Nghiên cứu xây dựng kĩ thuật nuôi trồng vi tảo làm thức ăn cho con giống động vật biển - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu xây dựng kĩ thuật nuôi trồng vi tảo làm thức ăn cho con giống động vật biển



MỤC LỤC.
 Trang
MỞ ĐẦU.
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU.
I.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VI TẢO.
I.1.1. Phân loại.
I.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu trúc.
I.1.3. Hình thức sinh sản.
I.1.4. Dinh dưỡng vi tảo.
I.1.4.1. Dinh dưỡng Cacbon.
I.1.4.2. Dinh dưỡng Nitơ.
I.1.4.3. Dinh dưỡng Phospho.
I.1.4.4. Dinh dưỡng vi lượng.
I.1.4.5. Các vitamin,chất kích thích sinh trưởng.
I.2. MỘT SỐ ĐẶC TÍNH SINH LÍ CỦA VI TẢO.
I.2.1. Ánh sáng.
I.2.2. Nhiệt độ.
I.2.3. Độ mặn.
I.2.4. pH. .
I.3. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA VI TẢO TRONG CHĂN NUÔI THUỶ SẢN.
I.3.1 Lịch sử quá trình nghiên cứu sản xuất và ứng dụng vi tảo làm thức ăn cho con giống động vật biển trên thế giới và ở Việt Nam.
I.3.2. Giá trị dinh dương của tảo đơn bào sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản.
I.3.3. Vai trò của VI tảo trong tự nhiên và trong chăn nuôi thuỷ sản.
I.3.4. Yêu cầu của vi tảo trong việc sử dụng làm thức ăn chăn nuôi giống động vật biển.
I.3.5. Các lớp, chi vi tảo thường sử dụng làm thức ăn cho con giống động vật biển. .
I.3.6. các phương pháp nuôi thu sinh khối vi tảo.
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
II.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
II.1.1. Một số đặc điểm của đối ttượng nghiên cứu.
II.1.2. Thành phần hoá học
II.1.3. Sinh trưởng và phát triển.
II.1.4. Ứng dựng của vi tảo Nannochloropsis.
II.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
II.2.1. Các phương pháp phân lập vi tảo.
II.2.2. Làm sạch vi tảo.
II.2.3. Bảo quản giống tảo.
II.2.4. Các phương pháp đánh giá sinh trưởng tế bào vi tảo.
 II.2.5. Phương pháp đo cường độ quang hợp.
II.3. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ, HOÁ CHẤT SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU.
II.3.1. Dụng cụ, thiết bị.
II.3.2. Môi trường, hoá chất
CHƯƠNG III KẾT QỦA VÀ BÀN LUẬN .
III.1. NGHIÊN CỨU TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM .
III.1.1. Phân lập lại và bảo quản giống .
III.1.2. Nhân giống sơ cấp
III.1.3. Nhân giống thứ cấp .
III.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. .
III.1.4.1. Xác định phương pháp khử trùng phù hợp với điều kiện nuôi vi tảo trong thí nghiệm cũng như khi ứng dụng vào sản xuất .
III.1.4.2. Cải tiến môi trường Walne .
III.1.4.3. Xác định ảnh hưởng của nồng độ muối
III.1.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi bằng nước biển nhân tạo và bán nhân tạo tới sự phát triển của vi tảo .
III.1.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng .
III.1.4.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ .
III.1.4.7. Nghiên cứu đánh giá hoạt tính quang hợp vi tảo .
III.2. NGHIÊN CỨU TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
III.2.1. Tìm kiếm môi trường phân bón thích hợp nuôi sinh khối vi tảo .
III.2.1.1. Sử dụng phân bón N,P làm nguồn thức ăn nuôi sinh khối vi tảo .
III.2.1.2. Bổ sung ure vào môi trường phân bón .
III.2.1.3. Bổ sung môi trường giàu axit amin vào môi trường phân bón
III.2.2. Nhân giống thứ cấp và thử nghiệm nuôI sinh khối trong điều kiện tự nhiên .
III.3. TRIỂN KHAI ÁP DỤNG THỰC TIỄN .
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .
TÀI LIỆU THAM KHẢO .
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


L,BP,BS
Nitzschia,Cyclotella
BS
Haptophyceae
Isochrysis
PL,BL,BP,BS
Pseudoisochrysis
BL,BP,ML
Dicrateria,Coccolithus
BP
Prasinophyceae
Tetraselmis
PL,BL,BP,AL,BS,MR
Pyraminonas
BL,BP
Chrysophyceae
Monoshrysis
BL,BP,BS,MR
Cryptophyceae
Chroomonas
BP
Cryptomonas
BL,BP
Xanthophyceae
Olisthodiscus
BP
Chlorophyceae
Carteria,Chrorococum
BP
Brachiomonas
BP
Dunaliella
BP,BS,MR
Chlamydomonas
BP,BS,MR
Chlorella
BL,BP,FZ,MR,BS
Scenedesmus
FZ,MR,BC
Cyanophyceae
Spirulina
PL,PP,BS,MR
Bảng 1: Các lớp chi vi tảo sử dụng trong chăn nuôi thuỷ sản.
Ghi chú:
PL:ấu trùng tôm. AL:ấu trùng bào ngư.
BL:ấu trùng nhuyễn thể hai vỏ. MR:Luân trùng.
ML:ấu trùng tôm nước ngọt. BS:Artemia.
BP:Hậu ấu trùng nhuyễn thể hai vỏ. SC:Saltwatercopepods.
FZ:Phù du động vật.
Các loài tảo trên có kích thước vài àm đến hơn 100àm,đa số là nước mặn và được sản xuất làm thức ăn tươi sống.(Đặng Đình Kim, 1998).
I.3.6. các phương pháp nuôi thu sinh khối vi tảo.
Việc nuôi thu sinh khối vi tảo có thể tiến hành theo các phương pháp sau:
-Phương pháp gián đoạn : là phương pháp nuôi thu sinh khối gián đoạn theo mẻ sau đó thiết bị lại được khử trùng ,bổ sung môi trường và giống cho mẻ mới.Giống phải luôn sẵn sàng cung cấp đủ cho các mẻ.
Ưu,nhược điểm của phương pháp là :kĩ thuật nuôi đơn giản,chi phí thấp, dễ sử lý khi gặp tạp nhiễm,nhưng vận hành khó khăn,tốn nhiều nhân lực.
-Phương pháp nuôi bán liên tục: sau khi thu hoạch sinh khối tảo được giữ lại 1 phần từ 10-50% tuỳ theo từng loại tảo và từng trường hợp,điều kiện nuôi sau đó tiếp tục bổ sung môi trường ,cứ làm như vậy vài mẻ thì khử trùng toàn bộ và bổ sung giống và môi trường mới hoàn toàn cho một chu kì mới.
Ưu,nhược điểm của phương pháp:Kĩ thuật nuôi đơn giản,khá hiệu quả,dễ xử lý khi tạp nhiễm nhưng vận hành phức tạp,tốn nhiều nhân công lao động.
-Phương pháp nuôi liên tục: là phương pháp nuôi thu sinh khối mà môi trường nuôi đi vào liên tục và dịch tảo đi ra liên tục.
Ưu,nhược điểm của phương pháp:Hiệu quả cao,năng suất cao,vận hành đơn giản nhưng đồi hỏi thiết bị phức tạp,đắt tiền,kĩ thuật cao,khó sử lý khi tạp nhiễm.
-Phương pháp nuôi trong nhà: toàn bộ hệ thống nuôi được bố trí trong nhà nuôi và sử dụng hoàn toàn bằng ánh sáng nhân tạo.
Ưu,nhược điểm của phương pháp:Có thể dễ dàng khống chế được các yếu tố tác động như nhiệt độ, ánh sáng nhưng giá thành cao.
-Nuôi ngoài trời :Việc nuôi tảo cũng như bố trí hệ thống nuôi được tiến hành trong điều kiên tự nhiên,tận dụng được ánh sáng mặt trời nên chi phí thấp hơn nhưng khó khăn trong việc khống chế các điều kiện môi trường tự nhiên, tính ổn định không cao.
-Nuôi trong hệ thống kín:Toàn bộ môi trường nuôi được cách li với môi trường bên ngoài bởi hệ thống kín.
Ưu,nhược điểm của phương pháp:Hạn chế được khả năng tạp nhiễm nhưng chi phí cao,thiết bị phức tạp.
-Nuôi trong hệ thống hở:Thiết bị đơn giản hơn,chi phí giảm nh dễ bị tạp nhiễm nhưng.
ở Việt Nam người ta thường tiến hành theo phương pháp nuôi từng đợt và phương pháp bán liên tục.
chương 2 đối tượng và CáC phương pháp nghiên cứu.
Ii.1. Đối tượng nghiên cứu.
Hình2 : Chủng vi tảo Nannochloropsis sp.
II.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là chủng Nannochloropsis sp có nguồn gốc từ Trung Quốc và được cung cấp bởi TS. Nguyễn Hữu Đại,Viện Hải Dương Học Nha Trang dưới dạng chủng sản xuất. Khoá phân loại của đối tượng như sau:
Nhóm tảo(algae) .
Ngành tảo lục (Chlorophyta).
Họ (family): Monodopsidaceae.
Lớp (class): Eustigmatophyceae.
Giống, loại (genus): Nannochloropsis.
Chủng, loài (Species): Nannochloropsis sp.
Để phân loại chủng N.sp với các vi tảo khác người ta dựa vào các đặc điểm đặc thù của chúng như : sự thiếu các sắc tố quang hợp chlorophyll b, c , có thành phần axít béo ecosapentaenoic acid (EPA) cao (Maruyanma et al.,1986) và sự tồn tại của các sterol đặc thù (Pattersol et al.,1994; Gladu & Pettersol, 1995). Ngoài ra người ta còn sử dụng kĩ thuật phân tử xác định chuỗi gen rARN 18s để phân biệt và thiết lập nên khoá phân loại.
Chủng Nannochloropsis sp lần đầu tiên được mô tả bởi Hibbered (1981). N.sp rất khó xác định và phân biệt với các loài tảo lam dưới kính hiển vi quang học vì chúng có kích thước nhỏ bé. N.sp là những cá thể đơn bào có dạng hình hạt như hình...., kích thước từ 2-3 àm.Dưới kính hiển vi điện tử, người ta quan sát thấy những túi mỏng dẹt bên trong tế bào chất, kết nối với màng tế bào chất và màng nhân (Santos & Leedale, 1995). Ngoài ra trong tế bào chất còn có các bào quan khác như lục lạp, nhân, màng thylacoid, và các giọt lipid.
II.1.2. Thành phần hoá học.
Nannochloropsis là giống tảo có nhiều thành phần axit béo,đặc biệt là các axít béo không no với hàm lượng cao và cân đối.Mà các axít béo không no được xem như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá giá trị dinh dưỡng của một loài vi tảo khi sử dụng chúng làm thức ăn trong chăn nuôi thuỷ sản.Hàm lượng lipid chiếm 18%, Protein chiếm 35%,hydratecacbon chiếm 7,8% trọng lượng khô (Brown,1991). Thành phần Eicosapentaeinoic acid của Nannochloropsis cao chiếm khoảng 28,8% tổng số acid béo, hàm lượng Vitamin C và Riboflavin đạt giá trị tương ứng là 8mg/g và 50àg/g trọng lượng khô(Volkman và cộng sự,1993), có đầy đủ 19 loại axit amin cần thiết cho cơ thể động vật ( Brown và cộng sự,1993) do đó chúng đã được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Brown và cộng sự (1993) khi nghiên cứu Nannochloropsis đã thấy rằng thành phần protein thay đổi mạnh ở các pha sinh trưởng khác nhau, cao nhất ở giữa và gần cuối pha logarit,hàm lượng này giảm dần ở pha cân bằng. Tương tự như hàm lượng protein,hàm lượng lipid tổng số cũng biến đổi rất nhiều trong điều kiện dinh dưỡng bị hạn chế(Sukenik, 1986, McGinnis và cộng sự ,1991,trích theo Reintan và cộng sự ,1997).Dưới đây là bảng các thành phần hoá học của tảo Nannochloropsis sp (% khối lượng khô):
STT
Thành phần
% trọng lượng khô
1
Khối lượng khô
18.40%
2
năng lượng từ
10ml sinh khối khô
44.4 calo
3
Protein tổng số
52.11%
4
Carbohydrate
16%
5
Lipid tổng số
27.64%
6
Vitamin C
0.85%
7
Chlorophyl a
0.89%
Bảng 2: Thành phần hoá học của tảo Nannochloropsis.
Thành phần các axit amin và các axít béo của tảo Nannochloropsis được thể hiện theo bảng sau:
STT
Thành phần
axit amin(a)
%
Thành phần axit béo (b)
%
1
Aspatic
8.4
Lauric acid
0.35
2
Glutamic
9.48
Myristic acid
3.29
3
Serin
3.31
Pentadecanoic acid
0.23
4
Histidin
0.61
Palmitic
16.57
5
Glysin
5.11
Palmitoleic acid
21.25
6
Prolin
9.2
Heptadecanoic acid
0.36
7
Alanin
1.54
Stearic acid
0.54
8
Arginin
3.57
Oleic acid
5.3
9
Tyrosin
1.06
Linoleic acid
3.4
10
Threonin
5.28
Linolenic acid
0.47
11
Valin
6.9
Octadecatetraenoic
0.47
12
Methionin
2.64
cis-8,11,14-Eicosatrienoic acid
0.21
13
Phenynalanin
1.92
Arachidonic acid(AA)
3.94
14
Isoleucin
1.47
Eicosatetraenoic acid
0.21
15
Leucin
8.57
Eicosapentaenoic acid
31.42
16
Lysin
9.07
Docosahexaenoic acid
0.22
Bảng 3: Thành phần axitamin và axit béo của tảo Nannochloropsis.
(a):Theo số liệu của Brown và cộng sự,1993.
(b):Theo số liệu (2)
Như vậy các axit amin không thay thế ở tảo Nannochloropsis sp như : Phenylalanin,methiolin,Leucin,Lizin...,những axit béo không no quan trọng như EPA,DHA,AA,có hàm lượng khá cao, và được đánh giá là cao hơn hẳn ở tảo chlorella sp và ở nấm men (Kobayashi và CS, 1995).
Thành phần sắc tố quang hợp: Nannochloropsis.sp thiếu sắc tố chlorophyll b, c (Whittle and Caselton, 1975). Sắc tố quang hợp chính ở chủng N.sp là violaxanthin, vaucherxanthin, beta-caroten (Anita và Cheng, 1982; Karsol et al .,1996). Zeaxanthin và anthraxanthin là hai sắc tố phụ nhưng lại được xem là thành phần của chu trình xanthophyll ở vi tảo Nannochloropsis (L.M.Luban,personal communication).
II.1.3. Sinh trưởng và phát triển.
Quá trình phát triển của vi tảo Nannochloropsis được chia thành 4 pha chính gồm: pha thích nghi, pha luỹ tiến, pha cân bằng, và pha tàn lụi.
Với các đặc trưng của các pha như sau:
-Pha thích nghi: Dung dịch tảo có màu xanh trong.
-Pha luỹ tiến: Dung dịch tảo có màu xanh đục.
-Pha cân bằng: Dung dịch tảo có màu xanh đậm, có độ đục cao.
-Pha tàn lụi: Dung dịch tảo nhạt màu, trở lên trong, tảo kết tụ lắng xuống đáy, có màu xanh bạc, có mùi tanh.
II.1.4. ứng dựng của tảo Nannochloropsis.
Khi sử dụng 100% Nannochloropsis cho ấu trùng sò huyết ở giai đoạn sống trôi nổi, có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, và tỷ lệ sống cao nhất. Nhưng ở giai đoạn sống đáy của sò huyết lại sử dụng hỗn hợp vi tảo Nannochloropsis (50%), Chaetoseros sp (25%) và Isochrysis sp (25%) thì sò có tốc độ tăng trưởng nhanh và tỷ lệ sống cao. Đó là do ở giai đoạn ấu trùng sò (cũng như các loại ấu trùng khác) có kích thước nhỏ chỉ 60-120 àm và chỉ có khả năng sử dụng vi tảo có kích thước nhỏ như Nanochloropsis (2-3 àm) làm thức ăn(Lê Trung Kì, Viện nghiên cứu thuỷ sản III, 2004).
Vi tảo Nannochloropsis có hàm lượng lipid các axít béo không no cao, đặc biệt là các axít béo cần thiết cho sự phát triển của ấ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status