Thiết kế dây truyền sản xuất thức ăn - pdf 28

Download miễn phí Đồ án Thiết kế dây truyền sản xuất thức ăn



MỤC LỤC
 Trang
Lời mở đầu
 
Phần I: vài nét về thức ăn gia súc
I. Sự ra đời của thức ăn hỗn hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .5
II. Lợi ích của việc sử dụng thực ăn hỗn hợp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .6
III. ý nghĩa của việc chế biến thức ăn gia súc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7
IV. thức ăn hỗn hợp và nguyên liệu dùng để chế biến chúng. . . . . . . . . . . . . .9
V. ép viên và đóng bánh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1. Sơ lược lý thuyết về quá trình nén. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .11
2. Ép viên thức ăn gia súc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
3. Đóng bánh thức ăn gia súc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
VI. Các khâu kỹ thuật cơ bản trong dây truyền sản xuất thức ăn gia súc. . . .15
1. Làm sạch các tạp chất trong nguyên liệu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
2. Nghiền nguyên liệu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .16
3. Trộn các cấu tử thành phần thức ăn hỗn hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
3.1. Chuẩn bị các thành phần vi lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
3.2. Trộn mật rỉ thức ăn hỗn hợp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
3.3. Đóng bánh thức ăn hỗn hợp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
3.4. Đóng viên thức ăn hỗn hợp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
 
Phần II : Tính toán thiết kế máy ép trục vít
I. Tính chọn các thông số kỹ thuật của máy. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
II. Công suất động cơ và hộp giảm tốc - bộ truyền đai. . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
1. Công suất động cơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
2. Hộp giảm tốc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .28
3. Bộ truyền đai thang. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
III. Tính toán vít đẩy máy ép. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .31
IV. Tính toán sức bền trục vít ép. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .38
V. Tính toán sức bền vòng vít ép. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .41
VI. Tính toán khuôn cối và bulông kẹp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
1. Tính khuôn cối. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .46
2. Bulông kẹp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .47
VII. Tính chọn ổ lăn trục vít. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
VIII. Tính toán bộ phận cắt. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .51
Tài liệu tham khảo
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nén tiến hành với vận tốc giảm dần (giai đoạn hai ). Cuối cùng, nén các sản phẩm trong mặc dù là áp suất ép khá lớn, nhưng chiều dày của lớp sản phẩm giảm xuống không đáng kể. Chiều dày của lớp sản phẩm tăng từ h1 đến h2 khi không tiếp tục nén, đó là do sự xuất hiện của biến dạng đàn hồi, và sự nở của không khí bị nén trong sản phẩm .
Chỉ số độ chặt của sản phẩm ép được biểu diễn bằng hệ số nén, V4 là thể tích sản phẩm trước khi nén, V2 là thể tích sản phẩm sau khi nén.
Ngoài ra, quá trình ép còn được đặc trưng bằng trị số nở tương đối của sản phẩm.
V2 là thể tích sản phẩm sau khi nén, V0 là thể tích nhỏ nhất của sản phẩm khi bị nén ở áp suất cực đại.
Trong qúa trình nén phải tìm cách tăng chỉ số nén. Các chỉ số nén chịu ảnh hưởng của điều kiện nén và những đặc tính lý hoá của sản phẩm nén.
Điều kiện nén gồm có : áp lực nén, thời gian nén, sản phẩm chịu tác dụng của lực nén, nhiệt độ của bộ phận nén và nhiệt độ của vật liệu, đặc tính cấu tạo và tình trạng kỹ thuật của bộ phận nén. Những đặc tính lý hoá của của sản phẩm gồm có : thành phần hoá học của sản phẩm, độ phân tán của sản phẩm, hệ số ma sát nội và ma sát ngoại, tính hút nước của sản phẩm số lượng và tính chất của chất kết dính .
áp suất nén càng tăng chỉ số độ chặt và độ cứng của sản phẩm ép càng tăng, thời gian nén dài sẽ gây ra sự trễ của lực căng trong sản phẩm, do đó hệ số nở của sản phẩm giảm xuống.
Nhiệt độ của sản phẩm là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình nén, vì nhiệt độ ảnh hưởng đến trạng thái của nước và độ bền vững của liên kết giữa nước với sản phẩm. Tăng nhiệt độ sẽ tạo khả năng dịch chuyển ẩm, làm cho sản phẩm trở nên dẻo, giảm hệ số nở. Tăng độ ẩm thì sự liên kết giữa các phân tử tăng lên, nhưng thừa nước thì tác dụng sẽ ngược lại .
Thành phần hoá học của sản phẩm cũng ảnh hưởng đến độ cứng của sản phẩm nén. Thức ăn gia súc chứa nhiều Xen-luloza, do đó khi ép viên hay đóng bánh sẽ kém vững chắc và đòi hỏi phải nén với áp lực lớn. Thức ăn gia súc giầu tinh bột và protit thì khi ép viên sẽ đơn giản hơn .
Ngoài độ cứng của sản phẩm, năng suất của máy nén và chi phí về năng lượng của những đặc điểm cơ bản của quá trình nén .
2- ép viên thức ăn gia súc
Viên thức ăn gia súc có dạng trụ nhỏ đường kính từ 2,4 đến 20 mm, dài bằng 1,5-2,0 đường kính. Kích thước của viên thức ăn phụ thuộc và mục đích sử dụng nó. Viên thức ăn nhỏ chủ yếu dùng để nuôi gia cầm non, còn viên thức ăn đường kính cỡ 5 mm dùng để nuôi gia cầm lớn và cá. Viên thức ăn lớn dùng để nuôi gia súc lớn.
Mỗi viên thức ăn đều chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng theo thực đơn nuôi dưỡng gia súc, loại thức ăn dạng này được gia cầm rất ưa thích. Viên thức ăn cũng được dùng để chăn nuôi gia súc vừa và lớn. Thức ăn gia súc dạng viên còn rất thích hợp cho chăn nuôi cá, bởi vì viên thức ăn có thể nằm lâu trong nước vẫn giữ được các chất dinh dưỡng không bị mất đi .
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, nhờ chế biến ở nhệt độ cao và làm ẩm khi hấp, khi ép viên nén giá trị dinh dưỡng của viên thức ăn được tăng lên do sự dexorin hoá tinh bột và biến tính Protit. Kết quả chăn nuôi gia cầm bằng thức ăn dạng viên cho thấy rằng kết quả cũng tốt như chăn nuôi bằng thức ăn dạng bột. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng thức ăn gia súc dạng viên có giá trị dinh dưỡng cao hơn .
Thức ăn dạng viên có một ưu điểm rõ rệt nhất là khối lượng riêng cao, thể tích kho chứa được thu hẹp, dễ vận chuyển bằng cơ học và khí động học, thuận tiện cho việc vận chuyển ở dạng rời không cần bao gói và dễ cơ khí hoá việc cho ăn ở các chuồng trại .
Có hai phương pháp sản xuất thức ăn viên : Phương pháp khô và phương pháp ướt. Sản xuất bằng phương pháp khô khi trước khi ép viên, thức ăn gia súc (dạng bột ) được hấp hơi, và đôi khi có trộn thêm mật rỉ, hydrol, chất béo. Sản xuất bằng phương pháp ướt nghĩa là phải trộn vào bột thức ăn một lượng nước ( nhiệt độ 70 - 800c ). Đủ để tạo thành bột nhão với độ ẩm 30-35%, sau đó đưa vào tạo viên , sấy, và làm nguội .
3 - đóng bánh thức ăn gia súc
Thành phần của thức ăn khẩu phần đầy đủ gồm có những cấu tử kích thước khô ( cỏ, rơm ), cho nên khó đảm bảo độ đồng đều về thành phần dinh dưỡng. Trong thức ăn này có những phân tử bột nhỏ và những phân tử bột lớn dài đến 50mm ( Rơm, cỏ ). Loại thức ăn này tơi xốp, khối lượng riêng nhỏ. Trong quá trình vận chuyển (không bao gói ) thức ăn này rất dễ tự phân loại. Khi bảo quản lại cần kho thể tích lớn. Để khắc phục các nhược điểm đó người ta nén thức ăn này lại thành bánh .
Để tăng cường độ dính của thức ăn thì trước khi nén có thể đun nóng, làm ẩm, hấp hơi hay cho vào một vài chất phụ gia để làm chất kết dính. Nhưng độ ẩm của hỗn hợp thức ăn trước khi ép không vượt quá 15-16%.
Tổn khấu về năng lượng phụ thuộc vào kích thước của bánh thức ăn, áp suất nén, trạng khối của sản phẩm, hệ số ma sát của thức ăn vào thành máy. Kích thước của bánh thức ăn phụ thuộc vào cấu tạo của máy nén. Nếu nén bằng máy B-8230 thì kích thước của bánh thức ăn là 160 x 130 x 68 mm, nén bằng máy C-3 thì kích thước bánh thức ăn là 140 x 16 40 mm.
VI - Các khâu kỹ thuật cơ bản trong dây chuyền sản xuất thực ăn hỗn hợp cho gia súc
1 - làm sạch các tạp chất trong nguyên liệu
Nguyên liệu đưa vào xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc thường lẫn nhiều loại tạp chất khác nhau, hay là tạp chất vô cơ, hay là tạp chất hữu cơ hay tạp chất sắt. Để đảm bảo không ảnh hưởng đến giá trị của thức ăn cũng như an toàn cho máy móc, nhất thiết phải loại bỏ các tạp chất. Tuỳ theo nguyên liệu đưa vào xí nghiệp thuộc dạng hạt hay dạng bột mà dây chuyền làm sạch tạp chất phải thay đổi cho thích hợp .
Làm sạch tạp chất trong dây chuyền sản xuất thức ăn gia súc tương đối đơn giản. Thường chỉ có thiết bị sàng và nam châm. ở những cơ sở sản xuất nhỏ, có thể chỉ bố chí một lớp sàng trước khi nguyên liệu vào vừa chứa tạm thời là đủ .
Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất làm sạch nguyên liệu gồm :
+ Độ tạp chất
+ Đặc tính của tạp chất
+ Kích thước lỗ sàng
+ Năng suất của thiết bị
+ Độ dốc của mặt sàng
Sau khi làm sạch , nguyên liệu phải đảm bảo các yêu cầu sau đây :
+ Tạp chất lớn : không có
+ Tạp chất khoáng (các loại ): không quá 0.25%
+ Tạp chất hữu cơ : không quá 0.4%
+ Sâu mọt : không quá 0.25%
2- Nghiền nguyên liệu
Phần lớn các cấu tử dùng trong công nghiệp thức ăn gia súc thường khác nhau về tính chất vật lý, cũng như về mức độ chuẩn bị cho sản xuất thức ăn. Nguyên liệu được chia làm 3 loại :
+ Nguyên liệu dạng bột ( cám, bột lương thực và các loại bột khác ) không cần tiếp tục nghiền nữa.
+ Nguyên liệu hạt ( hạt lương thực, hạt đậu .....) cần được nghiền nhỏ thành bột.
+ Nguyên liệu dạng cục (khô dầu, phấn, bắp ngô ..) phải được đập sơ bộ và nghiền nhỏ .
Mức độ nghiền các sản phẩm làm thức ăn hỗn hợp cho gia súc phụ thuộc vào loại và tuổi của con vật. Và phải nghiền đến độ nhỏ có thể đảm bảo trộn đều các cấu tử thành phần. Ngoài ra, thức ăn đã nghiền nhỏ sẽ tốn ít năng lượng khi nhào và nấu cũng nhanh ( nếu cần ). Nghiền đúng yêu cầu về độ nhỏ sẽ tạo điều kiện tiêu hoá cao nhất các chất dinh dưỡng có trong thức ăn hỗn hợp.
Trong công nghiệp thức ăn gia súc, thường các cấu tử rời được nghiền bằng máy nghiền búa, các nguyên liệu dạng cục được nghiền bằng máy nghiền trục răng lớn, nguyên liệu dạng bột được làm nhỏ bằng máy nghiền đôi trục hay nghiền búa.
Máy nghiền búa được coi là máy nghiền có tác dụng vạn năng vì nó có thể dùng để nghiền các loại nguyên liệu của công nghiệp chế biến thức ăn gia súc. Cấu tạo của máy nghiền búa tương đối đơn giản, sản phẩm nghiền bị nóng lên rất ít.
Độ ẩm của nguyên liệu hạt ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu suất làm việc của máy nghiền búa. Nguyên liệu ẩm làm giảm năng suất của máy, tăng tiêu hao năng lượng do trở lực của nguyên liệu trong máy tăng lên. Để hạn chế sự giảm các chi tiêu kinh tế kỹ thuật của xí nghiệp thì không nên nghiền lẫn các các nguyên liệu có độ ẩm không giống nhau. Nguyên liệu nào có độ ẩm cao cần để riêng ra để làm khô. Sau khi nghiền, độ ẩm của sản phẩm có giảm đi đôi chút so với nguyên liệu. Nếu độ ẩm của hạt khoảng 14,0 - 14,5% thì sau khi nghiền độ ẩm của bột còn khoảng 13,8 - 14.2%. Nếu độ ẩm của hạt khoảng 20% thì trong quá trình nghiền độ ẩm của sản phẩm giảm đi khoảng 1,2 - 1,4%.
Trong quá trình nghiền, nhiệt độ của sản phẩm tăng lên hạt càng ẩm thi nhiệt độ càng tăng nhiều. Hạt có độ ẩm bình thường thì trong khi nghiền nhiệt độ tăng lên khoảng 100C. Để nâng cao năng suất của máy nghiền giảm tiêu hao năng lượng, tránh được hiện tượng tắc lỗ sàng của máy, đẩy được khí ẩm trong nguyên liệu ra và giảm nhiệt độ của sản phẩm, người ta thường cho thổi không khí vào máy nghiền. Máy nghiền thông thường.
Tất cả các dạng nguyên liệu rời hay cục đều phải được nghiền nhỏ đến mức độ qui định tuỳ từng loại thức ăn .
Nguyên liệu hạt được nghiền sau khi đã làm sạch sơ bộ. Để đảm bảo sử dụng hết công suất của máy thì phải cho nguyên liệu vào máy đều và liên tục.
Nguyên liệu khoáng ( muối, phấn, vỏ sò ....) được nghiền thẳng bằng máy nghiền búa hay phải đưa qua máy nghiền sơ bộ trước tu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status