Nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Châu á ở Công ty xuất nhập khẩu với Lào VILEXIM - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Châu á ở Công ty xuất nhập khẩu với Lào VILEXIM



MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I. Cơ sở lý luận về thực hiện hợp đồng ngoại thương 3
I. Khái niệm và nội dung cơ bản của hợp đồng ngoại thương 3
1. Hợp đồng ngoại thương 3
2. Nội dụng cơ bản của hợp đồng ngoại thương 4
3. Phân loại hợp đồng ngoại thương 7
II. Quy trình tổ chức hiện hợp đồng xuất khẩu 8
1. Giục người mua mở L/C và tiến hành kiểm tra L/C 10
2. Chuẩn bị xuất khẩu 11
3. Kiểm tra hàng hoá xuất khẩu 13
4. Thuê phương tiện vận tải 13
5. Mua bảo hiểm cho hàng hoá 13
6. Làm thủ tục hải quan 14
7. Giao hàng cho phương tiện vận tải 14
8. Làm thủ tục thanh toán 15
9. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) 16
10. Thanh lý hợp đồng 16
Chương II. Thực trạng về việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Châu Á của Công ty xuất nhập khẩu với Lào ViLEXIM 17
I. Khái quát về công ty 17
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 17
2. Chức năng, quyền hạn của công ty 18
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty và nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận 19
4. Các nguồn lực của công ty 22
II. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty trong những năm gần đây 23
1. Đặc điểm kinh doanh của công ty 23
2. Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty 30
3. Đặc điểm của thị trường Châu Á 38
4. Tình hình kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của công ty VILEXIM sang thị trường Châu Á trong thời gian qua 39
III. Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Châu Á tại công ty xuất nhập khẩu với Lào VILEXIM 44
1. Giục người mua mở L/C và tiến hành kiểm tra L/C 45
2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu 46
3.Kiểm tra hàng hoá xuất khẩu 54
4. Mua bảo hiểm hàng hoá 55
5. Làm thủ tục hải quan 56
6. Giao hàng cho phương tiện vận tải 57
7. Làm thủ tục thanh toán 57
8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) 58
9. Thanh lý hợp đồng 59
IV. Đánh giá hiệu quả công tác tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Châu Á ở công ty xuất nhập khẩu với Lào VILEXIM 59
1. Những kết quả đạt được 59
2. Những hạn chế, nguyên nhân tồn tại cần khắc phục 60
Chương III. Những biện pháp nhằm hoàn thiện quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Châu Á ở công ty xuất nhập khẩu với Lào VILEXIM 63
I. Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu với Lào VILEXIM 63
1. Hướng chiến lược của Việt Nam nhằm phát triển ngành sản xuất và xuất khẩu nông sản 63
2. Đặc điểm của hàng nông sản 64
3. Tiềm năng phát triển thị trường Châu Á của công ty VILEXIM 66
II. Các giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Châu Á ỏ công ty xuất nhập khẩu với Lào VILEXIM 68
1. Giải pháp đối với công ty 68
2. Kiến nghị với Nhà nước 78
Kết luận 81
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thị trường Châu á có xu hướng tăng lên nhưng mức độ tăng không cao và so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Công ty thì tỷ trọng này có xu hướng giảm dần (năm 1999 là 80,87%; năm 2000 là 80,1%; năm 2001 là 76,6%). Nguyên nhân là do Công ty muốn đa dạng hoá và mở rộng thị trường kinh doanh của mình, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Châu á. Hơn nữa trong thời gian gần đây khu vực Châu á thường xuyên có những biến động về kinh tế, tài chính. Mặc dù từ năm 1999 trở đi, nền kinh tế của khu vực đã dần dần được khôi phục song vẫn chưa thực sự ổn định.
a. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Châu á theo mặt hàng.
Bảng 7: Kết quả kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Châu á theo mặt hàng.
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu
Năm1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm2002
Mặt hàng
Giá trị
Giá trị
So sánh 2000/1999 %
Giá trị
So sánh 2001/2000 %
Giá trị
So sánh 2002/2001 %
Gạo
1000
710
71
1037
146,1
1100
106,1
Lạc
1340
1370
102,2
1385
101,1
1415
102,2
Chè
1320
1582
129,7
1493
94,37
1425
95,45
Hạt tiêu
580
890
101,7
582
98,6
870
149,5
Ngô
590
650
110,2
513
78,9
550
107,2
Tổng
4830
4902
101,5
5010
102,2
5260
105
Nguồn: Báo cáo kết quảt kinh doanh xuất nhập khẩu hàng năm của Công ty VILEXIM (1999-2002).
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Năm 1999, nhìn chung các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Châu á của Công ty tương đối ổn định. Tuy nhiên do giá gạo trong năm 1999 rất thấp nên mặc dù lượng gạo xuất khẩu tăng nhưng giá trị xuất khẩu chỉ đạt 1.000.000 USD. Mặt hàng chè có giá trị xuất khẩu khá cao: 1.320.000 USD, chỉ đứng sau lạc 1.340.000 USD.
Năm 2000, là một năm khó khăn đối với Công ty. Do thiên tai lũ lụt kéo dài ở nhiều nơi đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng cũng như chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Công ty. Đặc biệt là giá trị xuất khẩu gạo giảm đáng kể (chỉ bằng 71% so với năm 1999). Các mặt hàng nông sản xuất khẩu khác như lạc, hạt tiêu, ngô có giá trị xuất khẩu tăng nhưng lượng tăng không đáng kể. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do giá của các mặt hàng này thay đổi còn sản lượng xuất khẩu thực thì không tăng mà có phần còn giảm sút đi. Bên cạnh đo, giá trị xuất khẩu của mặt hàng chè sang thị trường Châu á lại có xu hướng tăng mạnh do nhu cầu về mặt hàng chè ở các nước trong thị trường Châu á có xu hướng tăng lên. Điều này giúp cho tổng giá trị hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Châu á của Công ty được ổn định.
Năm 2001,tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Châu á của Công ty tăng 102,2% so với năm 2000. trong đó mặt hàng gạo tăng đáng kể từ 710.000USD lên 1.037.000 USD (bằng 146,1% so với năm 2000). Các mặt hàng chè, hạt tiêu, ngô lại có xu hướng giảm mạnh, đặc biệt là mặt hàng ngô. Giá trị xuất khẩu ngô năm 2001 so với năm 2000 chỉ bằng 78,9%.
Năm 2002, giá trị xuất khẩu của các mặt hàng như gạo, hạt tiêu, ngô có xu hướng tăng nhanh so với năm 2001 cụ thể như là năm 2002 gạo đạt 1100 nghìn USD tăng 6,1% so với năm 2001, hạt tiêu năm 2002 đạt 870 nghìn USD tăng 49,5% so với năm 2001; đối với ngô năm 2002 đạt giá trị xuất khẩu là 550 nghìn USD tăng 7,21% so với năm 2001. Năm 2002 là năm đạt giá trị sản lượng xuất khẩu giảm mặt hàng chè. Cụ thể năm 2002 đạt 1425 nghìn USD giảm 4,5% so với năm 2001.
Qua phân tích trên ta thấy, mặc dù mặt hàng nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty và thị trường Châu á là thị trường xuất khẩu truyền thống, song lượng hàng xuất khẩu đối với từng loại mặt hàng vẫn chưa ổn định và luôn thay đổi theo từng thời kỳ. Để có được sự phát triển lâu dài, Công ty cần đề ra các phương hướng phát triển hợp lý hơn nữa để tạo được nguồn hàng ổn định, có chất lượng. Đồng thời cần đa dạng hoá các mặt hàng nông sản xuất khẩu để từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
b. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Châu á theo từng nước:
Qua phân tích bảng số liệu trên ta thấy:
Năm 2000, hầu hêtá việc xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Châu á của Công ty đều có kim ngạch xuất khẩu tăng. Nhưng bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang một số thị trường như: Indonexia, Singapore, Malaixia lại có xu hướng giảm xuống. Tỷ trọng xuất khẩu sang các nước này năm 2000 so với năm 1999 là: 98,4%; 89,5%; 81%. Nguyên nhân của việc giảm sút này là do việc giảm giá và chất lượng gạo của Việt Name giảm sút. Thị trường Indonexia, Malayxia, Singapore là những thị trường nhập khẩu gạo truyền thống của Công ty nên việc giảm sút trong tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo cuả Công ty đã ảnh hưởng đến tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản sang các thị trường này.
Năm 2001 và năm 2002 nhìn chung kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Công ty sang các nước trong thị trường Châu á là tương đối ổn định tăng đều. Chỉ có hai thị trường Hàn Quốc và ấn Độ thì kim ngạch xuất khẩu nông sản giảm xuống so với năm 2000 nhưng tỷ trọng giảm không đáng kể. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Công ty sang thị trường Châu á năm 2001 và năm 2002 so với năm 2000 tăng 2,2 và 1,2%. Triển vọng xuất khẩu của Công ty sang thị trường Châu á trong tương lai là rất khả quan.
III. Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Châu á tại công ty xuất nhập khẩu với Lào VILEXIM.
Sau khi Công ty và đối tác ký kết hợp đồng xuất khẩu nông sản nghĩa là quyền lợi mỗi bên được xác lập. Công ty xuất nhập khẩu với Lào phải tiến hành sắp xếp phần việc phải làm và ghi thành bảng biểu để theo dõi kịp thời thực hiện tiến độ thực hiện hợp đồng. Việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Công ty. Bởi vì có thực hiện tốt nghĩa vụ trong hợp đồng mới tạo được điều kiện thực hiện tốt các nghĩa vụ tiếp theo, tạo điều kiện tốt cho phía đối tác thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.
Thực hiện hợp đồng xuất khẩu là một quá trình phức tạp. các bên đều phải có kế hoạch tổ chức thực hiện, đặc biệt là hệ thống giám sát, điều hành chặt chẽ. để tối ưu hoá quá trình thực hiện. Từ tình hình của thị trường Châu á mà cụ thể là từng quốc gia Châu á và của Công ty, Công ty thường tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo các bước sau:
Sơ đồ 4 - Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu nông sản sang thị trường Châu á của Công ty xuất nhập khẩu với Lào VILEXIM
Giục người mua mở L/C và kiểm tra L/C
Thanh lý hợp đồng
Khiếu nại và GQKN
Làm thủ tục thanh toán
Giao hàng cho phương tiện vận tải
Làm thủ tục hải quan
Kiểm tra hàng XK
Chuẩn bị hàng XK
1. Giục người mua mở L/C và tiến hành kiểm tra L/C
Thanh toán là khâu hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình tổ chức hợp đồng xuất khẩu. Nhà xuất khẩu chỉ thực sự yên tâm khi biết chắc chắn răng hàng hoá xuất khẩu phải được thanh toán. Để đảm bảo hàng hoá xuất khẩu phải được thanh toán, các doanh nghiệp xuất khẩu thương áp dụng cách thanh toán tín dụng chứng từ. Đây là cách thanh toán được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.
Công ty xuất nhập khẩu với Lào thường sử dụng cách thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) trong hợp đồng xuất khẩu nông sản nói chung và trong hợp đồng xuất khẩu nông sản sang thị trường Châu á nói riêng để đảm bảo cho việc thu tiền. Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của người nhập khẩu cam kết trả tièen cho người xuất khẩu một số tiền nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản qui định trong lá thư đó.
Trước khi đến thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng, nhà xuất khẩu phải nhắc nhở, đôn đốc người mua ở nước ngoài mở thư tín dụng(L/C) theo đúng yêu cầu (về thời gian và nội dung hàng hoá..) mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng. Bằng con đường điện thoại, Fax, Telex, hay gặp trực tiếp thay mặt của người nhập khẩu ở Việt Nam. Sau khi nhận được L/C, cần kiểm tra kỹ lưỡng L/C trên các nội dung: tính chân thực của L/C và nội dung của L/C. Cơ sở khoa học để kiểm tra là hợp đồng ngoại thương mà các bên đã ký kết. Ngày nay người xuất khẩu có thể nhận được L/C trực tiếp từ người mua hay từ ngân hàng mở L/C. Nhưng với điều kiện Việt Nam, thì Công ty chỉ nhận L/C từ ngân hàng thông báo ( VIETCOM BANK). Bởi ngân hàng có khả năng kiểm tra tính chân thực của L/C ( nếu L/C mở bằng thư thì đối chiếu chữ ký, nếu mở bằng điện thì kiểm tra mục TEST ở trên L/C).
Ví dụ: TEST 50-7088 FOR NOAM.
Việc kiểm tra nội dung của hợp đồng là khâu cực kỳ quan trọng vì nội dung của L/C phải phù hợp với nội dung của hợp đồng. Nếu nội dung L/C không phù hợp với hợp đồng, mà người xuất khẩu cứ chấp nhận và tiến hành giao hàng theo hợp đồng thì người xuất khẩu sẽ không đòi được tiền. Nhưng nếu thực hiện theo yêu cầu của L/C thì vi phạm hợp đồng.
Khi phát hiện they nội dung của L/C không phù hợp với hợp đồng, hay trái với luật lệ, tập quán của các bên, hay không có khả năng thực hiện, người xuất khẩu cần yêu cầu người nhập khẩu đến ngân hàng mở L/C để sửa đổi L/C theo dúng nội dung trong hợp đồng mà hai bên đã thoả thuận.
Công ty cần kiểm tra kỹ nội dung sau:
- Số liệu, điạ chỉ và ngày mở L/C
- Tên ngân hàng mở L/C
Tên, địa chỉ ngân hàng thông...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status