Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB - Giải pháp và kiến nghị - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB - Giải pháp và kiến nghị



Mục lục
 
Chương 1: Khái quát về công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB. 1
1.1. Khái quát về Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB: 1
1.1.1. Quá trình hình thành của Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB. 1
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB. 2
1.1.3. Một số hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB. 6
1.2. Công tác thẩm định các dự án đầu tư nói chung tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam: 11
1.2.1. Những qui định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam đối với hình thức cho vay theo dự án đầu tư. 11
1.2.2. Số lượng và qui mô các dự án đầu tư đang vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB. 14
1.2.3. Những kết quả đã đạt được trong công tác thẩm định nói chung: 19
 
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB 22
2.1. Khái quát các dự án thủy điện và vai trò của công tác thẩm định các dự án đầu tư thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB. 22
2.1.1. Khái quát các dự án đầu tư thủy điện được thẩm định tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB. 22
2.1.2. Đặc điểm của dự án thủy điện: 23
2.1.3. Yêu cầu và vai trò của công tác thẩm định đối với dự án thủy điện: 28
 
2.2. Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB 30
2.2.1. Tổ chức công tác thẩm định các dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB. 30
2.2.2. Nội dung công tác thẩm định dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB. 39
2.2.3. Ví dụ minh họa: Dự án Công trình Thuỷ điện Nậm Giôn Chi nhánh Sơn La: 68
2.3. Đánh giá chất lượng công tác thẩm định các dự án thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam – VDB. 88
2.3.1. Những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong những năm gần đây. 88
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. 91
 
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị. 95
3.1. Giải pháp: 95
3.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng trong công tác thẩm định dự án Thủy điện. 95
3.1.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án thủy điện: 98
3.2. Kiến nghị: 103
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ngắn hạn có thể bán được ngay trên thị trường
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Chủ đầu tư bằng vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt. Chỉ số này cho biết khả năng Chủ đầu tư có thể huy động các nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong khoảng thời gian gần như tức thời. Giá trị hệ số càng lớn thì khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ vay ngắn hạn càng tốt và ngược lại.
- Khả năng thanh toán dài hạn
Kdh =
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Nợ dài hạn
CBTĐ cần đánh giá thực trạng tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Chủ đầu tư để xác định tính thanh khoản và giá trị thực tế của tài sản cố định và đầu tư dài hạn; xác định tỷ lệ (%) tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng giá trị tài sản, nhận xét về thực trạng tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Cần lưu ý đến sự chuyển dịch, sự tăng giảm tài sản cố định qua các năm.
Khả năng thanh toán dài hạn cho biết khả năng của Chủ đầu tư trong việc huy động các tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay dài hạn để trả các khoản nợ vay dài hạn từ bên ngoài. Hệ số này có giá trị lớn khẳng định khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn bên ngoài tốt và ngược lại.
Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời
- Hiệu quả sử dụng tài sản
Xác định, đánh giá và nhận xét về hiệu quả sử dụng tài sản của Chủ đầu tư:
Hiệu quả sử dụng tài sản (L) =
Doanh thu
Tổng tài sản bình quân
Hiệu quả sử dụng tài sản của Chủ đầu tư là kết quả mà Chủ đầu tư đạt được (doanh thu) trong năm thông qua việc sử dụng tài sản của đơn vị.
Hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn khẳng định Chủ đầu tư hoạt động càng năng động, hiệu quả kinh doanh càng cao và nhu cầu đầu tư càng lớn.
- Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân (N) =
Các khoản phải thu bình quân
x 360 (ngày)
Doanh thu
Kỳ thu tiền bình quân đánh giá thời gian bình quân thực hiện các khoản phải thu của Chủ đầu tư. Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và đặc thù của từng ngành nghề sản xuất kinh doanh. Kỳ thu tiền bình quân của các doanh nghiệp lớn sẽ có xu hướng nhỏ hơn. Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì vòng quay của các khoản phải thu càng nhanh và khẳng định hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp càng cao.
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
LNdt =
Lợi nhuận trước thuế
x100%
Doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu
LNvsh =
Lợi nhuận trước thuế
x 100%
Nguồn vốn chủ sở hữu
- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng nguồn vốn:
LNnv =
Lợi nhuận trước thuế
x 100%
Tổng nguồn vốn
Các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp là những chỉ tiêu đánh giá tổng quát về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Các tỷ suất này có giá trị lớn khẳng định doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có khả năng bảo toàn và phát triển vốn. Ngược lại, các tỷ suất có giá trị thấp hay giá trị âm, cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi phải có phương án khắc phục khả thi..
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng nguồn vốn thông thường sẽ có giá trị lớn hơn đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn và ngược lại.
CBTĐ cần nhận xét chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư (xu hướng và những giải pháp có thể), đánh giá chung về các chỉ tiêu tăng trưởng, trong đó nêu rõ những nguyên nhân và xu hướng phát triển (doanh thu, thu nhập, so với kỳ trước).
Các chỉ tiêu về sức tăng trưởng
Chỉ số sức tăng trưởng giúp cho người phân tích hiểu rõ mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy mô của công ty. Chúng chỉ ra mức độ tăng trưởng hàng năm về doanh thu và lợi nhuận của DN. Trường hợp lý tưởng là tăng trưởng doanh thu đi liền với tăng trưởng lợi nhuận.
- Sức tăng trưởng doanh thu
+) Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
- 1
TTdt =
Doanh thu năm sau
Doanh thu năm trước
+) Tỷ lệ tăng tưởng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính
- 1
TTdtc =
Doanh thu từ HĐKD chính năm sau
Donh thu từ HĐKD chính năm trước
Đây là chỉ số quan trọng phản ánh mức độ tăng trưởng về doanh thu của Doanh nghiệp.
Cần ghi nhận:
- So với chỉ tiêu lạm phát: nếu chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu tăng mà lạm phát giảm hay không tăng thì mức độ tăng trưởng theo chiều hướng tốt , số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ tăng (và ngược lại)
- So sánh mức độ tăng trưởng của thị trường: nếu nhỏ hơn thì có nghĩa DN đang gặp khó khăn về khả năng cạnh tranh và thị phần trên thị trường
- Sức tăng trưởng lợi nhuận
+) Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận
- 1
TTln =
Tổng lợi nhuận năm sau
Tổng lợi nhuận năm trước
+) Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính
- 1
TTlnt =
Tổng lợi nhuận thuần năm sau
Tổng lợi nhuận thuần năm trước
Đây là chỉ số để xem xét mức độ tăng trưởng về lợi nhuận của DN. Khi sức tăng trưởng của doanh thu được đánh giá mức tăng trưởng về mặt số lượng thì tỷ lệ này đáng giá mức độ mở rộng về mặt chất lượng.
Định giá trên thị trường (áp dụng đối với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu)
CBTĐ cũng cần phân tích thêm tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở giá trị trên thị trường, các chỉ số đánh giá cơ bản:
- Chỉ số giá cả trên thu nhập 1 cổ phần
Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với thu nhập tính trên 1 cổ phần.
Công thức tính: Giá cổ phiếu
Thu nhập của 1 cổ phần
Tỷ lệ càng cao thì DN càng được đánh giá cao. Tỷ lệ này phản ánh khả năng sinh lời hiện tại, còn cho thấy triển vọng sinh lời tương lai của Doanh nghiệp.
- Tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ
Giá cổ phiếu
Giá trị ghi sổ ròng của 1 cổ phần
Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1, thông báo khả năng hoạt động công ty yếu.
Đánh giá tình hình tài chính thông qua các chỉ số tính trong bảng lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo dòng tiền cho thấy dòng tiền ra, dòng tiền và nguyên nhân thiếu tiền hay thừa tiền trong hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo dòng tiền mặt là một trong những công cụ hữu ích đối với cán bộ nghiệp vụ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
- Dòng tiền ròng sau chi phí hoạt động: Nếu dòng tiền này dương cho thấy doanh nghiệp có thể tự trang trải các nhu cầu hoạt động bằng tiền của mình. Dòng tiền ròng âm cho thấy doanh nghiệp cần có thêm nguồn tiền từ bên ngoài để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Dòng tiền ròng âm thông báo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn.
- Thặng dư (thâm hụt) tài chính: thặng dư tài chính (chỉ tiêu này dương) cho thấy doanh nghiệp đang thừa tiền không chỉ cho hoạt động kinh doanh mà cho cả hoạt động đầu tư, thâm hụt tài chính (chỉ tiêu này âm) thông báo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn
-Vốn huy động từ bên ngoài: Dòng tiền này dương cho thấy doanh nghiệp thiếu tiền đang huy động vốn từ bên ngoài như vay ngắn hạn, dài hạn hay phát hành cổ phiếu để bù đắp khoản thâm hụt từ hoạt động kinh doanh và đầu tư. Dòng tiền này âm cho thấy doanh nghiệp thừa tiền đang tiến hành trả nợ các khoản vay.
- Con số thể hiện thay đổi tăng/giảm tiền tại cuối dòng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy lượng tiền ròng từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài trợ vốn. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một công cụ cực kỳ giá trị để hiểu các dòng tiền và khả năng trả nợ của doanh nghiệp thông qua tỷ số thanh toán bằng tiền
Tỷ số thanh toán Dòng tiền ròng sau chi phí hoạt động
bằng tiền =
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán bằng tiền cho biết khả năng trả nợ các khoản nợ ngắn hạn từ dòng tiền doanh nghiệp tạo ra. Tỷ số này càng lớn khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Chỉ tiêu về khả năng tự tài trợ của Chủ đầu tư.
Xác định và nhận xét tỷ suất tự tài trợ (khả năng đảm bảo tài chính) của Chủ đầu tư.
Tỷ suất tự tài trợ:
Stt =
Nguồn vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư dự án
x 100%
Tổng số vốn đầu tư dự án
Tỷ suất tự tài trợ càng lớn khẳng định khả năng đảm bảo nguồn tài chính tự có của Chủ đầu tư cho dự án càng cao, do đó thời gian vay vốn có thể được rút ngắn và khả năng thu hồi nợ vay sẽ càng tốt.
Các vấn đề khác
- CBTĐ cần phân tích thực trạng tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tỷ lệ (%) tài sản cố định so với tổng giá trị tài sản. Cần lưu ý đến sự chuyển dịch, sự tăng giảm tài sản cố định qua các năm. Phân tích cơ cấu tài sản trên cơ sở tham chiếu số liệu kiểm kê, so sánh của các doanh nghiệp cùng loại.
Cần xem xét tính thực tế của các khoản phải thu, chú trọng đối với các khoản phải thu lớn và lâu ngày.
- Cần lưu ý đánh giá các yếu tố chất lượng, giá cả và định mức hàng tồn kho. Tỷ lệ (%) tài sản lưu động so với tổng giá trị tài sản; tỷ lệ hàng tồn kho so với định mức tồn kho; tỷ lệ vật tư, nguyên liệu so với định mức dự trữ... Phân tích và nhận xét về thực trạng tài sản lưu động (Chủ đầu tư đang chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng vốn). Tuỳ theo đặc thù sản xuất, kinh doanh của từng ngành để có nhận xét, đánh giá so sánh về thực trạng tài sản lưu độ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status