Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và các giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận tại công ty cơ điện – xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi Hà Nội - pdf 28

Download miễn phí Luận văn Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và các giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận tại công ty cơ điện – xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi Hà Nội



MỤC LỤC
 Trang
Lời nói đầu
Chương I: Thực trạng về lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại công ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi hà nội 1
I. Khái quát chung về công ty 2
 1. Sự hình thành và phát triển 2
 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 2
 3. Sơ đồ quản lý của công ty . 3
 II. Thực Trạng về lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng. 4
 1. Tình hình sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2003 – 2005 4
 2. Phân tích lợi nhuận . 5 2.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh . 5
 2.2. Lợi nhuận từ hoạt tài chính và lợi nhuận khác . 6
 2.3. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 6
 2.4. Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành 7
 2.5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh 7
 3. Những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu lợi nhuận của công ty trong năm 2005 . 8
 3.1. Doanh thu tiêu thụ . 8
 3.2. Tình hình tổ chức, quản lý chi phí sản xuất và giá thành tiêu thụ sản phẩm . 11
 3.2.1. Quản mục chi phí nguyên vật liệu 11
 3.2.2 .Quản mục chi phí nhân công . 13
 3.2.3 Quản mục chi phí sản xuất chung và chi phí bằng tiền khác . 14
 3.3 Tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn của công ty . 14
 3.3.1 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định 16
 3.3.1.1 Tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định. 16
 3.3.1.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định 17
 3.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động . 17
 3.3.2.1 Tình hình quản lý hàng tồn kho 18
 3.3.2.2 Tình hình quản lý các khoản phải thu . 29
 Chương II: Một số kiến nghị và biện pháp thực hiện nhằm gia tăng lợi nhuận trong công ty Cơ Điện Xây Dựng Nông Nghiệp và Thuỷ Lợi Hà Nội . 21
 1. Một số vấn đề đặt ra trong việc phấn đấu tăng lợi nhuận . 22
 2. Phương hướng phát triển của công ty năm 2006 . 23
3. Một số kiến nghị và biện pháp tăng lợi nhuận với công ty 24
3.1. Tăng cường quản lý nguyên vật liệu 24 3.2 Tăng cường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá . 26
 3.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm . 27
 3.4. Lập kế hoạch trả nợ nhằm giảm tỷ lệ vốn vay trong kết cấu vốn của công ty . 30
 Kết luận.
 Phụ lục.
 Tài liệu tham khảo.
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


liệu được mua trôi nổi trên thị trường nên việc kiểm soát giá càng trở nên khó khăn.
Xét trên phương diện quản lý về mặt hiện vật: Hầu hết mức tiêu hao nguyên vật liệu thực tế cho các sản phẩm, dự án đều cao hơn định mức. Từ những sản phẩm quen thuộc, phổ biến, việc quản lý mức tiêu hao nguyên vật liệu diễn ra tương đối tốt thì ngược lại, đối với các công trình dự án ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc quản lý nguyên vật liệu hết sức lỏng lẻo gây ra thất thoát cao, mức độ hao hụt cao, tỷ lệ hư hỏng, phế phẩm cao mà không có biện pháp thu hồi. Thự tế, việc quản lý về hiện vật còn yếu kém khi thuê kho chỉ có chức năng kiểm tra khối lượng nhập xuất theo yêu cầu chứ không quan tâm đến chất lượng nguyên vật liệu.
Chính vì điều đó làm cho chi phí nguyên vật liệu của Công ty nói chung tăng và cụ thể đối với một số sản phẩm như sau.
Chi phí nguyên vật liệu của một số sản phẩm. (Đơn vị tính : nghìn đồng)
Tên
Số lượng
Kế hoạch
Thực tế
Chênh lệch
1.Máy tẽ ngô to
10 chiếc
58.800.307
59.075.621
275.314
2. Máy xát cà phê
21 chiếc
6.579.798
6.994.958
415.160
3.Giá đỡ đầu dò lửa
1 chiếc
882.551
913.300
30.749
4. Phụ tùng các loại
3 chiếc
4.000.000
4.204.100
204.100
5. Dụ án Linh Cảm
Nhà máy
894.975.032
970.331.526
75.355.494
Như vậy, Công ty chưa quản lý tốt khoản mục chi phí nguyên vật liệu trong năm vừa qua về cả mặt lượng lẫn giá trị từ khâu chi tiêu đến khâu sản xuất đây là lãng phí lớn làm cho lợi nhuận của Công ty giảm đáng kể. Đặc biệt, trong hoàn cảnh Công ty còn làm ăn chưa tốt thì đây là khuyết điểm lớn của Công ty nói chung và của xí nghiệp nói riêng.
3.2.2 Khoản mục chi phí nhân công.
Qua bảng phân tích trên ta thấy chi phí nhân công giảm so với kế hoạch là 227.276 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,63%. Mới đầu, đơn giá tiền lương trong năm 2003 tăng từ 210.000 lên đến 290.000 và tăng lương cho 31 công nhân trực tiếp sản xuất, 28 nhân viên quản lý nhưng chí phí khoản mục này vẫn giảm.
Nguyên nhân chủ yếu là nhờ Công ty huy động lực lượng lao động bên ngoài với giá rẻ cho các dự án và các hợp đồng lớn, nhất là các dự án ở nông thôn với những dự án này, Công ty chỉ đáp ứng chủ yếu là lao động kỹ thuật mà thôi, hầu hết huy động thêm lao động nhàn rỗi ở nông thôn lên chi phí rất thấp. Nhưng đây cũng là vấn đề khó khăn đối với Công ty bởi chất lượng lao động và chất lượng sản phẩm hoàn thành kém lên có nhiều lúc phá đi làm lại còn gây ra thiệt hại lớn hơn.
Tuy nhiên, việc giảm chi phí nhân công chưa phải là thành tích của Công ty trong việc quản lý lao động, bởi trong năm các xí nghiệp 1, 2, 3. Vẫn phải huy động công nhân làm thêm giờ thêm ca để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong khi đó có lúc công nhân nhàn rỗi, không có việc để làm. Chính vì thế thực tế năng suất lao động của xí nghiệp năm 2005 giảm so với 2004. Cụ thể năm 2004 năng suất lao động ở xí nghiệp là 75.381.443,95 đ/người/năm trong khi đó năng suất lao động bình quân trong năm 2005 chỉ có 64.346.674,48 đ/người/năm. Như vậy Công ty đã không quản lý tốt nguồn nhân lực trong Công ty về số lượng, chất lượng. Công ty lên chú ý hơn đến tình hình lao động thường xuyên chứ không lên coi ưu thế về lao động thuê bên ngoài là chủ yếu.
3.2.3 Khoản mục chi phí sản xuất chung và chi phí bằng tiền khác.
Trong năm khoản mục chi phí này tăng vọt với mức tăng là 710.134(ngđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,14%. Vì chi phí sử dụng máy trong năm được Công ty xác định là mức khấu hao của tài sản cố định trong năm lên khoản mục này hầu như không biến động gì hơn nữa lại chiếm tỷ trọng nhỏ trong kết cấu chi phí phát sinh trong năm. Như vậy, việc tăng chi phí sản xuất chung tăng một phần là do giá điện tăng, phần khác do việc quản lý chưa tốt chi phí nguyên vật liệu dùng trong quản lý nhỏ và những chi phí mua ngoài khác. Hơn nữa, trình độ tổ chức kỹ thuật trong sản xuất kém nên làm các khâu sản xuất không phối hợp đồng đều nhịp nhàng phát sinh thêm các khoản chi phí bao quanh, lưu kho...Thêm vào đó là phải vay phải trả do vốn bị chiếm dụng bởi khách hàng, vốn bị ứ đọng các khoản chiếm dụng nội bộ, các dự án đầu tư khó thu hồi từ nhiều năm trước chưa được giải quyết dứt điểm.
Các khoản mục chi phí khác: Hầu hết chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong năm dùng để trang trải cho những đợt công tác xa, chi phí bồi dưõng, chi phí tiếp khách, chi phí cán bộ quản lý. Vì vậy những khoản chi phí này đòi hỏi Công ty sử dụng có hiệu quả, có nghĩa là cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và khả năng ký kết hợp đồng hay doanh thu tăng thêm.
Vì vậy, nguyên nhân làm cho lợi nhuận của Công ty còn thấp chủ yếu là do chi phí sản xuất tăng, đây là hạn chế rất lớn trong khâu tổ chức sản xuất của Công ty nói chung và của các xí nghiệp nói riêng. Đặc biệt là khâu quản lý nguyên vật liệu trong Công ty rất lỏng lẻo gây nên lãng phí nghiêm trọng. Như vậy, để phấn đấu tăng lợi nhuận trong những năm tiếp theo đòi hỏi Công ty có nhiều biện pháp quản lý chi phí trong quá trình sản xuất cũng như lưu thông.
3.3 Tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn của Công ty.
B06: Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh. (Đơn vị tính : nghìn đồng)
Chỉ tiêu
2004
2005
So sánh
Số tiền
Tỉ trọng
Số tiền
Tỉ trọng
Tuyệt đối
Tỉ lệ
Vốn KDBQ
61.652.392
100
98.569.280
100
36.916.888
59,88
Vốn LĐBQ
44.152.370
71,62
73.994.671
75,1
29.842.301
67,59
Vốn CĐBQ
17.500.022
28,38
24.574.609
24,9
7.074.587
40,43
Nhìn vào B06 ta thấy, về mặt số lượng, trong năm 2005, Công ty đã tăng quy mô vốn sản xuất kinh doanh lên 36.916.888 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 59.88%. Trong đó, VCĐ bình quân giảm trong kết cấu tổng vốn. Điều này cho thấy Công ty chưa chú trọng đến việc trang bị thêm cơ sở vật chất nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho Công ty. Đây là điều không phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của công ty sản xuất công nghiệp.
Kết cấu vốn nhìn chung chưa hợp lý bởi tỷ trọng đầu tư cho vốn cố định thấp lý giải giá trị này tính theo đơn giá những năm 70, không phản ánh đúng giá trị tài sản hiện nay. Vì thế đó cũng là lý do làm cho nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty rất thấp.
VLĐ trong năm 2005 tăng so với năm 2004 với mức tăng thêm là 29.842.301(ngđ). Nhìn chung, năm vừa qua, Công ty có điều kiện mở rộng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là biểu hiện tốt. Nhưng để xem xét hiệu qủa sử dụng vốn có tăng lên hay không ta xem xét chất lượng sử dụng vốn thông qua bảng phân tích sau:
B07: Tình hình sử dụng vốn. (Đơn vị tính : nghìn đồng)
Chỉ tiêu
ĐVT
2004
2005
So sánh
± tuyệt đối
Tỉ lệ ±
1.Doanh thu thuần
Ngđ
60.536.102
103.708.711
43.172.609
71,32
2.Lợi nhuận sau thuế
Ngđ
184.032
246.965
62.663
34
3.Vốn KD bình quân
Ngđ
61.652.392
98.569.280
36.916.888
59,88
4.Vòng quay VKD(1/3)
Vòng
0,98
1,05
0,07
7,15
5.Tỉ suất lợi nhuậnVKD(2/3)
%
0,3
0,25
-0,05
-16,67
Qua phân tích trên, ta thấy trình độ sử dụng vốn của công ty năm 2005 có nhiều tiến bộ. Trong khi vốn kinh doanh bình quân tăng thêm 36.916.888 nghìn đồng tương ứng với tỉ lệ cao là 59,88%, doanh thu lại tăng với tốc độ 71,32%, như vậy 1 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều doanh thu hơn. Nhưng bên cạnh đó tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu lại giảm, tốc độ tăng vốn kinh doanh bình quân tăng nhanh trong khi đó lợi nhuận sau thuế lại tăng chậm. Bên cạnh đó còn do năm 2005 công ty phải trả lãi cho các khoản vốn lưu động vay quá lớn. Điều này chứng tỏ trình độ sử dụng vốn của toàn Công ty chưa được tốt lắm. Năm 2004, vòng quay vốn kinh doanh bình quân là 0,98 vòng và năm 2005 là 1,05 vòng tăng so với năm 2004 là 0,07 vòng. Với tốc độ tăng chậm dẫn tới tốc độ chủ chuyển vốn của năm 2005 chậm, đồng thời cũng góp phần hạn chế vốn huy động bên ngoài.
3.3.1 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định
3.3.1.1 Tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định.
Qua bảng phân tích B08, ta thấy hầu hết giá trị TSCĐ của Công ty rất nhỏ, đầu năm chỉ có 6.048.706 (ngđ) trong khi đó các tài sản này đã hao mòn gần hết. Đặc biệt là máy móc thiết bị chủ yếu trong sản xuất đã hao mòn đến 0,9 , các nhóm TSCĐ khác cũng vượt quá 0,6. Điều này chứng tỏ TSCĐ của Công ty đã quá cũ kỹ và đã khấu hao hết. Thực trạng hiện vật tài sản ở Công ty trực tiếp sản xuất được đưa vào sử dụng những năm 70. Ví dụ: máy tiện T 6360 sản xuất năm 1978 đưa vào sử dụng 1979, nguyên giá 15.030 ngđ, giá trị còn lại vào 31/1/2004 chỉ còn 1.657 ngđ; máy doa đứng sản xuât năm 1976 do Liên Xô sản xuất đưa vào sử dụng năm 1982, nguyên giá 68.765 ngđ và giá trị còn lại chỉ còn 887 (ngđ) mà thôi. Điều này chứng tỏ về cả mặt giá trị lẵn hiện vật TSCĐ của Công ty đã quá sức lạc hậu, đây là nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế năng lực sản xuất của Công ty. Biểu hiện là hệ số hao mòn của Công ty đầu năm là 0,79. Cũng chính vì tồn tại lớn đó, mà trong quý 4 Công ty đã tập trung vốn để mua sắm thêm tài sản đưa nhà xưởng mới vào sử dụng làm nguyên giá TSCĐ tăng vọt 13.725.684(ngđ) tương ứng với tỉ lệ tăng là 226,92%. Số TSCĐ tăng thêm này để mua máy đột dập, ôtô, quyết toán dự án sản phẩm cơ khí xuất khẩu, trang...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status