nên công ty cũng cần có biện pháp để đòi nợ, tránh tình trạng nợ dây dưa quá dài, gây tình trạng thiếu vốn cho chính mình.
Bên cạnh các khoản phải thu tăng lên đó thì khoản nợ phải trả của công ty cũng tăng rất nhanh. Sự vay vốn mở rộng sản xuất là một tất yếu với công ty.
Tuy vậy công ty cần có biện pháp để kiểm soát khoản nợ đó, tránh tình trạng không trả được dẫn đến phá sản.
2.1.3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Để đánh giá một cách tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, chúng ta có thể theo dõi bảng : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm: 2005, 2006, 2007
Bảng 3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Năm
2005
2006
2007
1. Doanh thu hàng bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ
01
17.560
20.756
25.124
2. Các khoản giảm trừ (03=04+05+06+07)
+ Chiết khấu thương mại
+ Giảm giá hàng bán
+ Hàng bán bị trả lại
+Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo pp trực tiêp
03
04
05
06
07
235
253
281
3. Doanh thu thuần về bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ(10=01-03)
10
17.325
20.503
24.843
4. Giá vốn hàng bán
11
14.022
16.142
19.505
5. Lợi nhuận gộp bán hàng và CCDV (20=10-11)
20
3.303
4.361
5.338
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
12
17
21
7. Chi phí tài chính
22
450
590
720
8. Chi phí quản lý DN
24
2.255
2.947
3.426
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30=20+21-22-24)
30
610
841
1.213
10. Thu nhập khác
31
11. Chi phí khác
32
150
211
264
12. Lợi nhuận khác (40=31-32)
40
(150)
(211)
(264)
13.Tổng lợi nhuận trước thuế(50=30+40)
50
460
630
949
14. Thuế thu nhập DN phải nộp
51
92
126
189,8
15. Lợi nhuận sau thuế TNDN
60
368
504
759,2
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phòng TC- KT)
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên ta thấy rằng:
Doanh thu tron...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status