Lao động và việc làm của thị xã Cẩm Phả: Thực trạng và giải pháp giai đoạn 2006- 2011 - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Lao động và việc làm của thị xã Cẩm Phả: Thực trạng và giải pháp giai đoạn 2006- 2011



MỤC LỤC
 Trang
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. 4
I- MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. 4
1. Lao động. 4
2. Sức lao động. 4
3. Nguồn lao động. 5
4. Lực lượng lao động. 6
5. Thị trường lao động. 7
6. Việc làm và thất nghiệp. 8
6.1 Việc làm và phân loại việc làm. 10
6.2 Thất nghiệp. 10
7. Giải quyết việc làm. 13
II- NHU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG XÃ HỘI. 13
III- Ý NGHĨA CỦA GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ CẨM PHẢ. 15
1. Về mặt kinh tế. 15
2. Về mặt chính trị xã hội. 18
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA THỊ XÃ CẨM PHẢ- TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA. 21
I- ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI. 21
1. Đặc điểm tự nhiên. 21
2. Đặc điểm về kinh tế- văn hoá xã hội. 21
3. Đặc điểm dân số- nguồn lao động. 24
II- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở THỊ XÃ CẨM PHẢ- TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN TỚI. 28
1. Cơ cấu lao động. 28
1.1 Trước thời kỳ cải cách kinh tế. 28
1.2 Thời kỳ cải cách kinh tế đến nay. 28
2. Chất lượng lao động. 29
3. Tình hình thực hiện chính sách lao động- việc làm cho người lao động ở thị xã Cẩm Phả. 30
3.1 Thực hiện chính sách về việc làm và tuyển lao động. 32
3.2 Thực hiện chính sách về hợp đồng lao động. 33
3.3 Thực hiện chính sách đối với lao động nữ. 34
3.4 Thực hiện chính sách về Bảo hiểm xã hội. 35
3.5 Thực hiện các chính sách khác. 36
3.6 Những tồn tại trong việc thực hiện chính sách đối với người lao động. 37
4. Tình hình lao động chưa có việc làm. 40
5. Tình hình giải quyết việc làm của thị xã Cẩm Phả. 40
5.1 Kết quả thực hiện giải quyết việc làm của thị xã Cẩm Phả. 41
5.2 Kết luận về giải quyết việc làm của thị xã Cẩm Phả trong những năm qua. 47
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở THỊ XÃ CẨM PHẢ- TỈNH QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN TỚI. 51
I- DỰ BÁO DÂN SỐ, LAO ĐỘNG VÀ CÂN ĐỐI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG. 51
1. Dự báo quy mô dân số và khả năng cung lao động đến năm 2011. 51
2. Dự báo nhu cầu sử dụng lao động. 51
3. Cân đối sử dụng lao động. 51
II- QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM. 54
1. Quan điểm. 55
2. Mục tiêu giải quyết việc làm. 57
2.1 Mục tiêu chung. 57
2.2 Mục tiêu cụ thể. 57
2.3 Hướng phân bổ lao động và giải quyết việc làm vào các ngành kinh tế. 58
3. Nhiệm vụ giải quyết việc làm. 59
III- GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở THỊ XÃ CẨM PHẢ. 60
1. Thực hiện có hiệu quả chiến lược Dân số- KHHGĐ. 61
2. Các giải pháp trong lĩnh vực đào tạo nghề. 62
3. Các giải pháp trong lĩnh vực lao động việc làm. 64
3.1 Phát triển thị trường lao động. 64
3.2 Thực hiện có hiệu quả dự án về đào tạo nghề và giải quyết việc làm. 65
3.3 Đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác giải quyết việc làm. 65
3.4 Hình thành và xây dựng trung tâm việc làm, tổ chức hội chợ, chợ phiên việc làm. 66
3.5 Phối hợp, phát huy nguồn lực xã hội hoá cho chương trình. 66
3.6 Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề và giải quyết việc làm. 66
3.7 Công tác đánh giá, chế độ thông tin, triển khai thực hiện. 67
4. Một số giải pháp khác của thị xã. 68
4.1 Mở rộng đa dạng hoá các hoạt động thương mại dịch vụ. 69
4.2 Xây dựng mạng lưới thông tin về thị trường lao động. 69
5. Giải pháp chính sách hỗ trợ của Tỉnh, Chính phủ. 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hội, Bảo hiểm y tế, điều kiện lao động và An toàn lao động, các chế độ phúc lợi về vật chất và tinh thần, chăm sóc sức khoẻ vv... Đồng thời cũng đã tạo điều kiện cho lao động nữ thực hiện tốt công tác xã hội cùng với việc thực hiện tốt các chính sách đối với lao động nữ.
3.4 Thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội:
Thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội là một trong những vấn đề được người lao động đặc biệt quan tâm. Thời kỳ trước năm 1994 khi Bộ luật lao động và các chính sách về Bảo hiểm xã hội ra đời việc thực hiện giải quyết chế độ cho người lao động khi hết tuổi lao động về nghỉ chế độ hưu trí hay còn trong tuổi lao động nghỉ chế độ mất mức lao động, nghỉ thôi việc và các chính sách xã hội khác theo Nghị định 236/HĐBT ngày 15/8/1985 của Hội đồng bộ trưởng ( nay là Chính phủ ) thực hiện còn lỏng lẻo, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp còn ỷ lại rất nhiều vào ngân sách Nhà nước, sự tham gia đóng góp còn rất ít. Kể từ khi Bộ luật lao động ra đời, tiếp theo đó Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội; Thông tư số 06/TT-LĐTBXH ngày 04/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh xã hội hướng dẫn thi hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội, việc thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội cho người lao động từng bước được quản lý chặt chẽ. Trách nhiệm của các các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải tham gia đóng góp cao hơn, bản thân người lao động cũng phải có tham gia đóng góp ( người sử dụng lao động tham gia đóng góp 15% Bảo hiểm xã hội, 3% Bảo hiểm y tế và người lao động tham gia đóng 5% Bảo hiểm xã hội ).
Tình hình thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị xã kể từ năm 1995 cho đến nay trên cơ bản thực hiện rất tốt. Đã có 82% số lao động trong tổng số lao động có việc làm trên địa bàn tham gia Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế. Việc giải quyết chế độ hưu trí, thôi việc, tai nạn lao động, ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp được giải quyết kịp thời, đúng quy định hiện hành. Người lao động phấn khởi an tâm làm việc.
3.5 Thực hiện các chính sách khác:
Ngoài việc thực hiện các chính sách với người lao động cơ bản đã nêu trên theo quy định của Bộ luật lao động và các quy định hiện hành của Nhà nước việc thực hiện các chính sách như: Khuyến khích lao động ở các cơ sở sản xuất ở địa phương; vay vốn theo dự án nhỏ; vay vốn theo chương trình viện trợ của các tổ chức nước ngoài; đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; quản lý người nước ngoài ở Việt Nam; học nghề; thoả ước lao động tập thể; chế độ kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; giải quyết các tranh chấp lao động; lập sổ lao động; chính sách đối với lao động trong doanh nghiệp phá sản; chính sách lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần; thực hiện huy động lao động nghĩa vụ công ích và chính sách sử phạt hành chính về hành vi vi phạm Pháp luật lao động. Phần lớn các các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân trên địa bàn đã tổ chức thực hiện tốt theo đúng quy định của Pháp luật, cùng với việc thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho người lao động thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các chính sách Pháp luật lao động giải quyết việc làm tạo mối quan hệ mật thiết giưã chủ sử dụng lao động và người lao động.
3.6 Những tồn tại trong việc thực hiện chính sách đối với người lao động:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được việc thực hiện các chính sách lao động trên địa bàn thị xã vẫn còn những tồn tại đó là:
- Việc thực hiện chính sách về lao động và tuyển dụng còn một số cơ quan, đơn vị chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho người lao động, việc xây dựng quỹ mất việc làm ở một số doanh nghiệp chưa được thực hiện đầy đủ.
- Việc thực hiện Hợp đồng lao động ở một số các đơn vị, doanh nghiệp ( nhất là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn ) thực hiện Hợp đồng lao động giữa chủ sử dụng lao động và người lao động còn mang tính hình thức, thiếu trách nhiệm, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của Pháp luật. Phía người sử dụng lao động muốn lợi cho đơn vị mình do đó mặc dù công việc ổn định thường xuyên có thể kéo dài trên một năm nhưng chỉ ký kết Hợp đồng lao động theo hình thức khoán gọn, mùa vụ thời hạn 3 tháng một lần để nhằm chốn tránh việc tham gia đóng góp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và các chính sách đối với người lao động. Về phía người lao động một phần chưa nhận thức đầy đủ lợi ích lâu dài, chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt là có việc làm, có thu nhập và tâm lý của một số ít lao động cho rằng làm việc ở các doanh nghiệp tư nhân chỉ mang tính tạm thời nên không tham gia Bảo hiểm xã hội. Theo kết quả điều tra tháng 12 năm 2005 trên địa bàn thị xã có 118 doanh nghiệp tư nhân và trách nhiệm hữu hạn với trên 4.850 lao động đã thực hiện ký kết Hợp đồng lao động thì chỉ có trên 520 trường hợp ký Hợp đồng lao động từ một năm trở lên, số còn lại chỉ là Hợp đồng mùa vụ và thời hạn 3 tháng - 6 tháng. Và mới có 431 trường hợp tham gia nộp Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế.
- Việc thực hiện chính sách tiền lương đối với người lao động của một số cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trên địa bàn thực hiện chưa đầy đủ theo đúng các quy định của Nhà nước. Đơn cử như ngành cơ khí: Với lực lượng lao động trên 7.000 người song việc chi trả chế độ tiền lương cho người công nhân có nhhững thời kỳ chậm từ 1 đến 2 tháng, trong khi đó doanh nghiệp cũng chưa thực hiện được việc đền bù do trả lương chậm theo lãi xuất ngân hàng ( như quy định tại điều 6 Nghị định số 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ ). Việc thực hiện chế độ trả lương làm thêm giờ, phụ cấp làm đêm ( theo quy định tại Thông tư số 18/LĐTBXH-TT ngày 02/6/1993 của Bộ Lao động - Thương binh xã hội ) một số đơn vị thực hiện chưa đầy đủ, chỉ tính tiền lương, thời gian làm thêm giờ như tiền lương, thời gian làm việc bình thường. Một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa xây dựng được tiêu chuẩn định mức, tiền lương, chỉ thực hiện chính sách trả lương khoán gọn. Lực lượng cán bộ làm công tác tại các phường xã theo quy định của Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 chế độ tiền lương thấp, cố định trong khi đó thời gian và công việc phải đảm nhiệm như cán bộ - công chức Nhà nước.
- Việc thực hiện chính sách thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động một số doanh nghiệp ( phần lớn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ) vẫn thực hiện chế độ làm việc của người lao động là 48 giờ/tuần, thậm chí có doanh nghiệp còn thực hiện tới 56 giờ/tuần ( Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân trong công tác xây dựng cơ bản) Khi các cơ quan quản lý lao động trên địa bàn kiểm tra, kiến nghị thì các chủ doanh nghiệp đều trả lời rằng: " do thoả thuận giữa người lao động với doanh nghiệp "... Trong khi đó người lao động ít quan tâm tới vấn đề này, chủ yếu chạy theo thu nhập.
- Việc thực hiện chính sách về An toàn lao động và Vệ sinh lao động một số các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và chủ sử dụng lao động ít quan tâm tới điều kiện làm việc của người lao động, các thiết bị phục vụ cho công tác An toàn lao động và Vệ sinh lao động đã cũ, chậm được thay thế, Bảo hộ lao động cho người lao động thực hiện chậm, chất lượng chưa cao. Đối với người lao động ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy An toàn lao động kém, thiếu thận trọng trong quá trình thực hiện công việc, nặng về sản phẩm mà bỏ qua các quy trình An toàn lao động. Do đó tình trạng tai nạn lao động trên địa bàn thị xã hàng năm vẫn xảy ra ( Chỉ tính sơ bộ từ năm 1990 đến nay: Năm ít nhất trên địa bàn thị xã cũng xảy ra 68 vụ tai nạn lao động, năm nhiều nhất là 104 vụ, có những vụ trầm trọng làm chết người, điển hình như năm 2002 tại mỏ than Suối Nại nổ khí mê tan làm 5 người thiệt mạng ).
- Việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ vẫn còn một số hạn chế đó là: Tâm lý chung của các đơn vị, cơ quan và doanh nghiệp trên địa bàn ít muốn sử dụng lao động nữ, việc chuyển đổi công việc cho lao động nữ phù hợp với điều kiện sức khoẻ chưa kịp thời, một số công việc mang tính nặng nhọc, độc hại thời gian làm việc của lao động nữ chưa được rút ngắn và chưa tạo điều kiện bố trí thời gian thích hợp cho lao động bồi dưỡng đào tạo nghề mới để chuyển đổi công việc.
- Việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị xã cũng còn tồn tại nhiều bất cập đó là: Một số các cơ quan, doanh nghiệp ( nhất là ngành cơ khí ) do quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn do đó chưa đóng được Bảo hiểm xã hội ( phần do doanh nghiệp sử dụng lao động phải nộp ), nợ đọng kéo dài lên tới hàng tỷ đồng, do vậy khi người lao động đến tuổi nghỉ hTBXH ngày 19/5/1998 của liên Bộ Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ ( nay là Bộ Nội vụ ) - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh xã hội ban hành quy định cho cán bộ xã, phường, thị trấn được tham gia Bảo hiểm xã hội. Thời gian công tác trước đó được tính là thời gian công tác để tham gia Bảo hiểm xã hội, song khi thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, do văn bản chỉ quy định chung chung, không rõ ràng do đó cơ quan Bảo hiểm xã hội ở địa phương chưa thống nhất việc lập sổ Bảo hiểm xã hội cho lực lượng lao động này ( Đến nay trên địa bàn thị xã mới làm được 46,2% số cán ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status