Thiết kế xây dựng nhà máy xi măng với năng suất 1,2 triệu tấn/năm - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
II. GIỚI THIỆU VỀ XI MĂNG POOCLĂNG: 5
III. LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PC, PCB: 8
PHẦN II: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY. 12
I. CƠ SỞ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY : 13
II. GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG HOÀNG THẠCH: 14
III. CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CỦA NGUYÊN, NHIÊN LIỆU : 16
PHẦN III: LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT VÀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT. 19
I. CƠ SỞ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT. 20
II. CHỌN SƠ BỘ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ. 20
III. CHỌN HỆ THỐNG LÒ, TÍNH KÍCH THƯỚC LÒ. 20
PHẦN IV: TÌNH BÀI PHỐI LIỆU. 21
I. NGUYÊN LIỆU – NHIÊN LIỆU: 22
II. TÍNH TOÁN BÀI PHỐI LIỆU: 24
A. XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT LÀM VIỆC CỦA THAN: 24
B. TÍNH TOÁN BÀI PHỐI LIỆU: 24
C TÍNH CƯỜNG ĐỘ CLINKER: 29
PHẦN V: TÍNH TIÊU HAO VẬT CHẤT, NĂNG LƯỢNG CHO NHÀ MÁY 31
I. CÁC SỐ LIỆU BAN ĐẦU : 32
II. TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT TOÀN NHÀ MÁY: 32
PHẦN VI: TÍNH TOÁN KỸ THUẬT PHÂN XƯỞNG LÒ 36
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU PHÂN XƯỞNG LÒ NUNG. 37
I. NHIỆM VỤ CỦA PHÂN XƯỞNG: 37
II. THUYẾT MINH SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ PHÂN XƯỞNG: 37
CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH CHÁY NHIÊN LIỆU. 39
CHƯƠNG III: THIẾT LẬP CÂN BẰNG VẬT CHẤT HỆ THỐNG LÒ. 43
A. SỐ LIỆU ĐẦU: 43
B. THIẾT LẬP CÂN BẰNG VẬT CHẤT HỆ THỐNG LÒ: 44
CHƯƠNG IV: TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT CỦA HỆ THỐNG LÒ. 46
A. NHIỆT LÝ THUYẾT TẠO CL:( theo phương pháp khôđôrôp) 46
B. TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT HỆ THỐNG LÒ : 48
I. NHIỆT CUNG CẤP: 48
II. NHIỆT TIÊU TỐN : 49
C. XÁC ĐỊNH HIỆU XUẤT NHIỆT VÀ HỆ SỐ TÁC DỤNG KỸ THUẬT CÓ ÍCH CỦA LÒ : 51
CHƯƠNG V: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT HỆ THỐNG CYCLÔN 53
I. VẬT CHẤT RẮN: 53
II. CÂN BẰNG KHÍ TRONG HỆ THỐNG CYCLONE: 57
CHƯƠNG VI: TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT HỆ THỐNG CYCLONE. 60
CHƯƠNG VII : CÂN BẰNG NHIỆT CỦA MÁY LÀM LẠNH 68
CHƯƠNG VIII : CÂN BẰNG NHIỆT CỦA MÁY NGHIỀN THAN. 70
CHƯƠNG IX : TÍNH ĐƯỜNG KÍNH CYLONE. 72
I. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA CÁC KHÍ : 72
II. XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ BỤI CỦA KHÍ THẢI : 73
III. XÁC ĐỊNH LƯỢNG KHÍ THẢI VÀ KHÔNG KHÍ TRONG 1 GIỜ : 74
IV. TÍNH ĐƯỜNG KÍNH CYCLONE : 75
CHƯƠNG X : TÍNH TRỞ LỰC CỦA HỆ THỐNG LÒ. 77
CHƯƠNG XI: CÂN BẰNG NHIỆT MÁY NGHIỀN LIỆU. 81
PHẦN VII: TÍNH TOÁN NĂNG SUẤT VÀ CHỌN THIẾT BỊ CÁC PHÂN XƯỞNG CHÍNH. 83
CHƯƠNG I: PHÂN XƯỞNG LÒ NUNG. 84
I. CHỌN HỆ LÒ : 84
II. CHỌN VẬT LIỆU CHỊU LỬA CHO LÒ : 85
III. CHỌN MÁY LÀM LẠNH CLINKER : 87
IV. TÍNH VÀ CHỌN CÁC THIẾT BỊ PHỤ : 90
CHƯƠNG II: PHÂN XƯỞNG NGUYÊN LIỆU. 99
I. QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA PHÂN XƯỞNG: 99
II. LỰA CHỌN THIẾT BỊ NGHIỀN PHỐI LIỆU: 100
III. LỰA CHỌN THIẾT BỊ ĐẬP SƠ BỘ: 107
IV. KHO CHỨA VÀ SILO ĐỒNG NHẤT : 111
CHƯƠNG III: PHÂN XƯỞNG NGHIỀN XI MĂNG. 120
I. QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA PHÂN XƯỞNG: 120
II. NHIỆM VỤ CỦA PHÂN XƯỞNG : 120
III. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA PHÂN XƯỞNG : 120
IV. TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ CHÍNH TRONG PHÂN XƯỞNG : 120
CHƯƠNG IV: PHÂN XƯỞNG ĐÓNG BAO. 126
I. QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ. 126
CHƯƠNG V: PHÂN XƯỞNG NHIÊN LIỆU. 128
I. QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ. 128
II. NHIỆM VỤ PHÂN XƯỞNG: 128
CHƯƠNG VI: CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ KHÍ NÉN. 139
I. CUNG CẤP ĐIỆN : 139
II. CẤP THOÁT NƯỚC : 139
III. CUNG CẤP KHÍ NÉN : 139
IV. PHẦN XẤY DỰNG : 139
CHƯƠNG VII: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ KIỂM TRA SẢN XUẤT. 140
I. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG : 140
II. VỆ SINH CÔNG NGHIỆP : 140
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG : 141
IV. KIỂM TRA SẢN XUẤT : 141
PHẦN VIII : 143
I. TỔ CHỨC : 144
II. KINH TẾ : 144
I. MỞ ĐẦU:
Xi măng là một loại vật liệu xây dựng quan trọng, không thể thiếu được trong các công trình xây dựng cơ bản ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.Ngành xi măng phát triển sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, do vậy nhu cầu về sử dụng xi măng trong công tác xây dựng cơ bản ngày một tăng. Mặc dù sản lượng xi măng sản xuất trong nước ngày một tăng nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Để đáp ứng nhu cầu xi măng trong nước và tiến tới xuất khẩu thì việc mở rộng và xây dựng các nhà máy mới dựa trên nguồn nguyên, nhiên liệu phong phú, cũng như nguồn nhân lực dồi dào là rất cần thiết.
Qua việc phân tích đánh giá tình hình và cân nhắc kỹ càng, trong đồ án này dự định sẽ xây dựng một nhà máy xi măng với năng suất 1,2 triệu tấn xi măng /năm.Nhà máy sẽ được áp dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại, trình độ tự động hoá ở mức cao nhằm tiết kiệm nhiên liệu, điện năng và các vật tư sản xuất, đảm bảo chất lượng clinke ra lò, giảm bớt người lao động trực tiếp trong nhà máy. Sản phẩm của nhà máy sản xuất đạt chất lượng mác XM Pooclăng hỗn hợp (PCB 40). Ngoài ra, vấn đề bảo đảm vệ sinh công nghiệp theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế.
II. GIỚI THIỆU VỀ XI MĂNG POOCLĂNG:
Ximăng Pooclăng (XMP) là sản phẩm của hỗn hợp nghiền mịn gồm clinke XMP, (3 - 5%) thạch cao và 1% của một số phụ gia công nghệ khác (nếu cần).
Ximăng Pooclăng hỗn hợp (PCB) là sản phẩm của hỗn hợp nghiền mịn gồm clinke xi măng pooclăng với (3÷5%) thạch cao và phụ gia hỗn hợp < 40%( trong đó phụ gia lười < 20%).
Trong đó :
 Clinke XMP: là sản phẩm nung đến kết khối của hỗn hợp chủ yếu là đá vôi và đá sét mà thành phần khoáng chủ yếu : C3S, C2S.
 Thạch cao : là phụ gia điều chỉnh thời gian đông kết của xi măng.
 Phụ gia : bao gồm phụ gia đầy ( lười ) và phụ gia khoáng hoạt tính.
 Phụ gia đầy ( lười) : là chất độn cho vào làm tăng năng suất sản phẩm và không tham gia phản ứng Hydrat hóa với các khoáng trong xi măng.
 Phụ gia khoáng hoạt tính : là chất độn nhưng có tham gia phản ứng với các khoáng trong xi măng, phụ gia khoáng hoạt tính đưa vào nhằm cải thiện một số tính chất của xi măng.
 Ngoài ra còn có phụ gia công nghệ khác : phụ gia trợ nghiền và phụ gia bảo quản.
Như vậy, PCB khác với PC về hàm lượng phụ gia có trong xi măng.

1. Các đặc trưng cơ bản của Clinker XMP :
a. Thành phần hóa :
 Gồm 4 oxit chính : CaO, SiO2, Al2O3, Fe2O3, với tổng hàm lượng 95% ÷ 97%.
 Và các oxit khác : R2O, MgO, SO2, P¬2O5, TiO2, MnO2, Cr2O3…với tổng hàm lượng 3% ÷ 5%.

b. Thành phần khoáng :
+ Gồm 4 khoáng chính : C3S, C2S, C3A, C4AF : 95% ÷ 97%.
 Nhóm khoáng Silicat ( khoáng khó nóng chảy) : C3S, C2S :75% ÷ 82%.
 Nhóm khoáng nóng chảy : C3A, C4AF : 7% ÷ 22%.
+ Các khoáng khác : CS, C3S2, A3S2…
+ Các oxit tự do : CaO, MgO…
+ Pha thủy tinh.

2. Các tính chất cơ bản của XMP :
a. Khối lượng thể tích (dung trọng): [ g/l ].
o Dạng tơi : 900 ÷ 1100 [ g/l ].
o Dạng chặt : 1400 ÷ 1700 [ g/l ].

b. Độ mịn : [cm2/g] hay [ % ].
o Tỷ diện : 2800 ÷ 3200 [cm2/g].
o Sót sàng : 008 ( sàng với kích thước lỗ : 8 µm ) ≤ 15% (hiện nay thường 1 ÷ 2 %).

c. Thời gian đông kết : [ giờ, phút ].
+ Thời gian bắt đầu đông kết : ≥ 45 [ phút ].
+ Thời gian kết thúc đông kết : ≤ 10 [ giờ ].
Khoảng thời gian này gọi là thời gian đông kết.
* Thời gian đông kết phụ thuộc vào :
+ Nhiệt độ : khi nhiệt độ tăng thì thời gian đông kết giảm. Vì quá trình Hydrat hóa phụ thuộc vào nhiệt độ.
+ Độ mịn : thời gian đông kết giảm nếu độ mịn của xi măng cao.
+ Hàm lượng Thạch Cao : vì Thạch Cao tham gia trực tiếp vào quá trình hydrat hóa của xi măng ( phản ứng hóa học với khoáng C3A).

d. Lượng nước tiêu chuẩn : [ % ].
Bao gồm :
o Nước liên kết.
o Nước tạo linh động.
* Lượng nước tiêu chuẩn phụ thuộc vào các yếu tố :
o Thành phần khoáng của Clinker .
o Độ hoạt tính của các khoáng ( hiệu suất phản ứng).
o Độ mịn : độ mịn càng tăng thì lượng nước tiêu chuẩn càng tăng.
* Sau khi đông kết : nước liên kết nằm lại trong sản phẩm. Nước tạo độ linh động thì bay đi một phần, còn lại nằm trong sản phẩm và mất dần dần sau đó để lại những lỗ xốp và kết quả sẽ làm giảm cường độ của đá xi măng. Vậy cần làm giảm lượng nước này ( có thể đưa thêm vào phụ gia làm giảm nước ).

e. Độ ổn định thể tích : [mm].
Độ ổn định thể tích là chỉ tiêu đánh giá độ nở thể tích muộn do quá trình hydrat hóa của CaO và MgO tự do.
* Các yếu tố ảnh hưởng đên độ ổn định thể tích:
o Hàm lượng CaO và MgO tự do trong xi măng.
o Lượng nước tiêu chuẩn.

f. Mác xi măng :
Tạo mẫu : trộn 1 xi măng + 3 cát tiêu chuẩn + nước tiêu chuẩn, rồi đóng thành mẫu có kích thước : 40 x 40 x 160 hay 7,07 x 7,07 x 7,07.
Giá trị cường độ chịu nén của mẫu trên đo được sau 28 ngày dưỡng mẫu được gọi là Mác Xi Măng.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến Mac xi măng:
+ Thành phần các khoáng chính cho cường độ : C3S, C2S.
+ Độ mịn của xi măng : độ mịn của xi măng càng tăng thì mác xi măng càng lớn.
+ Lượng nước tiêu chuẩn.



/file/d/1B0dEjZ ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status