Tìm hiểu chuẩn SCORM ứng dụng trong Elearning - pdf 28

Download miễn phí Đồ án Tìm hiểu chuẩn SCORM ứng dụng trong Elearning



MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 4
Chương I: TỔNG QUAN VỀ ELEARNING 6
1.1 Giới thiệu chung 6
1.1.1 Khái niệm 6
1.1.2 Đặc điểm của E-learning 6
1.1.3 Tình hình phát triển của Elearning 7
1.1.3.1 Trên thế giới 7
1.1.3.2 Ở Việt Nam 8
1.1.4 Đánh giá ưu - khuyết điểm của E-learning 8
1.1.4.1 Ưu điểm 8
1.1.4.2 Khuyết điểm 10
1.1.5 Khác biệt của E-learning so với đào tạo truyền thống 11
1.2 Các đối tượng tham gia vào hệ thống E-learning 13
1.2.1 Con người 14
1.2.2 Thiết bị 15
1.2.3 Thông tin 15
1.2.4 Phương pháp 15
1.3 Các thành phần của hệ thống E-learning 15
1.3.1 Mô hình hệ thống 15
1.3.2 Cấu trúc tổng quát hệ thống E-learning 16
1.4 Các chuẩn trong E-learning 18
1.4.1 Khái niệm chuẩn trong E-learning 18
1.4.1.1 Khái niệm chuẩn 18
1.4.1.2 Vì sao phải chuẩn hoá E-learning 18
1.4.1.3 Lợi ích của việc tuân theo chuẩn 18
1.4.2 Các chuẩn hiện có 19
1.4.2.1 Chuẩn đóng gói 19
1.4.2.2 Chuẩn trao đổi thông tin 19
1.4.2.3 Chuẩn metadata 20
1.4.2.4 Chuẩn chất lượng 20
1.5 Công cụ phục vụ cho E-learning 21
1.5.1 Các mức (đơn vị) học trong E-learning 21
1.5.2 Các công cụ phục vụ cho E-learning 22
1.5.2.1 Công cụ để truy cập E-learning 22
1.5.2.2 Công cụ để cung cấp việc học 24
1.5.2.3 Công cụ để tạo nội dung trong E-Learning 26
Chương II: CHUẨN SCORM TRONG E-LEARNING 28
2.1 Giới thiệu về SCORM 28
2.1.1 Lịch sử ra đời của SCORM 28
2.1.2 Quá trình phát triển của SCORM qua các phiên bản 29
2.2 Vai trò của SCORM 32
2.3 Mô hình nội dung theo chuẩn SCORM 32
2.3.1 Asset 32
2.3.2 Sharable content Object(SCO) 33
2.3.3 Tổ chức nội dung 34
2.3.4 Meta-data 36
2.4 Đóng gói nội dung(Content Packaging) 37
2.4.1 Các thành phần của gói nội dung 37
2.4.1.1 Gói nội dung (Package) 38
2.4.1.2 Manifest 38
2.4.1.3 Package Interchange File (PIF) 39
2.4.2 Các thành phần của một Manifest 39
2.4.2.1 Organizations 39
2.4.2.2 Siêu dữ liệu 41
2.4.2.3. Sắp xếp và điều hướng 42
2.4.2.4 Resources 43
2.4.2.5 File 44
2.5 Môi trường SCORM 44
2.5.1 Khởi chạy 45
2.5.2 Application Programming Interface (API) 46
2.5.2.1 Nhiệm vụ của LMS 48
2.5.2.2 Nhiệm vụ của SCO 49
2.5.3 Mô hình dữ liệu RTE 50
Chương III: TÌM HIỂU VÀ VIỆT HÓA CÔNG CỤ RELOAD EDITOR 51
3.1 Công cụ Reload Editor 51
3.1.1 ReLoad Editor 51
3.1.2 Mục đích của Reload Editor 51
3.2 Các thành phần của Reload Editor 51
3.2.1 Các thành phần hỗ trợ cho việc đóng gói nội dung 51
3.2.2 Chức năng của Reload Editor 52
3.3 Sơ đồ lớp của Reload Editor 56
3.3.1 Sơ đồ lớp tổng quan 56
3.3.2 Sơ đồ lớp xây dựng file xml document 57
3.3.3 Sơ đồ lớp xây dựng Learning Design 58
3.3.4 Các class Controller 59
3.4 Việt hóa công cụ Reload Editor 60
3.4.1 Tổng quan 60
3.4.2 Việt Hóa Reload Editor 60
3.4.3 Quá trình thực hiện Việt Hóa 65
KẾT LUẬN 70
1. Phần làm được 70
2. Phần chưa thực hiện được 70
3. Hướng phát triển 70
PHỤ LỤC 72
Phụ lục A: Hướng dẫn sử dụng công cụ Reload Editor để tạo bài giảng 72
Phụ lục B: Hướng dẫn đóng gói nội dung bài học, môn học của công cụ Reload Editor 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


a. Nó là một mô hình tham khảo các chuẩn kĩ thuật, các đặc tả và các hướng dẫn có liên quan được đưa ra bởi các tổ chức khác nhau, dùng để đáp ứng các yêu cầu ở mức cao của nội dung học tập.
2.1.1 Lịch sử ra đời của SCORM
Năm 1997, Bộ quốc phòng Mỹ (DoD- Department of Defense) thành lập tổ chức ADL. Chiến lược của DoD là hiện đại hóa giáo dục bằng việc kết hợp quá trình dạy học và công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, xúc tiến sự hợp tác giữa chính phủ, giới chuyên gia và các doanh nghiệp để chuẩn hóa E-learning. ADL ra đời nhằm các mục đích:
- Hiện đại hóa, tăng cường chất lượng và hiệu quả công việc của tổ chức
- Phối hợp giữa việc dạy và hỗ trợ quyết định
- Tiếp tục nghiên cứu các công nghệ mạng
- Xúc tiến việc phát triển các chuẩn chung
- Giảm chi phí phát triển
- Xúc tiến việc hợp tác trên diện rộng nhằm thỏa mãn các nhu cầu chung.
- Tăng cường hiệu suất bằng việc dùng các công nghệ học tập thế hệ mới
- Hợp tác với các nhà sản xuất để đưa ra các sản phẩm tuân theo chuẩn.
Nhiệm vụ của ADL là:
- Cung cấp việc dạy học chất lượng cao mọi lúc, mọi nơi và đáp ứng được các nhu cầu của người học.
- ADL đề xuất việc học tin cậy, hiệu quả và hỗ trợ quyết định, tự tương thích được với các nhu cầu cá nhân, các khả năng, các nền, các sở thích riêng cũng như năng lực hiểu biết của từng người học.
- Đưa ra nội dung, nhịp độ, chi tiết cũng như các khó khăn gặp phải của người học khi có yêu cầu của một người học cụ thể tại những thời điểm nhất định.
Mục tiêu trong tương lai của ADL:
- Xây dựng các thư viện tri thức học (các kho nội dung).
- Việc phát triển các đối tượng học có thể tái sử dụng, có thể chia sẻ được là mục tiêu lâu dài của ADL.
- Chuẩn SCORM đã tạo nên một bước đầu tiên quan trọng hướng tới việc phân phát các đối tượng nội dung học từ các thực thi cục bộ.
- Chú trọng vào việc cung cấp các phương tiện công nghệ để làm cho các đối tượng nội dung dễ dàng chia sẻ được thông qua các môi trường phân phối nội dung học.
Từ khi được thành lập cho đến nay, ADL đã trở thành một tổ chức có nguồn tài chính dồi dào và có uy tín trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
Thành tựu nổi bật của tổ chức này chính là sự hình thành và phát triển chuẩn SCORM.
SCORM ra đời dựa trên tư tưởng tạo ra các đối tượng học có thể tái sử dụng và có thể chia sẻ. Xuất phát từ các yêu cầu phía người dùng, các tổ chức có uy tín trong lĩnh vực E-learning như AICC, ARIADNE, IMS, ALIC,đưa ra các đặc tả kỹ thuật. Sau đó, ADL sẽ tập hợp các đặc tả này lại, phát triển thành mô hình tham chiếu để các đặc tả có thể triển khai ở qui mô lớn. Mô hình tham chiếu sẽ được chuẩn hóa bởi các tổ chức như IEEE, W3C và nó được áp dụng trên toàn thế giới sau khi được ISO công nhận.
2.1.2 Quá trình phát triển của SCORM qua các phiên bản
Các phiên bản của SCORM ngày càng được hoàn thiện để thực hiện đầy đủ các yêu cầu về tính tái sử dụng, tính truy cập được, tính bền vững, tính khả chuyển. Các phiên bản SCORM đã ra đời là: SCORM 1.1, SCORM 1.2, SCORM 2004. SCORM 2004 là tên gọi theo năm cho các chỉnh sửa, nâng cấp của phiên bản SCORM 1.3.
Đầu năm 1999, bản nháp của SCORM ra đời
Tháng 1.2000, ADL đã công bố SCORM 1.0, nó bao gồm hai phần:
- Mô hình tổng hợp nội dung(Content Aggregation Model-CAM ) và Môi trường chạy (Run-Time Environment-RTE).
- Phần CAM: Chỉ mô tả về Meta-data và cách thức thể hiện nó qua XML như thế nào.
- Phần RTE: Gồm 2 phần là API và Mô hình dữ liệu
Tháng 1.2001, SCORM 1.1 ra đời.
Tháng 10.20001, SCORM 1.2 được công bố. Ở phiên bản này, có sự chỉnh sửa, nâng cấp phần RTE, bổ sung thêm phần Content Packaging và Content Organization. Xuất phát từ đặc tả đóng gói nội dung của IMS, SCORM 1.2 mô tả sự ánh xạ định dạng cấu trúc nội dung (Content Structure Format-CSF) từ SCORM 1.1 sang đặc tả IMS chung. Phiên bản này cũng cập nhật meta-data được dùng để mô tả nội dung học.
Tháng 1. 2004, SCORM 2004 được công bố. Bổ sung thêm phần Sắp xếp và điều hướng (Sequencing and Navigation).
Có sự khác nhau đáng kể giữa các phiên bản của SCORM. Để tương thích với một phiên bản nhất định của SCORM, một LMS không nhất thiết phải hỗ trợ các phiên bản trước đó của SCORM. Do vậy, một LMS tương thích với SCORM 2004 có thể không hỗ trợ đầy đủ các nội dung tương thích SCORM 1.1 và 1.2.
Với những thay đổi lớn giữa các phiên bản và phiên bản sau không hỗ trợ phiên bản trước, SCORM có vẻ không ổn định. Tuy nhiên, SCORM 2004 là phiên bản ổn định, ADL hứa hẹn rằng trong tương lai gần, sẽ không có những thay đổi lớn đối với các chuẩn hiện có. ADL chỉ tập trung vào việc mở rộng phạm vi của SCORM và bổ sung các phần mới vào tài liệu hiện tại. Sẽ có những cập nhật trong tương lai song nó sẽ không đảo lộn mọi thứ, chắc chắn nội dung tương thích với SCORM 2004 vẫn có thể sử dụng lại được. Hệ thống tương thích với SCORM 2004 sẽ không cần sửa lại toàn bộ theo phiên bản tiếp theo của SCORM. SCORM 2004 được coi là nền móng vững chắc cho sự phát triển của các nội dung và các ứng dụng.
Chuẩn SCORM 2004 được mô tả như một giá sách gồm có 4 phần:
Phần thứ nhất : Tổng quan về SCORM (SCORM Overview). Phần này gồm các mô hình, các đặc tả trong SCORM.
Phần thứ hai: Mô hình tập hợp nội dung (Content Aggregation Model - CAM) đó là cách để kết hợp các nội dung đào tạo và làm cho chúng có thể sử dụng lại dễ dàng, gồm có:
Siêu dữ liệu (Meta-data).
Cấu trúc nội dung (Content Structure).
Đóng gói nội dung (Content Packaging).
Sắp xếp thông tin (Sequencing Information).
Phần thứ ba: Môi trường thực thi (Run-Time Environment) là cách để đưa nội dung đào tạo lên mạng và theo dõi quá trình học tập của người học cũng như các thông báo phản hồi.
Phần thứ tư: Sắp xếp và định hướng (Sequencing and Navigation).
Hình 2.1 Mô hình chuẩn SCORM
Vì thời gian có hạn nên trong khoá luận này, em sẽ chỉ tập trung nghiên cứu Mô hình tập hợp nội dung (Content Aggregation Model - CAM) và Môi trường thực thi (RunTime Environment - RTE ) của chuẩn SCORM nhằm đưa ra những hình dung cơ bản về cách thức tổ chức, hoạt động của một khoá học E-learning tuân theo chuẩn SCORM.
2.2 Vai trò của SCORM
Trên thực tế các nhà phát triển E-learning thường phát triển hệ thống học tập của mình dựa trên những mô hình đào tạo truyền thống sẵn có, do vậy giữa các hệ thống đào tạo điện tử thường thiếu sự thống nhất về cách xây dựng nội dung. Sự thiếu thống nhất đó đã làm cho các hệ thống E-learning khác nhau không thể sử dụng được tài nguyên của nhau, do đó, khiến người học cảm giác khó khăn khi tham gia vào một khoá học điện tử. Chuẩn SCORM ra đời đã đưa ra các quy tắc và đặc tả chung nhất về xây dựng nội dung của E-learning nhằm liên kết các chuẩn hiện có thành một mô hình chung, thống nhất cho đào tạo điện tử. Với SCORM chúng ta có thể tìm kiếm, nhập, chia sẻ, dùng lại và xuất nội dung học dễ dàng qua những hệ thống học dựa trên Web.
2.3 Mô hình nội dung theo chuẩn SCORM
Mô hình nội dung gồm có ba thành phần là Asset, SCO (Sharable Content Object) và tổ chức nội dung. Đây là các thành phần được dùng để kết hợp lại thành những bài giảng đầy đủ và độc lập, có thể sử dụng được trên các hệ thống LMS tương thích SCORM khác nhau.
Mô hình nội dung mô tả nội dung được phân phát. Nếu một nội dung học bao gồm một hay nhiều mô đun thì mô hình nội dung sẽ mô tả mối quan hệ giữa các mô đun và cấu trúc vật lý của gói nội dung.
2.3.1 Asset
Asset là dạng cơ bản nhất của một tài nguyên học tập. Asset là biểu diễn điện tử của media, chẳng hạn text, âm thanh, các đối tượng đánh giá hay bất kỳ một mẩu dữ liệu nào có thể hiển thị được bởi Web và đưa tới phía học viên. Hơn một asset có thể được tập hợp lại để xây dựng các asset khác (Chẳng hạn như asset là trang HTML có thể là tập hợp của các asset khác nhau như ảnh, text, audio, và video.
Asset có thể được mô tả bởi asset Metadata cho phép tìm kiếm và phát hiện trong các kho chứa do đó tăng tính sử dụng lại.
Hình 2.2: Ví dụ về Asset
2.3.2 Sharable content Object(SCO)
Một SCO là một tập hợp của một hay nhiều Asset và các SCO khác, đóng vai trò là một đơn vị logic của một quá trình học. Một SCO nó có thể đơn giản chỉ là một trang web hay một module đào tạo dựa trên web lớn và phức tạp bao gồm hàng trăm trang web, các hình ảnh và các asset. SCO là một đơn vị học nhỏ nhất mà một hệ LMS có thể theo dõi được.Mỗi SCO có thể tái sử dụng dễ dàng. Để đạt được tính tái sử dụng, một SCO phải độc lập với ngữ cảnh, nó không được tham chiếu, cũng như không kết nối tới các SCO khác.
Đôi khi, SCO còn được gọi là đối tượng học (Learning Object) hay đối tượng có thể tái sử dụng(Reusable Learning Object).
Có thể coi SCO là một thành phần thiết kế tài liệu học truyền thống như một bài giảng, một đơn vị, một segment, một khóa học. Do vậy, có thể sử dụng nó theo những cách khác nhau. Việc dùng một SCO phụ thuộc vào việc người tạo thiết kế muốn theo dõi quá trình học của người học ở mức nào, cũng như kiểu và cấu trúc của nội dung cụ thể. Sau đây là một số vai trò có thể của SCO trong các tài liệu học:
- Các mục đích học trong một bài giảng.
- Các đoạn trong một bài giảng.
- Các bà...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status