Nghiên cứu tác dụng cải thiện trí nhớ trên chuột bị thiếu máu não cục bộ và khả năng ức chế acetylcholinesterase của rau đắng biển (Bacopa Monnieri (Linn) Wetts - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chƣơng 1. TỔNG QUAN .......................................................................... 3
1. Bệnh Alzheimer...................................................................................... 3
1.1. Dịch tễ.............................................................................................. 3
1.2. Yếu tố nguy cơ................................................................................. 3
1.3. Triệu chứng...................................................................................... 4
1.4. Cơ chế bệnh sinh.............................................................................. 5
1.5. Acetylcholinesterase và thuốc kháng enzym acetylcholinesterase 10
1.6. Một số nhóm thuốc khác điều trị bệnh Alzheimer ........................ 11
1.7. Đích tác dụng của các thuốc điều trị Alzheimer trong tương lai... 11
2. Rau đắng biển .................................................................................... 13
2.1. Vị trí phân loại ............................................................................... 13
2.2. Đặc điểm thực vật .......................................................................... 14
2.3. Phân bố........................................................................................... 14
2.4. Thành phần hóa học....................................................................... 15
2.5. Tác dụng dược lý ........................................................................... 17
3. Một số mô hình đánh giá khả năng cải thiện trí nhớ .................... 22
3.1. Mô hình đánh giá khả năng ức chế acetylcholinesterase............... 22
3.2. Mô hình đánh giá khả năng học tập không gian trên chuột........... 22
4. Liên quan giữa thiếu máu não cục bộ và bệnh Alzheimer............ 23
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 25
2.1. Nguyên liệu và đối tượng nghiên cứu............................................ 25
2.1.1. Nguyên liệu................................................................................. 25
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu26:
2.1.3. Hóa chất27
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 28
2.2.1. Đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ in vivo bằng thử nghiệm mê lộ
nước Morris................................................................................... 28
2.2.2. Nghiên cứu khả năng ức chế enzyme acetylcholinesterase (AChE)
ex vivo ........................................................................................... 31
2.2.3. Nghiên cứu khả năng ức chế enzyme acetylcholinesterase (AChE)
in vitro........................................................................................... 32
2.3. Xử lý số liệu........................................................................................... 32
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 33
3.1. Tác dụng cải thiện trí nhớ của rau đắng biển trên chuột bị suy giảm
trí nhớ đánh giá qua thử nghiệm mê lộ nƣớc Morris ...................... 33
3.1.1. Bài tập nhìn thấy bến đỗ và bài tập không nhìn thấy bến đỗ...... 33
3.1.2. Bài tập không có bến đỗ.............................................................. 36
3.2. Nghiên cứu tác dụng ức chế hoạt tính enzym acetylcholinesterase
in vitro và ex vivo của rau đắng biển ................................................... 38
3.2.1. Nghiên cứu tác dụng ức chế hoạt tính enzym AChE in vitro của
các mẫu M1, M2 ................................................................................... 38
3.2.2. Nghiên cứu tác dụng ức chế hoạt tính enzym AChE ex vivo của
các mẫu M1, M2 ................................................................................... 41
Chƣơng 4: Bàn luận ...................................................................................... 43
4.1. Về tác dụng cải thiện trí nhớ của rau đắng biển............................... 43
4.2. Về tác dụng ức chế hoạt tính enzyme AChE in vitro và ex vivo của
rau đắng biển......................................................................................... 50
KẾT LUẬN .................................................................................................... 55
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, số lượng người cao tuổi,
thậm chí cả người trẻ tuổi mắc bệnh suy giảm trí nhớ ngày càng gia tăng.
Nghiên cứu cho thấy có khoảng 35 triệu người bị mắc bệnh Alzheimer. Thống
kê cho thấy ở châu Á có khoảng gần 13 triệu người mắc bệnh Alzheimer, dự
đoán đến năm 2050 con số này tăng lên tới 62,8 triệu người. Việt Nam có
khoảng hơn 9 triệu người bị sa sút trí tuệ mà dạng bệnh điển hình là Alzheimer.
Alzheimer là thể bệnh nặng nhất trong nhóm các bệnh sa sút trí tuệ, hiện nay là
mối quan tâm hàng đầu của những nhà lão khoa trên toàn thế giới cũng như ở
nước ta, khi tuổi thọ trung bình ngày càng cao, số người mắc bệnh ngày càng
nhiều [5].
Bệnh nhân bị Alzheimer sẽ bị giảm khả năng xét đoán, định hướng không
gian và thời gian, ngôn ngữ, tư duy nhận thức, hành động... ảnh hưởng nặng nề
đến chức năng và chất lượng cuộc sống, gây nhiều khó khăn cho người bệnh,
cho gia đình và cả cộng đồng xã hội.
Các thuốc điều trị Alzheimer chủ yếu gồm các thuốc ức chế
cholinesterase, thuốc kháng thụ thể N-methyl – D- Aspartat, thuốc tăng cường
hoạt tính serotonin. Ba nhóm này đa số là thuốc tân dược nhưng giá thành thuốc
tương đối cao và có những tác dụng không mong muốn. Do đó nhu cầu nghiên
cứu phát triển các thuốc mới có nguồn gốc từ dược liệu để hỗ trợ và điều trị
Alzheimer là rất cần thiết.
Theo Y học cổ truyền Ấn Độ, rau đắng biển (Bacopa monnieri (Linn)
Wettst. được sử dụng để điều trị rối loạn tâm thần kinh như lo lắng, sa sút trí tuệ,
trí nhớ kém. Trên thế giới cũng đã có những nghiên cứu chứng minh hiệu quả
của rau đắng biển trên hệ thần kinh của chuột và người. Rau đắng biển (Bacopa
monnieri (Linn) Wettst) nhiều năm nay đã là món ăn phổ biến với người dân
Việt Nam. Tuy nguồn nguyên liệu dồi dào như vậy nhưng rau đắng biển vẫn
chưa được chú trọng nghiên cứu làm thuốc điều trị Alzheimer, trong khi nhu cầu
sử dụng là khá phổ biến và bệnh nhân phải mua thuốc nhập từ nước ngoài với
giá thành khá cao. Điều này gây tổn thất về giá trị kinh tế cũng như ý nghĩa xã
hội của loài cây này. Vì vậy chúng tối tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
tác dụng cải thiện trí nhớ trên chuột bị thiếu máu não cục bộ và khả năng
ức chế acetylcholinesterase của rau đắng biển (Bacopa monnieri (Linn)
Wettst)”, nằm trong khuôn khổ đề tài cấp bộ y tế “Nghiên cứu tác dụng cải
thiện khả năng học, nhớ và bảo vệ thần kinh của cây rau đắng biển (Bacopa
monnieri (Linn) Wettst) theo hướng làm thuốc chữa bệnh Alzheimer”.
Đề tài “Nghiên cứu tác dụng cải thiện trí nhớ trên chuột bị thiếu máu
não cục bộ và khả năng ức chế acetylcholinesterase của rau đắng biển
(Bacopa monnieri (Linn) Wettst)” được tiến hành với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng cải thiện trí nhớ của rau đắng biển trên chuột nhắt trắng
bị suy giảm trí nhớ do thiếu máu não cục bộ tạm thời bằng thử nghiệm mê
lộ nước Morris
2. Đánh giá khả năng ức chế enzym acetylcholinesterase của rau đắng biển
in vitro và ex vivo Mê lộ được đặt trong phòng, dùng các hình ảnh đặt cố định để định hướng
không gian cho chuột trong quá trình làm thí nghiệm. Bến đỗ có đường kính 7,5
cm, làm bằng nhựa trong suốt, được đặt tại một góc phần tư của mê lộ. Các bài
tập cho chuột bao gồm:
1. Bài tập nhìn thấy bến đỗ:
Ngày thứ 2 (2 ngày sau khi gây mất trí nhớ), chuột học bài đầu tiên là bài
tập có thể nhìn thấy bến đỗ. Trong bài tập này, bến đỗ được đặt cao hơn mặt
nước 1 cm. Chuột được bơi trong mê lộ để tìm thấy bên đỗ. Sau đó lau khô, sưởi
ấm chuột và đưa về chuồng. Chỉ tiêu đánh giá là thời gian chuột tìm thây bến đỗ.
Chuột có thời gian tìm thấy bến đỗ ngắn hơn được coi là có trí nhớ tốt hơn.
2. Bài tập không nhìn thấy bến đỗ:
Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 sau khi gây mất trí nhớ, chuột được luyện tập
bài tập không nhìn thấy bến đỗ. Trong bài tập này, bến đỗ được giấu đi bằng cách
đặt dưới mặt nước 1cm. Chuột được đặt vào một trong 3 góc phần tư khác nhau còn
lại của mê lộ, từ đó tìm đến bến đỗ. Các lần tập cách nhau 1 phút. Chuột tập 3
lần/ngày. Chuột sẽ được hướng dẫn để tìm bến đỗ nếu như nó không tự tìm được
bến đỗ trong 1 phút. Khi đến được bến đỗ, chuột sẽ được ở đó 15 giây. Chỉ tiêu
đánh giá là giá trị trung bình về thời gian tìm thấy bến đỗ của 3 lần luyện tập trong
ngày. Chuột có thời gian tìm thấy bến đỗ ngắn hơn được coi là có trí nhớ tốt hơn.
3. Bài tập không có bến đỗ:
Ngày thứ 9 sau khi gây mất trí nhớ, chuột được kiểm tra bằng bài tập
không có bến đỗ. Bến đỗ được bỏ ra ngoài, chuột bơi trong mê lộ 1 lần duy nhất
trong 1 phút. Chuột dựa vào các vật định hướng trong phòng để tìm bến đỗ và có
xu hướng bơi lâu tại góc một phần tư của mê lộ có bến đỗ được đặt từ những
ngày tập trước. Số liệu thu được là thời gian chuột bơi ở cung phần tư đích.
Chuột có thời gian bơi ở cung phần tư đích lâu hơn được coi là có trí nhớ tốt hơn.

xbxMh4kkqKjnEzU
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status