Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh và cải thiện khả năng học tập nhận thức của phân đoạn N-butanol chiết từ cây rau đắng biển - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ục hình,
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.....................................................................................3
1.1. Một vài khái niệm về bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ ...................3
1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................3
1.1.2. Phân loại....................................................................................................3
1.2. Cơ chế bệnh sinh.............................................................................................4
1.2.1. Giả thuyết beta Amyloid..........................................................................4
1.2.2. Giả thuyết đám rối thần kinh (Neurofibrillary Tangles - NFTs).........5
1.2.3. Giả thuyết Cholinergic và những bất thường về các chất dẫn truyền
thần kinh khác ....................................................................................................5
1.2.4. Các chất gây viêm trung gian..................................................................6
1.2.5. Các cơ chế khác ........................................................................................7
1.3. Các thuốc điều trị Alzheimer.........................................................................8
1.3.1. Các nhóm thuốc điều trị Alzheimer........................................................8
1.3.2. Tacrin ........................................................................................................9
1.3.3. Hạn chế của các thuốc điều trị Alzheimer ...........................................10
1.3.3.1. Về hiệu quả điều trị............................................................................10
1.3.3.2. Về tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn..............................11
1.4. Nghiên cứu thuốc điều trị Alzheimer..........................................................12
1.4.1. Nghiên cứu thuốc nhằm làm giảm βAP ............................................12
1.4.2. Nghiên cứu thuốc tác dụng trên các đích khác ................................14
1.5. Một số mô hình nghiên cứu thuốc tác động lên nhận thức và các bệnh sa
sút trí tuệ...............................................................................................................15
1.6. Vài nét về cây Rau đắng biển .........................................................................17
2.1. Nguyên liệu ....................................................................................................21
2.2. Động vật thí nghiệm......................................................................................21
2.3. Hóa chất, trang thiết bị ................................................................................21
2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................22
2.4.1. Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh của cắn phân đoạn n
butanol chiết từ Rau đắng biển trên tế bào vỏ não nguyên phát gây độc
bằng beta-amyloid ............................................................................................22
2.4.1.1. Phương pháp tách và nuôi cấy tế bào thần kinh vỏ não nguyên phát22
2.4.1.2. Đánh giá độc tính của mẫu thử trên tế bào thần kinh vỏ não nguyên
phát..................................................................................................................23
2.4.1.3. Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh của cắn phân đoạn n
butanol chiết từ Rau đắng biển trên tế bào vỏ não nguyên phát gây độc bằng
βA 25-35 .........................................................................................................24
2.4.2. Đánh giá tác dụng cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ in vivo......26
2.4.2.1. Phương pháp gây thiếu máu não cục bộ tam thời theo mô hình 2VO +
hypo.................................................................................................................26
2.4.2.2. Thử nghiệm mê lộ nước Morris.........................................................26
2.5. Xử lý số liệu ...................................................................................................29
3.1. Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh trên mô hình gây độc tế bào bằng
protein βA25-35 của cắn phân đoạn n-butanol chiết từ Rau đắng biển.........30
3.1.1 Ảnh hưởng của mẫu nghiên cứu đối với khả năng sống sót của tế bào
thần kinh vỏ não nguyên phát.........................................................................30
3.1.2 Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh vỏ não nguyên phát khỏi tổn
thương bởi protein βA25-35 ............................................................................31
3.2. Tác dụng cải thiện khả năng học và nhớ in vivo bằng thử nghiệm mê lộ
nước Morris của cắn phân đoạn n-butanol chiết từ Rau đắng biển...............32
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.......................................................................................36
4.1. Về tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh của phân đoạn butanol chiết từ Rau
đắng biển...............................................................................................................36
4.2. Về tác dụng tăng khả học tập và trí nhớ in vivo của phân đoạn butanol
chiết từ cây Rau đắng biển..................................................................................38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................46

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sa sút trí tuệ là hậu quả của nhiều bệnh lý thần kinh khác nhau trong đó, bệnh
Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên chứng sa sút trí tuệ. Chứng sa sút
trí tuệ gây ra sự suy giảm năng lực nhận thức và hành vi của bệnh nhân, rút ngắn
cuộc sống bệnh nhân khi bệnh tiến triển. Căn bệnh này vốn được coi là bệnh tuổi
già, do nguy cơ sa sút trí tuệ tăng lên theo tuổi. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế
giới (WHO) năm 2012, ở khu vực Âu – Mỹ bệnh hay gặp nhất ở độ tuổi 80-89, ở
châu Á là 75-84 tuổi và ở Châu Phi hay gặp nhất trong độ tuổi 70 -79 [101]. Tuy
nhiên, độ tuổi mắc bệnh hiện đang giảm dần [49], [101]. Các nhà nghiên cứu ước
tính trên toàn thế giới có gần 7,7 triệu ca mới mắc mỗi năm. Chứng sa sút trí tuệ còn
tăng gánh nặng cho gia đình bệnh nhân, cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và cho nền
kinh tế của hầu hết các quốc gia [101]. Theo hiệp hội Alzheimer quốc tế, Alzheimer
và chứng sa sút trí tuệ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 6 ở Bắc Mỹ. Trong
năm 2012, nước Mỹ cần tới 15,4 triệu người chăm sóc dành cho các bệnh nhân, trị
giá hơn 216 tỷ USD [10]. Việt Nam hiện chưa có con số thống kê đầy đủ.
Hiện chưa có phương pháp nào thực sự có hiệu quả trong điều trị chứng sa sút trí
tuệ nói chung và bệnh Alzheimer nói riêng. Các phương pháp điều trị bằng thuốc
kết hợp với chăm sóc chỉ có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh, làm chậm sự mất
chức năng nhận thức, hành vi của bệnh nhân. Hơn nữa, các thuốc đang được sử
dụng để điều trị suy giảm nhận thức còn nhiều tác dụng không mong muốn và gây
nhiều độc tính trên bệnh nhân. Các thuốc mới đã và đang được nghiên cứu, tuy
nhiên, cơ chế bệnh sinh phức tạp cũng khiến cho việc nghiên cứu các phương pháp
điều trị khó khăn và kém toàn diện. Hiện nay, xu hướng nghiên cứu thuốc điều trị
suy giảm nhận thức từ dược liệu là một hướng có triển vọng. Ở Việt Nam, một số
nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá tác dụng tăng khả năng học tập và bảo vệ
tế bào thần kinh từ dược liệu như các saponin trong Sâm Ngọc Linh, Hương Nhu
Tía, Củ bình vôi, …
Rau Đắng Biển hay còn gọi là Rau sam đắng, tên khoa học Bacopa monnieri
(Linn.) Pennell họ Hoa Mõm Chó (Scofulariacea) là cây thuốc được sử dụng trong
y học cổ truyền Ấn Độ làm thuốc bổ thần kinh, tăng cường trí nhớ, trị bệnh động
kinh [1], [2]. Ở Việt Nam, Rau đắng biển mọc hoang dại, được sử dụng làm rau ăn
và cũng được dùng như một vị thuốc điều trị một số chứng bệnh trong y học dân
gian. Việc nghiên cứu tác dụng trên trí nhớ, khả năng học tập của cây Rau Đắng
Biển đã được nghiên cứu trên thế giới và bước đầu được nghiên cứu ở Việt Nam
[3], [4] tuy nhiên vẫn chưa được đầy đủ về cả số lượng và chất lượng kết quả
nghiên cứu. Do đó, chúng tui thực hiện đề tài: “ Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào
thần kinh và cải thiện khả năng học tập nhận thức của phân đoạn n-butanol chiết từ
cây Rau đắng biển ”. Khóa luận nằm trong đề tài cấp Bộ Y tế “Nghiên cứu tác dụng
cải thiện khả năng học, nhớ và bảo vệ tế bào thần kinh của cây Rau đắng biển
(Bacopa monnieri (Linn.) Wettst.) theo hướng làm thuốc điều trị Alzheimer” (Phê
duyệt QĐ số 769/QĐ-BYT, ngày 13 tháng 3 năm 2012, chủ nghiệm đề tài: TS.
Phạm Thị Nguyệt Hằng – Viện dược liệu trung ương.)
Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh của phân đoạn n-butanol chiết từ cây
Rau đắng biển trên tế bào vỏ não nguyên phát bị gây độc bằng protein beta
amyloid.
- Đánh giá tác dụng cải thiện khả năng học tập nhận thức trên chuột nhắt trắng bị
gây suy giảm trí nhớ do thiếu máu não cục bộ tạm thời của phân đoạn n-butanol
chiết từ cây Rau đắng biển. CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Về tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh của phân đoạn butanol chiết từ Rau
đắng biển
Trong bệnh Azheimer, tổn thương não bộ đặc trưng bởi sự mất tế bào thần kinh,
những mảng bám ngoại bào và đám rối thần kinh [24], [61], [65]. Những mảng bám
là tổn thương ngoại bào được tìm thấy trong não và mạch máu não có thành phần
chính là các beta amyloid - là một peptid có 36-43 acid amin [49]. Mặc dù βAP với
39-43 amino acid có liên quan đến mảng bám trong não bệnh Azheimer, các chế
phẩm đoạn βA 25-35 cũng gây độc đáng kể các tế bào thần kinh trong não và tế bào
thần kinh nuôi cấy trong phòng thí nghiệm [60]. Do đó βA 25-35 được sử dụng rộng
rãi trong các nghiên cứu độc tính trên tế bào thần kinh hay tác dụng bảo vệ tế bào
thần kinh của thuốc [60], [65]. Trong thử nghiệm này, chúng tui đã tiến hành đánh
giá tác dụng bảo vệ tế bào của phân đoạn n-butanol chiết từ Rau đắng biển trên tế
bào thần kinh vỏ não nguyên phát gây độc bằng βA 25-35.
Tách và nuôi cấy tế bào thần kinh nguyên phát là kỹ thuật phức tạp, các tế bào
thần kinh nguyên phát là nguồn tế bào ổn định và có kiểm soát, được sử dụng để
nghiên cứu tác dụng của các thuốc lên tế bào thần kinh trong nhiều nghiên cứu
trước đây. Các tế bào này thường được lấy từ phôi thai động vật, vì ở giai đoạn này
các tế bào chưa phát triển những sợi nhánh và sợi trục rộng rãi, phân bố các tế bào
chưa cao, do đó việc bóc tách, phân ly dễ dàng và sạch hơn, tế bào ít bị hỏng hơn
sau khi phân ly từ các mô thần kinh [84]. Thời điểm tách các tế bào này thường
trong giai đoạn các tế bào được sinh ra nhiều nhất. Ở loài gặm nhấm, vỏ não phát
triển mạnh và hoàn thiện trong tuần cuối của thai kỳ [84]. Do đó, chúng tui tiến
hành tách và nuôi cấy tế bào thần kinh vỏ não nguyên phát từ phôi thai chuột nhắt
khoảng từ 18 -19 ngày tuổi. Những tế bào thần kinh vỏ não nguyên phát được tách
ra khỏi mô bằng cả phương pháp cơ học (phân cắt) và emzym (protease).

1zw67EH2D8l2I4h
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status