Một số giải pháp về vấn đề dân số, liên hệ với tình hình ở địa phương - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp về vấn đề dân số, liên hệ với tình hình ở địa phương



MỤC LỤC
 
 Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1:THỰC TRẠNG DÂN SỐ VIỆT NAM 2
1. Dân số với lao động và việc làm: 4
a/ Đặc điểm dân số với lao động, việc làm: 4
b/ Giải pháp 12
2/ Gia tăng dân số và phát triển kinh tế – xã hội: 13
a/ Gia tăng dân số ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế: 14
b/ Gia tăng dân số và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 17
3/ Ảnh hưởng của dân số đến tiêu dùng và tích luỹ: 18
a/ Ảnh hưởng của dân số đến tiêu dùng: 18
b/ Ảnh hưởng của dân số đến tích luỹ 20
PHẦN II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ DÂN SỐ 21
PHẦN III : LIÊN HỆ VỚI TÌNH HÌNH Ở ĐỊA PHƯƠNG 23
KẾT LUẬN 25
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ra đô thị, kèm theo sự chuyển đổi ngành nghề.
Trong nông nghiêp, trong khi số dân và lao động khu vực tăng lên nhanh chóng thì quỹ đất canh tác lại có hạn. Hơn nữa, quá trình CNH đất nước càng diễn ra mạnh mẽ thì đất nông nghiệp ngày càng phải chuyển giao cho công nghiệp, dịch vụ, các công trình công cộng khác. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người không ngừng giảm xuống trong thời gian qua. Năm 1921 bình quân 0,4 ha/người, năm 1993 còn 0,098 ha/người. Bình quân hộ giàu ở nông thôn Việt Nam mới có 1,2 ha đất canh tác trong khi ở Mỹ là 80 ha, ở châu Âu là 9 ha.
Sức ép của dân số, lao động trên đất đai hạn hẹp gây ra tình trạng thiếu việc làm phổ biến. Lao động nông nghiệp làm việc theo mùa vụ, mà ruộng đất là tư liệu sản xuất chính có ít nên số ngày công của lao động trong năm thường rất thấp (187 ngày/ năm). Hiện tại hình thức kinh tế trang trại đang được Nhà nước khuyến khích phát triển cũng gặp nhiều khó khăn khi diện tích đất đai bình quân của các hộ gia đình ngày càng bị thu hẹp. Thêm nữa là tình trạng khó khăn trong tạo việc làm ở các ngành khác đã dẫn tới hiện tượng tồn đọng thêm lao động nông thôn vào khu vực nông nghiệp. Năm 1997, có tới 7.358,199 người từ 15 tuổi trở lên, chiếm 25% tổng số lao động hoạt động kinh tế thường xuyên ở khu vực nông thôn thiếu việc làm. Tình trạng khan hiếm đất dẫn tới đồng ruộng manh muốn, phân tán, khó thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật như cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, tổ chức lao động khoa học. Tình trạng di dân tự do từ nông thôn lên thành thị hay từ đồng bằng sông Hồng lên miền núi phía Bắc và Tây nguyên đã phát sinh và ngày càng tăng mạnh, dẫn đến nạn phá rừng trầm trọng. Diện tích rừng suy giảm theo tốc độ tăng của dân số, dân số năm 1981 so với năm 1943 tăng 2,5 lần, diện tích rừng chỉ còn lại 40%.
Công nghiệp và dịch vụ là những ngành cần tập trung vốn đầu tư lớn, nhưng do quy mô dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ đòi hỏi phải sử dụng nhiều thu nhập quốc dân (GDP) cho giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, ... dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng vốn tích luỹ đầu tư cho công nghiệp, dịch vụ.
Cơ cấu lao động theo ngành nghề của Việt Nam thể hiện tình trạng lạc hậu của nền kinh tế, cho đến năm 1998, lao động công nghiệp mới chỉ chiếm 13%, dịch vụ 21%, còn chủ yếu 66% vẫn làm việc trong ngành nông nghiệp.
ở khu vực kinh tế có sự khác biệt rõ rệt về cơ cấu lao động làm việc theo nhóm ngành kinh tế. ở khu vực kinh tế Nhà nước lao động chủ yếu làm vịêc trong nhóm ngành dịch vụ, ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thành phần kinh tế hỗn hợp và ở thành phần kinh tế tư nhân, lao động chủ yếu làm việc trong nhóm ngành công nghiệp và xây dựng, ở khu vực kinh tế tập thể, cá thể, lao động chủ yếu làm việc trong nhóm ngành nông lâm, ngư nghiệp ... Đến năm 1999 số người làm việc trong khu vực tập thể giảm xuống một nửa so với năm 1989, hiện còn chiếm 27% lực lao động. Lao động làm việc trong thành phần kinh tế Nhà nước giảm xuông tương tự đến năm 1999 chỉ còn 10%. Số lao động giảm xuống trong hai thành phần kinh tế nói trên dẫn đến sự mở rộng các thành phần kinh tế khác lên gần gấp đôi (tăng 63%).
Các thành phần kinh tế (%)
Nhà nước
Tập thể
Tư nhân
Cá thể
Hỗn hợp
100% vốn nước ngoài
Tổng số
Thành thị
27,0
5,8
1,9
60,7
3,3
1,3
100,0
Nông thôn
9,8
32,8
0,4
61,1
0,3
0,3
100,0
Tổng số
9,8
27,0
0,7
61,0
1,0
0,5
100,0
Dân số có việc làm: Hiện tại, chất lượng lao động thấp, cơ cấu đào tạo nghề không hợp lý, phân bố không phù hợp là những nhân tố quan trọng cùng với yếu tố thiếu vốn, khủng hoảng tài chính, tiền tệ gây khó khăn trong quá trình tạo thêm việc làm trong khu vực công nghiệp, dịch vụ. Tỷ lệ công nhân kỹ thuật được đào tạo ở nước ta còn thấp, chỉ chiếm 4,37% lực lượng lao động và một nửa trong số đó tuy đã được đào tạo nhung không có bằng.
So với các nước trên thế giới và trong khu vực, tỷ lệ thất nghiêp của Việt Nam hiện nay tương đối cao và không ổn định (năm 1996: 5,62%, năm 1997:5,81%) và tập chung ở những vùng đông dân hay các đô thị lớn
Bảng 1.4: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động Việt Nam phân theo vùng.
Đơn vị: Tỷ lệ %.
Năm
Vùng
1996
1997
1998
Miền núi và trung du phía Bắc
6,13
6,01
6,25
Đồng bằng sông Hồng
7,31
7,56
8,25
Bắc Trung bộ
6,67
6,69
7,62
Duyên hải miền trung
5,3
5,2
6,67
Đông Nam bộ
5,3
5,79
6,44
Tây Nguyên
4,08
4,48
5,88
Đồng bằng sông Cửu Long
4,59
4,56
6,44
Bình quân cả nước
5,62
5,81
6,85
Ba là, tuy số lượng lao động lớn nhưng chât lượng lao động lại thấp:
Về mặt sức khoẻ: Các chỉ tiêu quan trọng nhất là thể lực, tầm vóc, tuổi thọ trung bình, ... của lực lượng lao động đều đang ở mức báo động. Do tình trạng thiếu dinh dưỡng nên thể chất, sức khoẻ của người lao động ngày càng sa sút. Đặc biệt báo động là vấn đề trẻ em suy dinh dưỡng, số trẻ em suy dinh dưỡng ở độ tuổi dưới 5 tuổi. Điều này rõ ràng ảnh hưởng trực tiếp đến các thế hệ lao động trong các thập kỷ sau này.
Về trình độ văn hoá: Theo thống kê của cuộc tổng điều tra dân số năm 1999, số lượng dân số từ 10 tuổi trở lên chưa bao giờ đến trường chiếm 12,6%. Do công tác xoá nạm mù chữ đã được triển khai nên bước đầu tỷ lệ người biết chữ tăng từ 85% năm 1979 lên 88% năm 1989. Đặc biệt là ở nông thôn, nơi chiếm hơn 80% dân số và 25 triệu lao động, chỉ có 1,5 triệu người có trình độ PTTH, 0,67 triệu có trình độ Trung cấp và 0,25 triệu có trình độ đại học, cao đẳng trở lên. Từ những con số nói trên có thể rút ra kết luận rằng trình độ văn hoá hay dân trì nói chung của người lao động nước ta hiện nay còn quá thấp so với yêu cầu để phát triển đất nước và so với trình độ chung của thế giới.
Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề của người lao động nước ta hiện nay cũng đang ở mức rất thấp. Hiện nay, chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta còn thấp. Theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam xếp thứ 108/174 nước. Tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt khoảng 21,9% lực lượng lao động xã hội, phần lớn lao động dư thừa, cung cầu lao động bất cân đối, phản ứng của cung với cầu lao động rất thấp, tiền lương, tiền công của đại bộ phận lao động làm công ăn lương mới chỉ đảm bảo mức sống tổi thiểu.
Đến đây, chúng ta đã có một bức tranh khá đầy đủ về nguồn lao động nước ta. Nguồn lao động nước ta có đặc điểm trí, khoẻ trong những điều kiện và môi trường thuận lợi đã tỏ rõ sự nhanh nhạy, thông minh, tháo vát,... nhưng nhìn chung chất lượng còn thấp, nhiều mặt đang ở mức báo động. Tất cả những điều trên đã gây ra những khó khăn lớn trong việc đáp ứng những nhu cầu để phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt trong việc giải quyết sắp xêp việc làm cho người lao động.
Thực tế cho thấy, ở các địa phương có tỷ lệ tăng dân số cao kinh tế – xã hội cũng thường chậm phát triển, chất lượng nguồn nhân lực thấp. Đời sống của người lao động và dân cư tại các địa phương này chậm được cải thiện, thể hiện ở thu nhập bình quân/người/ năm thấp so với mức bình quân chung cả nước (năm 2000 cả nước thu nhập bình quân đầu người là 651,5 nghìn đồng thì Hoà Bình: 383,7 nghìnđồng; Gia Lai: 499,2 nghìn đồng, ...), số hộ có thu nhập thấp không có điều kiện để đầu tư phát triển vốn nhân lực.
Quá trình CNH – HĐH sẽ tạo thêm nhiều việc làm trong các ngành nghề mới với công nghệ và quản lý hiện đại (đặc biệt là khu công nghệ cao), đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải đổi mới, nâng cao để thoã mãn nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, tính cạnh tranh kinh tế, nâng cấp công nghệ và nhu cầu đào tạo lại người lao động ngày càng tăng, dẫn đến sự biến động và tình trạng thất nghiệp thường xuyên. Do đó, chất lượng dân số, suy cho cùng là chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đối với khả năng tìm việc làm và tạo việc làm. Cơ hội việc làm đối với lao động có kỹ năng cao hơn rất nhiều so với lao động không có kỹ năng. Các mối quan hệ dân số, việc làm đã được các nhà kinh tế nước ngoài tổng kết với tính quy luật như sau:
Tăng dân số kéo theo tăng nhu cầu việc làm để thoã mãn sự tăng thu nhập và tiêu dùng của số lượng người phải nuôi có quy mô và tăng nhanh trong dân số, trong khi khả năng tạo thêm việc làm lại có hạn tại các nước có nền kinh tế chậm phát triển. Mâu thuẫn này tạo nên vấn đề việc làm một cách gay gắt.
Dân số tăng nhanh sau 10 đến 20 năm nữa sẽ kéo theo sự gia tăng lực lượng lao động xã hội. Rõ ràng, nhu cầu việc làm không chỉ là đối với quy mô và lao động hiện có mà còn là đòi hỏi cấp bách để thoã mãn nhu cầu của số lao động mới hàng năm. Tình trạng thiếu lao động lành nghề, thừa lao động giản đơn, thiếu vốn để mở rộng việc làm, sự lạc hậu về cơ cấu và phân bổ nguồn lao động, thiếu khả năng chi trả cho người lao động tự doanh nghiệp và Chinh phủ ... là những vấn đề nam giải đối với các nước đang phát triển cả về kinh tế cũng như xã hội.
Quá trình CNH đô thị hoá và tỷ lệ tăng dân số, nguồn lao động cao ở nông thôn đồng thời là quá trình di dân nông thôn tới các thành phố lớn và khu công nghiệp tâp trung, khu chế xuất. Di dân trực tiếp tác động tới vấn đề lao động việc làm ở cả hai đầu đi và đến. Đối với một số thành phố di ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status