Những biện pháp cơ bản để phát triển du lịch Hội An đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hoá - Hiện đại hoá - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Những biện pháp cơ bản để phát triển du lịch Hội An đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hoá - Hiện đại hoá



 Ở Hội An, gần như quanh năm đều có lễ hội phản ánh khá chân thực đời sống văn hoá dân gian. Lễ hội Cầu Ngư của dân miền biển, lễ hội Cầu Bông, rước Long Chu của cư dân nông nghiệp, lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu, Thần Tài của cư dân thương nghiệp. Những tết Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, Đoan Ngọ, Trung thu. Những lễ tế Xuân, Thu, tế tổ làng nghề. Những lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ Noel và những lễ hội của Ngũ Bang người Hoa.
 Những năm gần đây, lại có thêm nhiều lễ hội hoành tráng: Giỗ tổ Hùng Vương, Hành trình di sản., đặc biệt là những “đêm hội Phố Hoài” vào những đêm trăng 14 âm lịch hàng tháng, đêm của bạn bè dù xa hay gần, dù thân hay sơ, đêm vừa mộng vừa thực, đêm đã thành thơ, thành nhạc, thành một sản phẩm du lịch độc đáo của Hội An không dễ nơi nào có được .
 Những lễ hội ấy làm cho đời sống cộng đồng ngày càng phong phú sinh động và ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn.
 - Ngày nay, những nghề truyền thống nỗi tiếng ở Hội An từ xa xưa vẫn còn được bảo tồn, tuy hành trình của chúng khá gian nan, vất vả. Nghề mộc Kim Bồng đang hồi phục, thông qua du khách đã tìm được thị trường xuất khẩu. Nghề gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế thì có nhọc nhằn hơn, nhưng vẫn được từng bước đầu tư để phát huy. Làng Yến Thanh Châu nay không còn tên làng nữa, nhưng nghề xưa thì vẫn tồn tại và đóng góp lớn cho kinh tế Thị xã. Bây giờ ở phố đã có thêm những làng nghề mới phát triển nhanh như làm lồng đèn, may mặc, vẽ tranh. tạo thêm phố cổ một sắc thái mới hấp dẫn du khách.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hu Bồn về phía hạ lưu, có Cửa Đại và có bờ biển dài 7 km; khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 25,90C, độ ẩm không khí trung bình 80 – 85%, lượng mưa trung bình 2087 mm/năm tập trung nhiều vào các tháng 9,10,11, dễ gây ngập lũ hàng năm cho những vùng trũng, thấp, địa hình đất liền ven sông, ven biển đặc trưng chủ yếu là cồn – bàu, gò – bãi, bị chia cắt bởi nhiều sông, lạch, địa hình hải đảo là quần đảo núi, vịnh nhỏ, bãi nhỏ.
Cù Lao Chàm được chọn để xây dựng khu bảo tồn sinh thái biển - đảo, có rừng nguyên sinh với hàng trăm loài thực vật và dược liệu quí, một số loài có tên trong sách đỏ, có nhiều rặng san hô lớn và đẹp với hệ thuỷ sinh vật phong phú. Cá Cửa Đại nổi tiếng là ngon, Yến Cù Lao Chàm vang danh thế giới về chất lượng cao.
Địa hình ven sông, ven biển tạo cho Hội An một vùng sinh thái trong lành với một dãi bờ cát trắng - biển xanh lộng gió, một hệ đảo và bán đảo sông xen lẫn những làng quê đẹp, xanh và thoáng; đặc biệt với địa hình tự nhiên thuận lợi, từ thế kỷ 16 – 17 đã hình thành một đô thị thương cảng quốc tế nổi tiếng Đàng Trong và để lại cho ngày nay một khu phố cổ - Di sản Văn hoá Thế giới.
2/ Về kinh tế - xã hội:
Hội An có 12 địa bàn hành chính cơ sở gồm 5 phường và 7 xã. Dân số 8 vạn người, mật độ 1.320 người/km2; ở nội thị, trung bình 3.626 người/km2, riêng trong khu phố cỗ lên đến 13.000 người/km2, ở nông thôn, trung bình có 848 người/ km2, riêng xã đảo Tân Hiệp chỉ có 266 người/km2. Lao động trong độ tuổi của toàn thị xã xó 45.950 người, trong đó, đang làm việc trong các ngành kinh tế chủ yếu tại thị xã, có 27.449 người, chiếm 59,7 % (riêng làm việc trực tiếp trong ngành du lịch có 1500 người), các ngành khác (như công nhân viên chức, học sinh, đi làm ăn xa, học nghề...) có 18.502 người, chiếm 40,26%.
Thành Phố Hội An có cơ cấu kinh tế được xác định là thương mại, du lịch, dịch vụ - ngư, nông, lâm nghiệp – công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong 3 năm liền, mức tăng GDP của Hội An đều đạt “chỉ số nóng”, từ 16 – 18%/ năm. Tỉ trọng GDP trong 3 năm qua:
- Ngành dịch vụ chiếm từ: 54,3 – 56,9 %
- Ngành nông – lâm – ngư chiếm từ: 27,5 – 23,8%
- Ngành công nghiệp chiếm từ: 18,1 – 19,2%
Song song với kinh tế phát triển, văn hoá được tập trung chăm lo, chính trị ổn định, xã hội cơ bản là an toàn. Toàn Thành phố không còn hộ đói, hộ cùng kiệt – theo mức bình quân thu nhập dưới 151.000đ/người/tháng, chỉ còn 6,25%;tỷ lệ thất nghiệp ở mức dười 4%; Hội An là một địa bàn cho đến nay có thể nói về cơ bản là sạch ma tuý và mại dâm.
II/ Phân loại và đánh giá tài nguyên du lịch Hội An:
Hơn một thập kỷ phát triển của du lịch Hội An, từ những ngày đầu, người Hội An đã nhận ra tài nguyên văn hoá quý giá của mình là quần thể khu đô thị cổ - dù lúc bấy giờ mới chỉ là Di sản Văn hoá Quốc gia - để dựa trên cái nền đó mà xây dựng ngành kinh tế du lịch chưa từng trải qua một tiền nghiệm nào.
Trên vùng đất ven biển, nhiều sông hợp lưu ra Cửa Đại, nơi “hội thuỷ” “hội nhân” và hội tụ văn hoá từ phức thể tiền sử Sa Huỳnh, chuyển sang Chămpa rồi Đại Việt, để lại giao thoa, tiếp biến với nhiều nền văn hoá Âu, Á, Đông, Tây thông qua cảng thị Quốc tế Hội An sầm uất một khởi từ thế kỷ XVI, Hội An đương đại vẫn giữ được trong lòng đất, trên mặt đất và trong lòng người một kho tàng văn hoá độc đáo.
Khu phố cổ, di sản văn hoá thế giới (từ năm 1999) - một bảo tàng sống, mang dáng dấp điển hình cho kiến trúc đô thị của một cảng thị phồn thịnh xa xưa, với một quần thể gần như nguyên vẹn nhà ở, nhà thờ tộc, hội quán, đình, chùa, cầu, chợ... soi bóng ven sông hay xúm xít 2 bên những con đường nhỏ hẹp, vẫn sống động nhân sinh, hoà quyện cái xưa cũ với cái hiện đại bên dưới nhấp nhô những mái ngói âm dương rêu phong, cùng với những lo toan áo cơm thường ngày của thời mở cửa, những kính ngưỡng lễ nghi, những náo nức hội hè và những gian nan bão lũ năm này qua năm khác.
Kho tàng văn hoá vật thể dày đặc ở Hội An với hơn 1.350 di tích, trong đó hơn 1.260 di tích kiến trúc nghệ thuật, đã khiến cho Giáo sư Viện sĩ Kakurai Kiyohiko, Chủ tịch Hội khảo cổ học Nhật Bản, vào năm 1992 phải thốt lên: “Những kiến trúc cổ của Hội An không chỉ là tài sản văn hoá của riêng các bạn; nó còn là tài sản của cả thế giới, của cả nhân loại”. Còn trước đó, Kiến trúc sư Ba Lan Kazimierz Kwiatkowsti, người nước ngoài đầu tiên có công phát hiện khu phố cổ Hội An thì đã nhận xét rất sâu sắc: “... Vẻ đẹp không trùng lắp chứa đựng trong các phố phường lịch sử, sự phong phú của các thể dáng kiến trúc tạo nên cho Hội An những đặc điểm nổi bật trong một không gian riêng biệt. Những đặc điểm này đưa quần thể di tích phố cổ lên vị trí hàng đầu trong danh mục các di tích phố cổ lên vị trí hàng đầu trong danh mục các di tích văn hoá của Việt Nam và cả trong kho tàng di sản văn hoá nhân loại...”
Nhiều nhà khoa học Việt Nam thống nhất nhận định rằng nếu từng ngôi nhà cổ, từng kiến trúc cổ Hội An mà đứng biệt lập, dù đẹp đến đâu cũng không là gì cả, không đủ sức thu hút, không thể níu chân du khách, chúng chỉ tạo sự ấm cúng và cảm xúc nghệ thuật khi hoà chung trong không gian cộng đồng cả dãy phố hẹp san sát, nhấp nhô,trồi sụt không thẳng hàng.
Ngày nắng, ngày mưa, khi khô ráo, lúc lũ tràn, lúc bình minh hay khi chiều xuống hay những đêm khuya tĩnh lặng, những đêm trăng bàng bạc, khu phố cổ đều toát lên những vẽ đẹp riêng lắng đọng khác thường, đôi khi chợt bừng lên đến sững sờ, nhiều khi chỉ hiện ra từ chiêm nghiệm, du khách mỗi người một cảm nhận riêng mê đắm. Nhiều người cứ nghĩ tạt qua cho biết gọi là, nhưng rồi phải nấn ná mấy hôm, nhiều khi dăm bữa nửa tháng... Nhiều người một lần vội, lại tìm đến lần sau và những lần sau nữa.
Rất thú vị khi nhìn được những dấu tích của người cổ hơn 3.000 năm trước đã từng sinh sống ở Cù Lao Chàm qua những công cụ lao động và phức hệ nông nghiệp tiền sử đã được phát hiện.
Không chỉ có vậy, những di vật Sa Huỳnh tìm thấy ở Hội An được tập hợp thành một bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh thuộc loại tầm cỡ quốc gia tại thị xã và những hiện vật tiền đồng Ngũ Thù, Vương Mãng thời Hán, đồ sắt Tây Hán, Đông Sơn, Óc Eo, đã chứng tỏ từng có một nên văn hoá Sa Huỳnh rực rỡ tồn lại trên mãnh đất này và nơi đây đã từng có từ ngàn xưa, một nền giao thương quốc tế. Những thư tịch cổ và những phế tích Chămpa còn lạ cũng cho thấy đã từng trải qua một thời gian khá dài khi người Chăm nối tiếp người Sa Huỳnh, ở đây, một tiền cảng Lâm Ấp phố được xây dựng để làm cửa ngõ giao thương mậu dịch hàng hải quốc tế quan trọng của kinh thành Trà Kiệu và trung tâm tín ngưỡng Mỹ Sơn của các vương triều Chămpa ngày trước.
Cho nên quả là cực kỳ lý thú khi ngày nay chúng ta nối lại trục di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn - Hội An với quần đảo Cù Lao Chàm trên một con đường du lịch đầy hấp dẫn.
Bên cạnh những tài sản văn hoá vật thể vô giá đó, những giá trị văn hoá phi vật thể Hội An là hết sức phong phú và đa dạng.
Về cơ bản, người Hội An vẫn mang đậm những đặc tính chung của dân tộc Việt Nam, những phong cách, khí chất của người xứ Quảng, nhưng do sinh tồn trên một vùng đất đặc thù của lịch sử mở nước về phương Nam, nên vẫn có một sắc thái riêng. Thực ra, rất khó tách bạch rạch ròi, nhưng trong cảm nhận của bạn bè, của lữ khách, người Hội An có cái gì đó vừa mang tính chất thị, lại vừa có tính chất quê, văn hoá làng quê và văn hoá thị dân hà quyện; vì thế mà chân chất, hiền hoà, cần cù, nhẫn nại, lại vừa nhạy bén, quảng giao, lanh mà không ranh, tiếp thu nhanh cái mới nhưng không dễ dàng buông bỏ cái cũ, lạc quan, thân thiện, dễ gần, ít khi xích mích, nhung không vồ vập, không dễ mất đi cái kín đáo, đằm thắm. Có lẽ từ cái đặc trưng này mà Hội An cho đến nay vẫn giữ được một môi trường xã hội trong lành, an toàn - hiểu theo nghĩa tương đối, trước những áp lực không hề nhỏ, nhẹ của văn hoá ngoại lai và những mặt trái của cơ chế thị trường. Đương nhiên, trong xã hội ấy, vẫn còn những hạn chế nhất định trong nếp nghĩ, cách làm, lối sống... vẫn còn những người ích kỷ, nhỏ nhen, nông cạn..., nhưng người Hội An nói chung, là chủ thể quan trọng nhất làm nên những giá trị văn hoá phi vật thể Hội An, linh hồn của Phố cổ, làm cho Hội An tuy nhỏ nhắn, khiêm nhường, không có gì phô trương, nhưng sâu lắng, thân tình, để nhớ khó phai.
- Những giá trị phi vật thể Hội An không chỉ ẩn chứa đằng sau những hình khối, đường nét, sắc màu vốn đã tinh tế, hài hoà của phố mà còn lắng đọng qua những lễ hội và những sinh hoạt làng nghề truyền thống.
Ở Hội An, gần như quanh năm đều có lễ hội phản ánh khá chân thực đời sống văn hoá dân gian. Lễ hội Cầu Ngư của dân miền biển, lễ hội Cầu Bông, rước Long Chu của cư dân nông nghiệp, lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu, Thần Tài của cư dân thương nghiệp. Những tết Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, Đoan Ngọ, Trung thu... Những lễ tế Xuân, Thu, tế tổ làng nghề... Những lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ Noel và những lễ hội của Ngũ Bang người Hoa...
Những năm gần đây, lại có thêm nhiều lễ hội hoành tráng: Giỗ tổ Hùng Vương, Hành trình di sản..., đặc biệt là những “đêm hội Phố Hoài” vào những đêm trăng 14 âm lịch hàng tháng, đêm của bạn bè dù xa hay ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status