Nghiên cứu các phương pháp phân tích đánh giá rutin trong nu hòe - pdf 28

Download miễn phí Đồ án Nghiên cứu các phương pháp phân tích đánh giá rutin trong nu hòe



Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao có độ chọn lọc và chính xác cao hơn nhiều phương pháp phân tích khác, do đó đã có rất nhiều tác giả trên thế giới và trong nước áp dụng để nghiên cứu rutin. Khi phân tích định tính tiến hành so sánh mẫu nghiên cứu với mẫu chuẩn trong cùng điều kiện, còn khi phân tích định lượng thì thường tiến hành theo phương pháp đường chuẩn với việc đo chiều cao hay diện tích của pic sắc ký. Để nghiên cứu rutin trong nụ hoè ta cần tiến hành những công việc sau:
- Bột nụ hoè, sau khi đã được sấy khô, được chiết soxhlet với methanol tuyệt đối (hay ethanol). Dịch chiết được đem đi loại dung môi bằng cất quay chân không, kết tủa được sấy khô, sau đó hoà tan trong methanol.
- Xây dựng đường chuẩn: Pha các dung dịch chứa hàm lượng rutin chuẩn thay đổi (nếu thay đổi đều thì càng tốt, thông thường nồng độ rutin chuẩn dao động trong khoảng 0,05 - 0,5àg/àl). Tiến hành phân tích HPLC nhiều lần và tính toán diện tích pic (hay chiều cao pic), các giá trị trung bình của chúng được biểu diễn bằng đồ thị: diện tích pic (chiều cao pic)/nồng độ rutin.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h phương pháp quang phổ, đo độ hấp thụ ở 362,5nm. Đường chuẩn thu được do máy tính tự động vẽ, lấy độ hấp thụ làm tung độ, nồng độ làm hoành độ.
*Tiến hành: Cân 5g bột nụ hoè đã dược sấy khô ở 600C trong 6 giờ, cho và công cụ chiết sohxlet. Thêm 250ml methanol và chiết tới khi dịch chiết không màu. Dịch chiết được cất quay chân không thu hồi dung môi, còn lại kết tủa sấy khô 600C đến khối lượng không đổi và cân. Cân 50mg kết tủa đã sấy ở trên và riến hành pha như ở phần “dung dịch rutin chuẩn”. Sau đó lấy 1ml dung dịch vừa pha vào bình định mức 10ml, thêm methanol đến đủ thể tích và lắc đều. Tiến hành phương pháp quang phổ như ở phần “xây dựng đường chuẩn”, máy tính sẽ tự động hiển thị kết quả nồng độ, khối lượng rutin trong dung dịch mẫu thử. Từ kết quả thu được tính toán ra hàm lượng rutin trong nụ hoè:
(5)
Trong đó:
m: khối lượng rutin trong 10ml dung dịch mẫu thử (mg)
n: khối lượng kết tủa thu được (g)
b. Định lượng rutin dùng dung môi ethanol [3]
Cân 75mg rutin chuẩn cho vào bình định mức 100ml, hoà tan với ethanol tuyệt đối bằng đun nóng. Sau đó thêm ethanol cho đủ thể tích và lắc đều. Lấy 2ml dung dịch này cho vào một bình định mức 100ml, thêm 1ml dung dịch axít acetic 0,02N, sau thêm ethanol cho đến vạch và lắc đều. Xác định độ hấp thụ của dung dịch thu được ở các bước sóng 362,5nm và 375nm, dùng mẫu trắng là dung dịch ethanol tuyệt đối có 1% axít acetic 0,02N. Nếu tỷ số độ hấp thụ A375/A362,5 ở trong khoảng 0,875 ± 0,004 thì quang phổ kế thích hợp để đo độ hấp thụ của mẫu định lượng. Nếu tỷ số A375/A362,5 nằm ngoài khoảng trên thì ta phải tìm bước sóng x sao cho: x là vùng lân cận của bước sóng 375nm và tỷ số Ax/A362,5 ở trong khoảng trên. Bước sóng x tìm được sẽ thay thế cho bước sóng 375nm.
* Đo mẫu thử: Cân 75mg mẫu thử đã sấy khô và tiến hành pha như với rutin chuẩn ở trên. Xác định độ hấp thụ của dung dịch mẫu thử ở các bước sóng 362,5nm và 375nm (hay xnm), mẫu trắng dùng như với rutin chuẩn ở trên. Gọi độ hấp thụ đo được của mẫu thử ở 362,5nm là và ở 375nm (hay xnm) là . Nếu tỷ số ở trong khoảng 0,875 ± 0,004, hàm lượng phần trăm C27H30O16 trong mẫu thử được tính theo công thức sau:
(6)
Trong đó:
325,5 là A(1%,1cm) của rutin ở 362,5nm
p: khối lượng mẫu thử tính bằng g.
Nếu tỷ số > 0,879, hàm lượng phần trăm C27H30O16 trong mẫu thử được tính theo công thức:
(7)
Trong đó:
p: Khối lượng mẫu thử tính bằng g.
II.3. Phương pháp phân tích sắc ký
Sắc ký là phương pháp phân tách, phân ly, phân tích các chất dựa vào sự phân bố khác nhau của chúng giữa hai pha động và tĩnh. Sắc ký là quá trình tách từng vi phân hỗn hợp các chất do sự phân bố không đồng đều của chúng giữa pha tĩnh và pha động khi cho pha động đi xuyên qua pha tĩnh [9,10]. Nguyên tắc chung của phương pháp phân tích sắc ký như sau: Hỗn hợp chứa chất phân tích thường ở pha động, các chất khác nhau trong hỗn hợp sẽ có ái lực khác nhau với pha động và pha tĩnh. Trong quá trình chuyển động của hỗn hợp phân tích qua các lớp pha tĩnh, sẽ lặp đi lặp lại quá trình hấp phụ – phản hấp phụ. Hệ quả là các chất có ái lực lớn với pha tĩnh sẽ chuyển động chậm hơn so với các chất tương tác yếu hơn với pha tĩnh. Nhờ đặc điểm này, người ta có thể tách các chất bằng quá trình sắc ký [9].
II.3.1. Phân loại sắc ký
tuỳ từng trường hợp vào trạng thái tập hợp của các pha, loại tương tác và sự hình thành sắc ký mà người ta phân biệt các loại sắc ký như trình bày ở bảng 1.
Bảng 1 - Các dạng sắc ký cơ bản
Dạng sắc ký
Pha động
Pha tĩnh
Cách phân bố pha tĩnh
Cơ chế trao đổi chất
Khí
Khí – hấp phụ
Khí - lỏng
Lỏng
Lỏng – rắn
Lỏng – lỏng
Lỏng – nhựa trao đổi
Lớp mỏng
Giấy
Rây ( sắc ký gel )
khí
khí
lỏng
lỏng
lỏng
lỏng
lỏng
lỏng
lỏng
rắn
lỏng
rắn
lỏng
rắn
rắn
lỏng
lỏng
lỏng
cột
cột
cột
cột
cột
lớp mỏng
lớp mỏng
giấy sắc ký
cột
hấp phụ
phân bố
hấp phụ
phân bố
trao đổi ion
hấp phụ
phân bố
phân bố
theo kích thước phân tử
II.3.2. Sắc ký khí
Trong sắc ký khí (gas chromatography, viết tắt GC) thì tuỳ từng trường hợp vào trạng thái pha tĩnh mà người ta phân biệt: sắc ký khí-hấp phụ khi pha tĩnh là chất hấp phụ rắn, sắc ký khí-lỏng khi pha tĩnh là chất lỏng (hay chính xác hơn là màng chất lỏng trên bề mặt chất mang rắn). Cột sắc ký được chế tạo bằng ống thủy tinh, thép, đồng hay bằng chất dẻo đặc biệt, đường kính cột có thể từ 3 - 6mm, có thể dài từ vài chục centimet đến hàng chục mét. Cột có thể dạng thẳng, hình chữ U hay hình xoắn. Tuỳ theo loại sắc ký khí mà bên trong cột thường nhồi các chất hấp phụ rắn hay chất mang có phủ màng mỏng (pha tĩnh lỏng). Trong sắc ký khí-hấp phụ, chất rắn hấp phụ có thể dùng: than hoạt tính không phân cực, silicagel, zeolit... Trong sắc ký khí-lỏng, thường dùng các dung môi sau làm pha tĩnh: dầu vazơlin, dầu silicon, dimetylformamit, tricresyl photphat, các alkyl phtalat..., đặc biệt là các tinh thể lỏng như các este azocxy. Chất mang rắn thường là các chất trơ, thường dùng kizengua, diatomit, teflon...
Pha động là một dòng chất khí chọn trước để tải chất nghiên cứu ở thể khí qua cột, chất khí này gọi là khí mang. Việc chọn khí mang dựa vào loại detectơ dùng trong hệ sắc ký. Detectơ là bộ phận ghi nhận sự thay đổi liên tục của nồng độ hay các tham số khác trong dòng khí thoát ra khỏi cột sắc ký. Ví dụ: Khi dùng catoromet hay detectơ ngọn lửa ion hoá người ta hay dùng khí heli, nitơ làm khí mang và khi dùng detectơ kiểu bắt điện tử (ví dụ detectơ argon) người ta dùng nitơ làm khí mang...
Trên hình 3 trình bày sơ đồ khối của một máy sắc ký khí, bộ phận quan trọng của máy là hệ thống cột tách và detectơ. Nhờ khí mang chứa trong bình (1), mẫu nghiên cứu từ buồng hơi (2) được dẫn vào cột tách sắc ký (3), cột sắc ký được ổn nhiệt theo yêu cầu của phép phân tích nhờ thiết bị ổn nhiệt (8). Quá trình tách sẽ xảy ra trên cột sắc ký. Sau khi các cấu tử rời khỏi cột tại các thời điểm khác nhau, sẽ đi vào detectơ (4), tại đó chúng được chuyển thành tín hiệu điện. Các tín hiệu sẽ được khuếch đại ở bộ khuếch đại (5) và được xử lý nhờ các bộ vi xử lý dưa ra các số liệu trên bộ ghi (6).
9 8 7 Mẫu
2
4
1
3
5
6
Hình 3 – Sơ đồ khối của máy sắc ký khí
1 – bình khí mang; 2 – bộ nạp khí; 3 – cột sắc ký; 4 – detectơ; 5 – bộ khuếch đại; 6 – bộ ghi; 7, 8, 9 – ổn nhiệt.
II.3.2.1. Phân tích định tính bằng sắc ký khí
H C
D
B
A
tA tB tC tD tr
Hình 4- Sắc ký đồ
hỗn hợp A, B, C, D.
Trong quá trình sắc ký người ta sẽ ghi được sắc ký đồ. Từ sắc ký đồ ta sẽ nhận được các pic sắc ký tương ứng của từng cấu tử. Thời gian lưu (tr) của pic là đặc trưng định tính cho các chất. Để phân tích định tính, ta so sánh kết quả thu được với bảng số liệu hay kết quả của mẫu chuẩn được tiến hành cùng điều kiện. Để có được kết quả chính xác hơn, người ta thường tiến hành sắc ký theo nhiều cấp, nghĩa là thành phần tách ở cột sắc ký trước được đưa sang cột sắc ký tiếp theo, ở đây việc tách sẽ thực hiện sâu xa hơn.
Hiện nay, người ta đã chế tạo được thiết bị sắc ký khí kết hợp khối phổ (Gas chromatography mass spectrum, viết tắt là GCMS) và được kết nối với máy tính nhờ đó nâng cao được độ nhạy, độ chính xác cũng như có thể tự động hoá quá trình phân tích sắc ký.
II.3.2.2. Phân tích định lượng bằng sắc ký khí
Phân tích định lượng dựa vào việc đo các tham số khác nhau của pic sắc ký như chiều cao, diện tích, thời gian lưu (hay thể tích lưu) hay tỷ số giữa nó và chiều cao pic. Các đại lượng này về nguyên tắc là tỷ lệ với nồng độ các cấu tử trong hỗn hợp. Các phương pháp sắc ký khí định lượng chủ yếu là: phương pháp chuẩn hoá, phương pháp chuẩn hoá theo số hiệu chỉnh, phương pháp đường chuẩn tuyệt đối, phương pháp nội chuẩn. Việc áp dụng sắc ký khí vào phân tích định lượng rutin trong nụ hoè nói chung còn khó khăn, nên không đi sâu vào các phương pháp này.
II.3.2.3. Nghiên cứu rutin bằng phương pháp sắc ký khí
Phương pháp sắc ký khí được áp dụng chủ yếu để phân tích thành phần hỗn hợp. Vì vậy, phương pháp này có thể áp dụng vào phân tích thành phần nụ hoè hay là định tính rutin sản phẩm. Các phương pháp định lượng bằng sắc ký khí nói chung đều là các phương pháp gần đúng, hơn nữa rutin lại là chất rắn nên khó áp dụng.
b b
lH xl xf
a
a a
Hình 5- Xác định Rf
a-a: tuyến xuất phát.
b-b: tuyến dung môi ở cuối thí nghiệm.
ln
II.3.3. Sắc ký lớp mỏng
Về bản chất, đây là hệ sắc ký lỏng-rắn mà pha tĩnh (pha rắn) được trải thành lớp mỏng trên bảng kính, nhựa hay kim loại.
II.3.3.1 Cơ sở phương pháp
Tính chất hấp phụ của hệ sắc ký lớp mỏng được đặc trưng bằng độ linh động Rf
Rf = xl/xf (8)
Trong đó:
xl: khoảng cách từ đường xuất phát đến tâm vết sắc ký.
xf: khoảng cách từ đường xuất phát đến mức dung môi sau cùng so với đường xuất phát.
Đúng ra Rf phải được tính bằng tỷ số giữa vận tốc chuyển động của tâm vết sắc ký với vận tốc của dung môi. Tuy nhiên việc xác định vận tốc rất khó khăn nên Rf được xác định theo hình 5.
Trên lý thuyết thì Rf không phụ thuộc vào nồng độ và các yếu tố khác. Tuy nhiên, thực nghiệm chứng minh Rf không ổn định, nó phụ thuộc vào một số yếu tố như: chất lượng và hoạt tính ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status