Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến rau quả - Hưng Yên - pdf 28

Download miễn phí Đồ án Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến rau quả - Hưng Yên



Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay. Trong hệ thống, các vi sinh vật sinh trưởng, phát triển và tồn tại dưới dạng bông sinh học (bùn hoạt tính). Trong quá trình oxy hóa các chất ô nhiễm, sinh khối được tạo thành, bùn sinh học được lắng ở bể lắng thứ cấp. Một phần bùn được tuần hoàn trở lại bể aeroten để ổn định hàm lượng sinh khối trong bể, phần còn lại được đưa về bể xử lý bùn dư.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm như:
- Vận hành tương đối đơn giản.
- Hoạt động ổn định ở dải rộng.
- Chi phí xây dựng tương đối thấp.
Bên cạnh đó còn có một số hạn chế:
- Chi phí cho cấp khí khá lớn.
- Yêu cầu mặt bằng khá lớn.
Tuy vậy, bể phản ứng sinh học hiếu khí vẫn được áp dụng khá rộng rãi trong xử lý nước thải của một số nhà máy ở nước ta như: nhà máy sản xuất bia, đường, nước thải sinh hoạt
Bể Aeroten được phân loại theo các nguyên lý khác nhau như:
- Phân loại theo chế độ thuỷ động: Aeroten đẩy, Aeroten khuấy và Aeroten hỗn hợp.
- Phân loại theo chế độ làm việc của bùn hoạt tính: Aeroten có ngăn tái sinh bùn và Aeroten không có ngăn tái sinh bùn.
- Phân loại theo chiều nước thải vào: Aeroten xuôi chiều hay ngược chiều.
- Phân loại theo cấu tạo trong của bể Aeroten: Aeroten bậc 1, bậc 2, bậc 3.
- Phân loại theo tải trọng riêng: Aeroten tải trọng cao, Aeroten tải trọng trung bình, Aeroten tải trọng thấp.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


do (Cl2) và Octodihdrophenol. Chất này tác dụng với sắt hoá trị III (Fe3+) tạo ra hợp chất không màu, sau đó mới bị oxi hoá trong không khí thành hợp chất màu xẫm. Clo tự do cũng kết hợp với Fe3+tạo ra hợp chất màu. Khi đưa axit xitric và axit photphoric vào, chúng sẽ kết hợp với Fe3+ ngăn chặn Fe3+ tác dụng với axit clorogenic.
Axit sunfurơ (H2SO3) có tính khử mạnh tác dụng với tâm hoạt động của enzim oxy hoá khử hạn chế các phản ứng tạo các sản phẩm màu xẫm. H2SO3 còn tác dụng với nhóm cacbonyl tự do (-CO) của glucoza và một số đường khác để tạo ra axit glucozasunfurơ hay axit fructozasunfurơ, do đó nó ngăn ngừa sự tạo thành melanoidin là các sản phẩm có màu xẫm của phản ứng giữa đường khử và các axit amin cũng như các peptit có chứa gốc amin (-NH2).
Axit sunfurơ và muối của nó còn có vai trò nâng cao độ bền của vitamin C và chúng có tính khử mạnh hơn vitamin C, tránh cho vitamin C bị oxy hoá dưới tác dụng của peoxit hữu cơ tạo thành dạng khử hidro kém bền.
Bảng 1.3: Hàm lượng SO2 cho phép còn lại trong rau quả sấy tính bằng % [8]
Nước
Loại rau
Liên Xô
Anh
Mỹ
Bắp cải
0.06
-
0.15 – 0.25
Cà rốt
-
-
0.05 – 0.1
Khoai tây
0.04
0.03
0.02 – 0.05
Chương 2: HIện trạng sản xuất và môi trường tại Công ty TNHH Vitranimex thực phẩm
2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH VITRANIMEX thực phẩm
Công ty vận tải và đại lý vận tải, tên giao dịch VITRANIMEX là doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty rau quả, nông sản – Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn với các chức năng và nhiệm vụ:
Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng ô tô.
Đại lý vận tải và giao nhận hàng hoá bằng đường bộ, đường sắt, đường biển, hàng quá cảnh và vận tải Quốc tế.
Kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh thương nghiệp tổng hợp, kinh doanh cho thuê kho bãi.
Đại lý tiêu thụ và bảo hành sửa chữa ô tô và các sản phẩm hàng hoá khác.
Chế biến nông, thuỷ sản xuất khẩu.
Công ty TNHH VITRANIMEX thực phẩm là một đơn vị trực thuộc Công ty vận tải và đại lý vận tải. Đây là một Công ty sản xuất các sản phẩm ăn liền được xây dựng tại xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, một tỉnh nổi tiếng ở Việt Nam với các sản phẩm rau quả nhiệt đới. Sự ra đời của VITRANIMEX thực phẩm xuất phát từ nhu cầu về các sản phẩm ăn liền chất lượng cao và tiềm năng phát triển của dòng sản phẩm này. Các sản phẩm của Công ty đã từng bước khẳng định vị trí của mình không chỉ ở thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài. Một số đối tác Châu Âu (chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền cho các nhà hàng, khách sạn và các siêu thị) đã rất quan tâm đến các sản phẩm của Công ty, đặc biệt là các sản phẩm nhiệt đới của Việt Nam như mít, chuối, các loại rau, củ quả khác.
Trên cơ sở thăm dò thị hiếu của người tiêu dùng và khả năng tiếp nhận của thị trường, ngày 14 tháng 12 năm 2004 Công ty chính thức được thành lập. Ban đầu có tên là Nhà máy chế biến nông sản thực phẩm Mỹ Hưng, sau đổi tên thành Công ty TNHH VITRANIMEX thực phẩm. Sau 12 tháng xây dựng, ngày 26 tháng 12 năm 2005 đã chính thức đi vào sản xuất.
Hiện Công ty đang chế biến 4 loại nguyên liệu: Cà rốt, bí đỏ, khoai môn, khoai lang với công suất 500-700 kg sản phẩm/ngày cung cấp chủ yếu cho 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2006 Công ty phấn đấu đạt 300 tấn sản phẩm. Trong tương lai sẽ tăng cường thêm các loại sản phẩm: đậu đũa, hành tây, khoai tây, táo, phấn đấu năm 2007 đạt công suất 500 tấn sản phẩm/năm.
2.2 Công nghệ chế biến rau củ tại Công ty TNHH Vitranimex thực phẩm
Rửa
Thái
Chần nóng
Sơ chế
Chuẩn bị nguyên liệu
Làm nguội
Ngâm tẩm
Tách dầu
Làm lạnh
Chiên
Tách nước
Kiểm tra đóng gói
Sản phẩm
Muối
Đường
Hình 3.1 Quy trình chế biến rau củ sấy khô tại Công ty
2.2.1 Sơ đồ quy trình (Hình 3.1)
2.2.2 Thuyết minh công nghệ
* Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu ban đầu (bí đỏ, cà rốt, khoai môn, khoai lang) được thu mua trực tiếp của dân và đem về tập kết ở kho chứa nguyên liệu. Nhà máy sản xuất theo từng chu kỳ và mỗi chu kỳ một loại sản phẩm khác nhau. tuỳ từng trường hợp vào mùa vụ, nhu cầu sản phẩm và khả năng thu mua nguyên liệu mà chế biến ra sản phẩm phù hợp. Nguyên liệu phải được kiểm tra các thông số đầu vào: hàm lượng chất khô nguyên liệu, độ đường, hoạt lực enzym trong nguyên liệu sau đó ghi vào phiếu sản phẩm mục kiểm tra hàng đầu vào. Trường hợp nguyên liệu cần đưa ngay vào sản xuất mà không tiến hành kiểm tra thông số đầu vào thì phải được sự cho phép của bộ phận quản lý chất lượng và ghi rõ vào phiếu sản phẩm để tiến hành theo dõi trong quá trình sản xuất.
* Bước 2: Rửa
Nguyên liệu sau khi đã kiểm tra được đưa vào máy rửa. Quá trình rửa kết hợp với việc chà xát tách lớp vỏ bên ngoài của nguyên liệu. Khoai môn, khoai lang, cà rốt đều phải trải qua công đoạn này.
* Bước 3: Sơ chế
Quá trình sơ chế thực hiện thủ công gồm gọt vỏ kỹ hơn (đối với khoai môn), gọt vỏ (đối với bí đỏ) và loại bỏ phần sâu thối. Tiếp đó, nguyên liệu sẽ được cắt ra thành từng khúc nhỏ hơn để dễ dàng thái theo yêu cầu.
* Bước 4: Thái
tuỳ từng trường hợp vào loại nguyên liệu và yêu cầu về hình dáng của sản phẩm mà đưa vào máy thái cho phù hợp. Có 2 loại máy thái: máy thái cho sản phẩm hình con chì đối với khoai môn, khoai lang còn máy thái lát dùng cho cà rốt và bí đỏ.
* Bước 5: Chần nóng
Riêng đối với khoai môn, phải ngâm khử ngứa bằng muối ăn trước khi đưa vào chần.
Nguyên liệu sau khi thái được đưa vào máy chần nóng. Nước chần nóng có bổ sung muối ăn để tăng vị đậm đà cho sản phẩm và hạn chế sự ngấm nước của nguyên liệu.
Nguyên liệu được chần ở nhiệt độ: 85 – 900C trong 2 phút.
* Bước 6: Làm nguội
Sau khi chần nóng, nguyên liệu đã chín sơ bộ có nhiệt độ cao nên được đưa qua máy làm nguội. Thiết bị chần nóng và làm nguội là 2 thiết bị riêng biệt nhưng được hợp khối với nhau. Giỏ chứa nguyên liệu được vận chuyển từ thiết bị này qua thiết bị khác bằng hệ thống băng chuyền đặt bên trong thiết bị.
Nguyên liệu được làm nguội ở 30 - 320C trong thời gian 2 phút.
* Bước 7: Ngâm tẩm
tuỳ từng trường hợp vào yêu cầu về hương vị của sản phẩm mà bổ sung gia vị tương ứng. Công đoạn này chỉ được thực hiện khi nguyên liệu có hàm lượng đường thấp.
Công ty hiện chưa có thiết bị sấy ngâm tẩm mà chỉ tiến hành ngâm tẩm đường cho nguyên liệu để tạo độ chênh áp suất thẩm thấu giúp quá trình tách nước cho nguyên liệu ở công đoạn chiên dễ dàng hơn.
* Bước 8: Tách nước
Nước được tách bằng phương pháp ly tâm. Máy ly tâm chỉ đặt được 1 giỏ 1 lần.
Tốc độ ly tâm: v = 200 –250 vòng/phút trong thời gian t = 25 – 30 giây.
* Bước 9: Làm lạnh
Sau khi tách nước, bán thành phẩm được đưa vào máy đông lạnh.
Nguyên liệu được làm lạnh ở nhiệt độ: -20 đến –180C trong thời gian 3 giờ.
Sau khi ra khỏi máy làm lạnh, bán thành phẩm vẫn giữ nguyên được màu sắc và hình dạng.
Công ty có 4 thiết bị làm lạnh. Mỗi thiết bị làm lạnh có thể chứa 7 giỏ nguyên liệu.
* Bước 10: Chiên
Do chiên trong điều kiện chân không nên nhiệt độ sôi của dầu biến động trong khoảng 95 – 1000 C (tuỳ từng trường hợp loại sản phẩm). Dầu được hâm nóng trong 3 phút, sau đó xếp từng giỏ chiên vào thiết bị. Thời gian giữa 2 lần đưa giỏ vào là 3 phút để đảm bảo cho dầu chiên đạt nhiệt độ quy định.
Máy chiên được rửa và dầu được thải bỏ định kỳ để thay dầu mới. Thời gian tuỳ từng trường hợp hàm lượng đường trong nguyên liệu, mẩu vụn cháy trong quá trình chiên.
Công ty hiện có 2 thiết bị chiên.
* Bước 11: Tách dầu
Ly tâm tách dầu được thực hiện ngay trong máy chiên. Dầu tách ra khỏi sản phẩm vẫn nằm trong máy chiên và được sử dụng tiếp.
Quá trình được thực hiện trong 2 phút với tốc độ 100 – 200 vòng/phút
Sau khi ly tâm tách dầu, sản phẩm khô, xốp, không ngấy theo yêu cầu chất lượng sản phảm.
* Bước 12: Kiểm tra đóng gói
Sau khi chiên, sản phẩm được kiểm tra chất lượng, nếu đạt yêu cầu sẽ đem đi đóng gói. Hiện tại, bao bì được đặt hàng từ đơn vị khác và đóng gói thủ công. Đóng gói xong được đem vào kho chứa thành phẩm.
2.3 Định mức nguyên liệu, vật tư cho chế biến rau củ tại Công ty
Định mức vật tư, nguyên liệu là việc làm bắt buộc của doanh nghiệp để định giá cho sản phẩm và xác định hiệu quả kinh tế.
Bảng 3.1: Định mức tiêu hao nguyên liệu tại Công ty như sau
TT
Khoản mục
Đơn vị tính
Định mức cho 1 tấn sản phẩm
Nguyên liệu
Cà rốt
kg
9402
Bí đỏ
kg
17609
Khoai lang
kg
5049
Khoai môn
kg
4750
Dầu chiên
kg
280 -350
Nguyên liệu phụ (muối ăn)
Cà rốt, bí đỏ
kg
200
Khoai lang, khoai môn
kg
100
Đường
kg
1200
Axit xitric
kg
3 - 4
Natrisunfit
kg
2.4 - 3
Dầu FO
kg
2200
2.4 Sản phẩm của Công ty
2.4.1 Các sản phẩm và đặc trưng
Hiện nay, Công ty sản xuất ra 4 sản phẩm và đưa ra thị trường với 5 loại:
Chip’s khoai môn sấy.
Chip’s khoai lang sấy.
Chip’s cà rốt sấy.
Chip’s bí đỏ sấy.
Chip’s hỗn hợp.
Các sản phẩm của Công ty có giá trị dinh dưỡng cao và được phân bố chủ yếu cho 2 thị trường lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, sản phẩm của Công ty được phân bố rộng rãi tại các siêu thị: siêu thị ASEAN, siêu thị Hà Nội... và các đại lý khác.
2.4.2 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm
Sản phẩm được kiểm định và đánh giá theo 2 bước:
Sản phẩm trước k...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status