Khảo sát yếu tố dịch tễ học bệnh lý võng mạc tiểu đường tại bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh từ 1/1/2001 đến 31/12/2003 - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Khảo sát yếu tố dịch tễ học bệnh lý võng mạc tiểu đường tại bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh từ 1/1/2001 đến 31/12/2003



Nội dung Trang
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 01
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 04
2.1. Mục tiêu tổng quát 05
2.2. Mục tiêu chuyên biệt 05
3. TỔNG QUAN Y VĂN 06
3.1. Bệnh tiểu đường 07
3.2. Giải phẫu học võng mạc 09
3.3. Cấu tạo mô học của võng mạc 10
3.4. Bệnh lý võng mạc tiểu đường 12
3.5. Khuyến cáo của ALFEDIAM 18
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
5. KẾT QUẢ 25
5.1. Đặc điểm dịch tễ học 26
5.2. Tuổi bệnh 29
5.3. Phân loại tiểu đường 29
5.4. Mức độ tuân thủ điều trị 30
5.5. Giai đoạn lâm sàng 31
5.6. Triệu chứng lâm sàng 32
6. BÀN LUẬN 39
7. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT 48
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO
9. PHỤ LỤC
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thường mạch máu trong võng mạc. Từ những vùng thiếu oxy, mô sẽ phát sinh tân mạch, tân mạch rất mỏng manh dễ vỡ gây xuất huyết võng mạc và pha lê thể, tân mạch phát triển ra phía trước xâm lấn góc tiền phòng gây glaucome tân mạch. Tân mạch phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng hình thành các xơ mạch tăng sinh, sự co kéo từ các xơ mạch này gây bong võng mạc.
Pha lê thể ở người tiểu đường thường loãng và bị bong sớm gây nên sự co kéo các tân mạch, sự co kéo này kích thích tân mạch phát triển, làm chảy máu các tân mạch và bong võng mạc.
Phù hoàng điểm, võng mạc:
Mất các tế bào nội mô và tế bào thành dẫn đến sự hình thành vi phình mạch, cấu trúc bất thường của vi phình mạch và thành mao mạch gây phù hoàng điểm do vỡ hàng rào máu – võng mạc. Các ion, proteine, lypoproteine thoát khỏi lòng mao mạch chui vào khoang ngoài mạch máu võng mạc kéo theo nước, sau đó nước được hấp thu để lại các lipid và lypoproteine ở lớp sâu của võng mạc hình thành xuất tiết cứng quanh vùng phù, sau đó ít lâu sẽ xảy ra hiện tượng thực bào ở võng mạc và các xuất tiết cứng tiêu dần.
Xuất huyết võng mạc có thể do vỡ vi phình mạch hay từ các mao mạch và tĩnh mạch nhỏ, xuất huyết ở lớp ngoài có dạng chấm, ở lớp sợi thần kinh có hình ngọn lửa.
Tăng lưu lượng máu qua võng mạc cũng làm tăng tính thấm qua thành mao mạch.
Dịch tễ học BLVMTĐ:
Tỷ lệ BLVMTĐ theo giới:
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, tần suất BLVMTĐ không khác nhau giữa hai giới.
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh năm 1999 , Võ Thị Hoàng Lan năm 2000, tỷ lệ mắc bệnh giữa nữ : nam là 2 : 1 [11,8].
Tỷ lệ BLVMTĐ theo tuổi đời:
Theo Wang WQ, tuổi trung bình của bệnh nhân mắc BLVMTĐ là 53,6 ± 0,7 [24]
Tại Việt Nam, theo Trần Xuân Đài tỷ lệ BLVMTĐ là 39,28% ở tuổi trung bình là 44 tuổi [3]. Các kết quả nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Tuyết Minh là 58,9 ± 0,6 [11] và Võ Thị Hoàng Lan là 56,7±11, BLVMTĐ tập trung ở nhóm tuổi từ 50 – 69 tuổi [8].
Tỷ lệ BLVMTĐ theo yếu tố địa dư:
Theo Võ Thị Hoàng Lan, tỷ lệ bệnh nhân ở tỉnh mắc BLVMTĐ là 52,48%, cao hơn tỷ lệ bệnh nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tỷ lệ BLVMTĐ theo tuổi bệnh:
Theo F.Baccin, tỷ lệ BLVMTĐ tăng theo tuổi bệnh ở những trường hợp tiểu đường type 2, < 10% trước 5 năm và 40 – 70% sau 20 năm [25].
Một nghiên cứu ở vùng Ohio, Mỹ, tỷ lệ BLVMTĐ là 12% trước 5 năm mắc bệnh và 48% sau 25 năm mắc bệnh [27].
Tại Việt Nam: theo Trần Xuân Đài [3] tuổi bệnh trung bình là 3,6 năm. Theo Nguyễn Thị Tuyết Minh (năm 1999), tuổi bệnh trung bình là 3,9 năm và theo Võ Thị Hoàng Lan (năm 2000) là 4,23 năm.
Vấn đề thị lực và BLVMTĐ:
Tiêu chuẩn thị lực:
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn thị lực theo OMS (1975) [5].
Các mức độ giảm và mất thị lực
Thị lực sau đeo kính
Giảm thị lực
1
2
0,3
0,1

3
0,05
ĐNT < 3m hay thị trường thu hẹp < 10o.
4
0,02
ĐNT < 1m hay thị trường thu hẹp < 5o.
5
Không nhận thức được ánh sáng.
Các mức độ nhược thị theo Von Noorden: có 3 mức độ.
Nhược thị nặng : thị lực < 1/10.
Nhược thị trung bình : thị lực 1/10 – 3/10.
Nhược thị nhẹ : thị lực 4/10 – 7/10.
Mù lòa do tiểu đường:
Tỷ lệ mù trên người tiểu đường type 2 là 2,3%, cao hơn người không bị tiểu đường 12 – 20 lần. Tại Ý, bệnh tiểu đường được coi là yếu tố nguy cơ gây mù quan trọng nhất, tỷ lệ mù trên người tiểu đường là 2,12%, cao hơn tỷ lệ mù trên người không tiểu đường là 0,38% [27].
Theo Sorsby.A, tỷ lệ mù do BLVMTĐ là 7,1% và do đục thủy tinh thể là 22,6%. Theo Ghafour I.M, là 8,5% và 10,4%. Theo Caird và Garett, trong số những bệnh nhân được khám tiểu đường lần đầu có thị lực tốt, sau 5 năm sẽ có 14,5% bị mù, con số tăng gấp đôi, ba nếu có vài tân mạch.
Tại Việt Nam, kết quả khảo sát tình hình mù lòa ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 1997 của nhóm tác giả Hoàng Thị Lũy và cộng sự xác định bệnh đáy mắt là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây mù lòa, chỉ xếp sau đục thủy tinh thể, tỷ lệ mù do đục thủy tinh thể ở bệnh nhân tiểu đường là 44,44%. Theo Nguyễn Thị Tuyết Minh (năm 1999), tỷ lệ mù ở bệnh nhân tiểu đường là 17,1%, trong đó mù có đục thủy tinh thể đi kèm là 41,09%.
Lâm sàng BLVMTĐ:
Các triệu chứng lâm sàng trên võng mạc và hoàng điểm ở BLVMTĐ bao gồm:
Thiếu máu chu biên.
Vi phình mạch.
Xuất tiết chấm.
Xuất tiết dạng nốt bông.
Xuất huyết trong võng mạc.
Tân mạch võng mạc.
Phù hoàng điểm.
Tân mạch mống mắt.
Phù gai thị.
Xuất huyết trong pha lê thể.
Tăng sinh xơ mạch.
Bong võng mạc co kéo.
Phân loại BLVMTĐ theo DRS và ETDRS:
BLVMTĐ không tăng sinh:
Vi phình mạch.
Xuất tiết.
Xuất huyết trong võng mạc.
Phù hoàng điểm.
BLVMTĐ tiền tăng sinh:
Dãn tĩnh mạch.
Xuất tiết dạng nốt bông.
Thiếu máu chu biên.
Xuất huyết trong võng mạc rộng.
BLVMTĐ tăng sinh:
Tổn thương như BLVMTĐ không tăng sinh.
Tân mạch.
Bệnh hoàng điểm tiểu đường:
Bệnh hoàng điểm chiếm tỷ lệ 10% bệnh nhân tiểu đường.
WEDRS khám 121 bệnh nhân tiểu đường type 2, tỷ lệ bệnh hoàng điểm là 3% sau 5 năm và 28% sau 20 năm. Tỷ lệ phù hoàng điểm cũng tăng theo mức độ nặng của BLVMTĐ: 20 – 63% ở BLVMTĐ tiền tăng sinh và 70 – 74% ở BLVMTĐ tăng sinh. Nhiều tác giả đã nhấn mạnh, phù hoàng điểm ở BLVMTĐ không tăng sinh trên type 2 không những nhiều hơn trên type 1 mà vùng phù hoàng điểm còn rộng hơn và thị lực giảm nhiều hơn [26] .
Theo tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh, có sự khác nhau rõ rệt về BLVMTĐ có kèm và không kèm phù hoàng điểm giữa các nhóm thị lực. BLVMTĐ tăng sinh và phù hoàng điểm vẫn là những nguyên nhân gây giảm thị lực nặng nề nhất.
PHÁT HIỆN VÀ THEO DÕI BLVMTĐ THEO KHUYẾN CÁO CỦA ALFEDIAM: [26]
Phát hiện BLVMTĐ:
Tiểu đường type 1:
Khám đáy mắt ngay khi phát hiện tiểu đường (ở trẻ em, lần khám đầu tiên lúc 10 tuổi).
Khám đáy mắt hàng năm, chụp mạch huỳnh quang ngay khi có dấu hiệu tổn thương đầu tiên hay thường quy sau 5 năm mắc bệnh.
Tiểu đường type 2:
Khám đáy mắt ngay khi pháy hiện tiểu đường, chụp mạch huỳnh quang ngay khi có dấu hiệu tổn thương đầu tiên.
Theo dõi hàng năm hay gần hơn tùy theo kết quả khám lần đầu tiên.
Theo dõi BLVMTĐ:
Không có BLVMTĐ: theo dõi hàng năm.
BLVMTĐ nhẹ: khám đáy mắt, chụp mạch huỳnh quang mỗi năm.
BLVMTĐ không tăng sinh mức độ vừa:
Khám đáy mắt và chụp mạch huỳnh quang mỗi 6 tháng đến một năm tùy theo tổn thương hoàng điểm kết hợp.
Nếu có điều trị laser hoàng điểm: khám đáy mắt và chụp mạch huỳnh quang 4 – 6 tháng sau điều trị.
BLVMTĐ tiền tăng sinh:
Khám đáy mắt và chụp mạch huỳnh quang mỗi 6 tháng (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt).
Quang đông toàn bộ võng mạc trong trường hợp có thai, cân bằng đường huyết nhanh, phẫu thuật đục thủy tinh thể, BLVMTĐ tăng sinh hay BLVMTĐ không tăng sinh cả hai mắt, ở bệnh nhân không được theo dõi.
BLVMTĐ tăng sinh:
Quang đông toàn bộ võng mạc (nhanh hay chậm tùy theo mức độ nặng của BLVMTĐ).
Khám đáy mắt và chụp mạch huỳnh quang 2 – 4 tháng sau khi kết thúc trị liệu.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU:
Thiết kế nghiên cứu loại mô tả hồi cứu các trường hợp bệnh (Case series).
QUẦN THỂ NGHIÊN CỨU:
Quần thể đích: bệnh nhân BLVMTĐ tại Tp.HCM và các tỉnh phía Nam.
Quần thể gốc: bệnh nhân BLVMTĐ tại Bệnh viện Mắt Tp.HCM.
Khung chọn mẫu: bệnh nhân BLVMTĐ điều trị tại Bệnh viện Mắt trong khoảng thời gian từ 1/1/2001 – 31/12/2003.
Các đối tượng được nhận vào mẫu nghiên cứu là những đối tượng nằm trong khung chọn mẫu có hồ sơ lưu trữ tại phòng y vụ và thỏa các tiêu chuẩn nhận.
TIÊU CHUẨN CHỌN MẪU:
Tiêu chuẩn nhận:
Bệnh nhân đã được chẩn đoán BLVMTĐ từ 1/1/2001 đến 31/12/2003, có hồ sơ lưu trữ tại phòng y vụ.
Hồ sơ bệnh án có đầy đủ các dữ liệu cần cho cuộc nghiên cứu:
+ Hành chánh : họ tên, tuổi, giới, địa chỉ, số nhập viện.
+ Bệnh tiểu đường : tuổi bệnh, phân loại bệnh tiểu đường theo type, đường huyết, mức độ tuân thủ điều trị.
+ BLVMTĐ: các triệu chứng lâm sàng tại võng mạc và hoàng điểm, giai đoạn lâm sàng.
+ Các triệu chứng lâm sàng tại mắt ngoài võng mạc: nhãn áp, thủy tinh thể, dịch kính, mống mắt, gai thị, thị lực.
Tiêu chuẩn loại trừ:
Bệnh nhân được chẩn đoán BLVMTĐ nhưng không đủ các dữ liệu cần thiết cho cuộc nghiên cứu.
CỠÕ MẪU:
Hồi cứu tất cả bệnh án BLVMTĐ tại khoa Đáy mắt, có thời gian nhập viện từ 1/1/2001 đến 31/12/2003.
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU:
Hồi cứu thông qua hồ sơ bệnh án.
Phương tiện thu thập số liệu:
Hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn nhận.
Phiếu thu thập số liệu cá nhân, mỗi hồ sơ là 01 phiếu.
Cách thu thập số liệu:
Chọn hồ sơ bệnh án nằm trong mẫu.
Tiến hành thu thập những thông tin cần thiết đưa vào phiếu thu thập số liệu.
Các thông tin cần thu thập:
Giới tính: nam hay nữ.
Tuổi đời: dựa theo tuổi trong bệnh án hay năm sinh (tuổi đời = năm nhập viện – năm sinh) và được phân lớp để đưa vào bảng thu thập.
Địa dư: nội thành (từ quận 1-12, Bình Thạnh, Thủ Đức, Tân Bình, Phú Nhuận, Gò Vấp), ngoại thành (Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh), tỉnh (không thuộc các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh).
Tuổi bệnh: tính bằng năm, tính từ lúc phát hiện tiểu đường đến lúc người bệnh được chẩn đoán BLVMTĐ.
Mức độ tuân thủ điều trị bệnh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status