Quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam- Thực trạng và giải pháp - pdf 28

Download miễn phí Luận văn Quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam- Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC 3
I- Khái quát chung về quản trị nguồn nhân lực 3
1-Các khái niệm 3
1.1. Khái niệm nguồn nhân lực 3
1.2. Khái niệm quản trị nguồn nhân lực 4
2- Vai trò 5
2.1. Vai trò của nhân lực 5
2.2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực 8
3- Một số triết lý về quản trị nguồn nhân lực 9
3.1. Trường phái cổ điển (tổ chức lao động khoa học) 11
3.2. Trường phái tâm lý- xã hội học (các mối quan hệ con người) 12
3.3. Trường phái hiện đại (khai thác các tiềm năng con người) 13
4- Quản trị nguồn nhân lực là một khoa học, và là một nghệ thuật 16
II- Mục tiêu và các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực 18
1- Các mục tiêu 18
1.1. Mục tiêu của xã hội 18
1.2. Mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp: Là mục tiêu hiệu quả. Các chỉ tiêu đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: 18
1.3. Mục tiêu cá nhân 18
2- Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực 19
2.1. Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực 19
2.2. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 19
2.3. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực 19
III- Nhiệm vụ, nội dung chính và những thách thức chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực 19
1- Nhiệm vụ của quản trị nguồn nhân lực 19
1.1. Nhiệm vụ chính sách 19
1.2. Nhiệm vụ dịch vụ 19
1.3. Nhiệm vụ tư vấn 19
1.4. Nhiệm vụ kiểm tra 19
2- Nội dung chính của quản trị nguồn nhân lực 19
3- Những thách thức của quản trị nguồn nhân lực 19
3.1. Thách thức từ môi trường bên ngoài 19
3.2. Thách thức từ nội bộ doanh nghiệp 19
IV- Quá trình phát triển quản trị nguồn nhân lực 19
1- Sơ lược quá trình phát triển quản trị nguồn nhân lực 19
2- Đặc điểm và kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực của một số nước 19
2.1. Đặc điểm quản trị nguồn nhân lực của Nhật và Mỹ 19
2.2. Kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực ở Singapore 19
2.3. Những bài học kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực của một số nước: 19
3- Đặc điểm và mô hình quản trị nguồn nhân lực của Việt Nam. 19
3.1. Đặc điểm quản trị nguồn nhân lực của Việt Nam 19
3.2. Phác thảo mô hình quản trị nguồn nhân lực ở Việt Nam 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM 19
I- Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 19
1- Quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. 19
2- Khái niệm và tiêu thức phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. 19
3- Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. 19
3.1. Về hình thức sở hữu: 19
3.2. Về quy mô vốn: 19
3.3. Về trình độ quản lý và chất lượng lao động: 19
3.4. Về máy móc thiết bị và công nghệ: 19
3.5. Về thị trường và khả năng cạnh tranh: 19
3.6. Về mặt bằng sản xuất: 19
4 – Những đóng góp của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sự phát triển kinh tế - xã hội. 19
4.1. Đóng góp về kinh tế 19
4.2. Đóng góp cho xã hội. 19
II – Tình hình phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam. 19
1- Số lượng. 19
2- Chất lượng – trình độ. 19
3. Cơ cấu- phân bố. 19
4- Năng suất lao động 19
III- Thực trạng quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 19
1- Thực trạng sự phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 19
1.1. Về lực lượng lao động. 19
1.2. Về đội ngũ quản lý tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 19
2- Thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 19
2.1. Công tác hoạch định nguồn nhân lực 19
2.2. Công tác phân tích công việc và tuyển dụng nhân lực 19
2.3. Công tác đánh giá thành tích 19
2.4. Công tác đào tạo và phát triển 19
2.5 Chế độ đãi ngộ 19
3. Đánh giá chung về công tác quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 19
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM 19
I- Quan điểm và mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 19
1- Quan điểm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 19
2- Mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam giai đoạn 2006- 2010 19
II- Định hướng phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. 19
III- Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 19
1- Thuận lợi và cơ hội phát triển. 19
2- Những khó khăn thách thức chủ yếu 19
3- Tính tất yếu của việc nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 19
VI- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực 19
1- Đặt nhân tố con người ở vị trí trung tâm 19
2- Định hướng cho các quyết định việc làm vào đào tạo của cá nhân và xã hội 19
3- Xây dựng các chính sách phát triển thị trường lao động, bảo đảm cho thị trường lao động thực hiện chức năng điều tiết của mình. 19
4- Xây dựng các chính sách bảo hiểm cho người lao động 19
5- Đưa ra các chính sách khuyến khích đội ngũ cán bộ quản lý 19
6- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà quản trị 19
7- Hoàn thiện công tác phân tích và hoạch định nguồn nhân lực 19
8- Hoàn thiện công tác tuyển dụng 19
9- Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích 19
10- Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển 19
 11- Hoàn thiện chế độ đãi ngộ và lương bổng 19
12- Tạo dựng môi trường văn hoá doanh nghiệp lành mạnh, rõ ràng. 19
13- Giải quyết tốt các mối quan hệ trong doanh nghiệp 19
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


4,7
25,33
Hiện nay, ở nước ta, lực lượng lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu.Hàng năm, trên 60% số việc làm mới được tạo ra trong khu vực nông nghiệp. Trong khi tỷ lệ đóng góp của khu vực này trong GDP đang giảm liên tục thì số lao động vẫn tiếp tục tăng, tạo ra sự dư thừa lao động lớn trong nông nghiệp. Khu vực công nghiệp và dịch vụ tuy có tốc độ tăng việc làm cao, song cũng chỉ thu hút khoảng trên dưới 30% số việc làm mới hàng năm. Đa số việc làm mới trong khu vực dịch vụ tăng ở các dịch vụ giao thông công cộng, bán hàng và du lịch. Lực lượng lao động chủ yếu tập trung tại khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, năm 2006, số lao động tại khu vực này là 38,6 triệu lao động (chiếm 89,14% tổng số lao động cả nước), trong khi khu vực Nhà nước chỉ tập trung 4,07 triệu lao động, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có 0,7 triệu lao động. (Xem bảng11)
Bảng11: Tỷ trọng số lao động làm việc phân theo ngành kinh tế.
(Đơn vị: %)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Kinh tế Nhà nước
9.31
9.34
9.49
9.95
9.88
9.50
9.25
Kinh tế ngoài Nhà nước
90.09
89.72
89.39
88.77
88.60
88.92
89.14
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
0.60
0.94
1.11
1.28
1.52
1.58
1.62
Bên cạnh đó, đa số lao động có tay nghề cao đều tập trung chủ yếu ở các thành thị, các thành phố lớn. Điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều lao động ra trường nhưng lại không có việc làm và thậm chí phải làm những công việc không phù hợp với trình độ. Trong khi đó, tại các vùng nông thôn, lại xảy ra tình trạng thiếu lao động , các doanh nghiệp phải thuê những người lao động có tay nghề kém , thậm chí là không có trình độ. Theo báo cáo tổng kết của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về thực trạng trình độ học vấn , kỹ năng nghề nghiệp của công nhân lao động hiện nay trong cả nước còn khá chênh lệch ở các vùng miền khu vực kinh tế.Tây Nguyên có tới 8,5% công nhân lao động có trình độ tiểu học. Còn bậc trung học phổ thông ở Hà Nội là 76,4%, Thành phố Hồ Chí Minh là 35,79%, Đồng Nai 38,9%, Tây Nguyên 49,8%. Thậm chí nhiều khu công nghiệp ở Tây Nguyên vẫn còn nhiều công nhân lao động còn mù chữ và nhiều nơi công nhân còn tái mù chữ.
Ngoài việc phân bố và sử dụng không hợp lý lao động giữa các vùng, các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, tình trạng lãng phí chất xám dưới nhiều hình thức đang tồn tại khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Đó là do chính sách tiền lương quá thấp, cộng vào đó là việc ăn, ở, đi lại không còn chế độ bao cấp như trước nữa, nên nhiều người được đào tạo ở ngành này, nhưng lại chạy sang ngành khác có thu nhập cao hơn. Cách sử dụng như vậy vừa lãng phí công sức đào tạo mà hiệu quả lại không cao.
Một thực trạng nữa đối với lực lượng lao động Việt Nam đó là hiện tượng “thừa thày, thiếu thợ”. Tỷ số người tốt ngiệp đào tạo theo chuẩn mực của thế giới là: 1 cao đẳng, đại học/ 4 trung cấp chuyên nghiệp/10 học nghề, thì ở nước ta tỷ số tương ứng là 1/ 0,98/3,03 . Đây là một sự mất cân đối trầm trọng trong đội ngũ nguồn nhân lực Việt nam. Hiện nay, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và cơ sở sản xuất cảm giác rất khó khăn trong vấn đề tuyển dụng được người có đủ trình độ. Thậm chí nhiều nơi còn tuyển dụng lao động không có trình độ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến “lỗ hổng” lao động kỹ thuật ở nước ta chính là do vấn đề nhận thức về lao động kỹ thuật chưa đầy đủ. Tâm lý trọng khoa cử, trọng bằng cấp, nên hầu hết học sinh đều lựa chọn đại học vì “vào đại học mới đổi đời” đã dẫn đến tình trạng lớp trẻ không muốn học nghề. Ngược lại ở một số làng nghề kiếm tiền dễ dàng thì lớp trẻ lại có hiện tượng bỏ học:
“Bút nghiên anh quẳng xuống ao
Búa đe anh để võng đào, anh khiêng”
4- Năng suất lao động
Chính vì chất lượng lao động Việt Nam chưa cao nên năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động xã hội (tính bằng GDP theo giá trị thực tế/1 lao động làm việc) năm 2006 của Việt nam là 22,46 triệu đồng /người (trong đó nông lâm nghiệp 7,09 triệu đồng; thủy sản là 24,59 triệu đồng ; công nghiệp 58,25 triệu đồng; xây dựng 26,45 triệu đồng; thương nghiệp 25,29 triệu đồng; khách sạn nhà hàng 45,78 triệu đồng ; vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 36,15 triệu đồng ; văn hóa, y tế, giáo dục27,37 triệu đồng; các ngành dịch vụ khác 57,55 triệu đồng). Nếu chia theo nhóm ngành thì năng suất lao động thuộc nhóm ngành nông, lâm nghiệp thấp nhất, chỉ bằng 1/3 mức năng suất lao động chung của cả nước, chỉ bằng 1/8 mức năng suất lao động của nhóm ngành cao nhất là ngành công nghiệp, và bằng 1/3 mức năng suất lao động của ngành thủy sản.
Năng suất lao động của Việt Nam nếu tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái năm 2006 (bình quân khoảng 15,958 VND/USD) đạt 1,407 USD/ người , còn thấp xa so với mức năng suất lao động năm 2005 của nhiều nước trong khu vực như: Indonesia 2.650 USD; Philippin 2.689 USD; Thái Lan 2.721 USD; Trung Quốc 2.869 USD; Malaysia 12.571 USD; Hàn Quốc 33.237 USD; Singapore 48.162 USD; Brunei 51.500 USD; Nhật Bản 70.237 USD...
Tóm lại,Việt Nam hiện nay đang có cơ cấu dân số trẻ và tỷ lệ người già vẫn còn thấp, cơ cấu này được gọi là cơ cấu vàng. Trình độ văn hóa của người lao động khá cao và trình độ chuyên môn kỹ thuật không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp làm cho năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực. Đây chính là một trở ngại cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Vì vậy, vấn đề nguồn nhân lực và công tác quản trị nguồn nhân lực cần được đầu tư hơn nữa.
Bảng 12: Năng suất lao động xã hội phân theo ngành kinh tế
(tính theo 1.000.000 đ/người)
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
13,56
15,12
17,20
19,62
22,59
Nông nghiệp, lâm nghiệp
4,45
4,94
5,58
6,16
7,09
Thủy sản
15,86
18,19
19,56
21,91
24,59
Công nghiệp
38,31
41,15
45,92
52,87
58,25
Xây dựng
20,68
21,98
23,17
24,89
26,45
Thương nghiệp
17,66
18,38
20,35
21,91
25,29
Khách sạn, nhà hàng
23,98
24,97
29,83
36,73
45,78
Vận tải, kho bãi, thông tin
17,83
20,70
25,29
29,23
36,15
Văn hóa ,y tế, giáo dục
18,78
21,24
22,85
24,23
27,37
Các ngành dịch vụ khác
49,75
51,71
53,87
53,90
57,55
III- THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
1- Thực trạng sự phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang đóng góp một cách đáng kể cho sự phát triển của các nền kinh tế đã phát triển, cũng như đang phát triển trên những phương diện: tạo việc làm và tạo thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.Tại lễ khai mạc Hội nghị bộ trưởng về Doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định:
“Trong quá trình toàn cầu hóa, bên cạnh những thuận lợi lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là ở các nền kinh tế phát triển thấp, đang đứng trước không ít thách thức dưới sức ép của sự cạnh tranh gay gắt, của những biến động khó lường trên thị trường tài chính, tiền tệ và giá cả nguyên nhiên liệu, sự thay đổi quá nhanh về khoa học công nghệ”.
Đứng trước bối cảnh đó thì một trong số những vấn đề bức bách đặt ra cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt nam đó là: phải cải thiện , nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
Vậy thực tế nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phát triển như thế nào?
1.1. Về lực lượng lao động.
Tính đến cuối năm 2005, nước ta đã có đến 109.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ; chiếm 96,7% doanh nghiệp trong cả nước; trong đó các doanh nghiệp có quy mô lao động nhỏ hơn 10 người chiếm đến 60% tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số lao động cả nước, tuy nhiên, đa số trình độ học vấn thấp và tay nghề đều kém. (xem bảng 13)
Bảng 13: Số doanh nghiệp Việt Nam tính đến 31/12/2005
phân theo quy mô lao động
Tổng số
< 10 lao động
10-300
lao động
> 300
lao động
TỔNG SỐ
112952
57822
51516
3614
Doanh nghiệp nhà nước
4086
42
2633
1411
Trung ương
1825
10
932
883
Địa phương
2261
32
1701
528
Doanh nghiệp ngoài nhà nước
105169
57430
46364
1375
Tập thể
6334
3292
2974
68
Tư nhân
34647
23506
11031
110
Công ty hợp danh
37
14
23
0
Công ty TNHH
52506
26133
25682
691
Công ty CP vốn nhà nước
1096
25
814
257
Công ty cổ phần tư nhân
10549
4460
5840
249
Doanh nghiệp có vốn ĐT nước ngoài
3697
350
2519
828
DN 100% vốn nước ngoài
2852
282
1909
661
DN liên doanh với nước ngoài
845
68
610
167
* Hiện nay tại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều tập trung vào khu vực kinh tế tư nhân (chiếm 95% tổng số DNVVN). Vì vậy , các doanh nghiệp vừa và nhỏ mang rất nhiều đặc điểm của khu vực kinh tế tư nhân. Khu vực kinh tế này là khu vực đã gánh chịu nhiều thiệt thòi, không nhận được sự giúp đỡ và các chính sách ưu đãi của nhà nước trong một thời gian dài cho đến tận những năm gần đây. Các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng không đủ khả năng tài chính để cạnh tranh với các...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status