Khung chuẩn trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng web trong việc triển khai dịch vụ công làm nền tảng xây dựng chính phủ điện tử Thành phố Hà Nội - pdf 28

Download miễn phí Đồ án Khung chuẩn trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng web trong việc triển khai dịch vụ công làm nền tảng xây dựng chính phủ điện tử Thành phố Hà Nội



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG TRIỂN KHAI CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ 6
TẠI HÀ NỘI 6
I. Hiện trạng triển khai chính phủ điện tử tại Hà Nội 6
1. Xây dựng nền tảng để ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. 6
2. Ứng dụng Công nghệ thông tin 7
II. Hiện trạng việc chuẩn hóa dữ liệu tại Việt Nam, Hà Nôi 9
III. Một số các dự án liên quan đến chuẩn thông tin ở nước ta 11
1. Các dự án của Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng. 11
2. Các dự án của Đề án 47 của Đảng và Đề án 112 Chính phủ. 11
3 Dự án Hải quan ASEAN điện tử 12
4. Chuẩn thông tin trong ngành tài chính 13
CHƯƠNG II: MỘT SỐ CHUẨN THÔNG TIN, CHUẨN DỮ LIỆU ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG KHU VỰC 14
I. Các mô hình chuẩn thông tin và khung cấu trúc trao đổi dữ liệu của các ứng dụng web 14
II. Mô hình khung thông tin, cấu trúc chuẩn trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng của một số hãng phần mềm trên thế giới. 20
1. Một ví dụ về chuẩn của hãng phần mềm IBM. 20
2. Một ví dụ về chuẩn của hãng Oracle. 23
3. Một ví dụ về chuẩn của hãng phần mềm Microsoft 25
III. Một số chuẩn trao đổi thông tin dịch vụ, các chuẩn công nghiệp 27
1. Chuẩn XML 27
2. Chuẩn SOAP 30
3. Chuẩn ebXML 34
4. Chuẩn EDI 35
CHƯƠNG III. KHUNG CẤU TRÚC CHUẨN TRAO ĐỔI THÔNG TIN, DỮ LIỆU GIỮA CÁC ỨNG DỤNG WEB 38
I. Mô hình trao đổi dữ liệu. 38
II. Khung cấu trúc trao đổi thông tin. 39
III. Đặc tả cấu trúc thông điệp trao đổi thông tin 40
IV. Đặc tả khung cấu trúc chuẩn thông tin tích hợp dữ liệu cho hệ thống thử nghiệm. 47
1. Đặc tả thông tin trao đổi trong hệ thống thử nghiệm: 47
2. Tạo cổng truy xuất dữ liệu theo đặc tả đã nghiên cứu: 49
3. Mô hình trao đổi dư liệu giữa hai trang web 53
4. Ứng dụng yêu cầu dữ liệu: 53
5. Đánh giá kết quả thực nghiệm 58
V. Môi trường khả thi cho ứng dụng. 61
KẾT LUẬN 64
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ML schema diagram). Việc chuyển đổi định dạng giữa các XSD được thực hiện thông qua ngôn ngữ XSLT (Extensible Stylesheet Language Transformation).
Việc phát triển và tích hợp các ứng dụng gồm: các thành phần cơ bản, các ứng dụng tích hợp trực tiếp các thành phần cơ bản, các ứng dụng được thiết kế một cách tổng thể để sử dụng lại được đều sử dụng công nghệ J2EE (version 1.4 hay cao hơn) hay .NET Framework (.NET Framework tạo ra môi trường thời gian thực cho các ngôn ngữ lập trình khác nhau, hỗ trợ SOAP, WSDL, UDDI, XML). Ngôn ngữ PHP được sử dụng cho các ứng dụng không có phần mềm trung gian (ứng dụng đứng một mình không có phân tán hay giao tiếp với các ứng dụng CPĐT nào khác).
Trong ứng dụng CPĐT, trình duyệt web được sử dụng như thiết bị giao diện có khả năng xử lý và trình diễn các định dạng của lớp trình bày và truy xuất đến máy chủ web (định dạng HTML v3.2 dành cho các phiên bản cũ cũng được hỗ trợ). Các máy chủ email hỗ trợ kỹ thuật cho 2 tiêu chuẩn: SSL (cho việc nhận và gửi thư điện tử) và MIME (mô tả định dạng thư điện tử). Các mẫu định dạng dữ liệu stylesheet của tất cả các mô tả cách đánh dấu được trình bày thông qua ngôn ngữ CSS2 (Cascading Style Sheets 2) khi thiết kế các trang HTML và qua ngôn ngữ XSLT khi truyền và trình bày các tài liệu ở dạng .HTML (sử dụng bộ ký tự định dạng theo chuẩn ISO 10646-1:2000/Unicode). Các Servlet và JSP hay Servlet và XSL được sử dụng trong việc tạo ra các trang .HTML động phía máy chủ. Các định dạng ảnh .GIF và .JPEG được sử dụng để trao đổi ảnh giữa các ứng dụng. Các thông tin địa lý được cung cấp qua Internet dưới dạng bản đồ thông qua dữ liệu dạng lưới hay vector sử dụng ngôn ngữ GML (Geography Markup Language). Các giao tiếp không dây sử dụng WML (Wireless Markup Language).
II. Mô hình khung thông tin, cấu trúc chuẩn trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng của một số hãng phần mềm trên thế giới.
1. Một ví dụ về chuẩn của hãng phần mềm IBM.
Mô hình khung thông tin và cấu trúc chuẩn trao đổi dữ liệu của IBM đang được W3C đề xuất thành chuẩn chung. Nó cung cấp cú pháp cho các khai báo cấu trúc trao đổi dữ liệu trong các tài liệu XML:
Ví dụ: Khai báo kiểu dữ liệu mở rộng
Việc kế thừa sử dụng cấu trúc dữ liệu đã được khai báo trước đó vào trong các tài liệu XML có thể thực hiện được thông qua sử dụng ánh xạ không gian tên:
Với khai báo như trên, không cần chỉ ra vị trí chính xác của nguồn dữ liệu mà vẫn tái sử dụng được thông qua ánh xạ không gian tên vào trong khai báo cấu trúc
Trong cấu trúc trao đổi dữ liệu, khi khai báo kiểu dữ liệu, có thể chọn kiểu đơn giản hay phức hợp. Theo kiểu đơn giản thì trong khai báo không được trực tiếp chỉ ra giá trị thuộc tính dữ liệu. Nếu khai báo theo kiểu phức hợp thì khi khai báo có thể tạo ngay cấu trúc dữ liệu nhúng (nguồn dữ liệu lấy từ các cấu trúc khác) và gán các giá trị thuộc tính.
Ví dụ: Khai báo kiểu đơn giản
Bổ sung thuộc tính vào một khai báo theo kiểu đơn giản là điều không thể vì kiểu đơn giản không chứa giá trị thuộc tính dữ liệu. Nếu muốn bổ sung giá trị thuộc tính, cần khai báo kiểu phức hợp. Bản thân kiểu dữ liệu nhúng có nguồn gốc từ những cấu trúc dữ liệu khác cũng phải được khai báo dạng phức hợp thì mới thực hiện nhúng vào cấu trúc được
Ví dụ:
45.50 -->
Trong tài liệu định dạng, các cấu trúc dữ liệu có thể viết lồng nhau. Cấu trúc dữ liệu được định nghĩa qua các yếu tố thành phần với kiểu và các khai báo giá trị thuộc tính
Ví dụ:
Tài liệu XML:
Cool XML
Cool Guy
Câus trúc dữ liệu khai báo dùng XML:
Cool XML
Cool Guy
Các thuộc tính dữ liệu qui chiếu sẽ cho phép liên kết với các khai báo cấu trúc trước đó.
Ví dụ: Khai báo kiểu phức hợp sử dụng các thành phần từ một kiểu đơn giản
Với cấu trúc do IBM đề xuất, có thể hỗ trợ tái sử dụng lại các cấu trúc dữ liệu đã được định nghĩa trước đó Thông qua khai báo cấu trúc dữ liệu trích xuất, XML cung cấp một cơ chế ràng buộc đối với các thuộc tính dữ liệu thành phần trong cấu trúc.
Bản thân cấu trúc trao đổi dữ liệu cung cấp 3 thành phần: thông tin chung, mô tả chi tiết và ghi chú để phục vụ cho việt đọc hiểu của 2 phía: người đọc và trình ứng dụng
2. Một ví dụ về chuẩn của hãng Oracle.
Từ Oracle8i Release 3 (8.1.7) trở đi, Oracle cho phép trích xuất dữ liệu từ CSDL quan hệ và các đối tượng dữ liệu và hiển thị dưới dạng XML. Việc dùng XML để thực hiện thêm, sửa, xóa, cập nhật dữ liệu trong CSDL của Oracle cũng được hỗ trợ. Oracle hỗ trợ XML thông qua Oracle XML Database (Oracle XML DB). Đây là một cải tiến của Oracle trong một cố gắng hoàn thiện SQL và XML để thực hiện tương tác dữ liệu. Oracle hỗ trợ XML với các đặc điểm chính sau:
Lưu trữ dữ liệu định dạng XML tại các CSDL phía server
Cho phép truy xuất DL định dạng XML từ CSDL và các đối tượng dữ liệu của Oracle trong môi trường .NET. thông qua .NET framework.
Cho phép các ứng dụng được phát triển trên nền.NET làm việc với các dữ liệu định dạng XML thông qua sử dụng các lớp cấu trúc: OracleCommand, OracleConnection và OracleDataReader. Cụ thể có các lớp sau:
Lớp OracleXmlType
Lớp OracleXmlStream
Lớp OracleXmlQueryProperties
Lớp OracleXmlSaveProperties
Lớp OracleXmlType and Connection Dependency
XMLType trong CSDL được cập nhật thông qua sử dụng Oracle Data Provider for .NET theo một trong các cách sau:
Cập nhật với DataSet, OracleDataAdapter, và OracleCommandBuilder
Cập nhật với OracleCommand và OracleParameter
Cập nhật với DataSet, OracleDataAdapter, và OracleCommandBuilder
Khi thay đổi dữ liệu, OracleDataAdapter.Update() được triệu gọi để đảm bảo rằng XMLType được xác lập giá trị thuộc tính. OracleDataAdapter sẽ sử dụng các câu lệnh SQL dạng INSERT, UPDATE, or DELETE để tương tác với dữ liệu.
Dữ liệu định dạng XML có thể được truy xuất từ trình duyệt ở máy trạm nhờ vào .NET Framework XmlDocument sử dụng cách GetXmlDocument của đối tượng OracleXmlType. Một đối tượng OracleXmlType sẽ được tạo để cập nhật dữ liệu XML từ các lớp của .NET Framework. Đối tượng OracleXmlType này được sử dụng như đầu vào (input) trong cập nhật dữ liệu XML.
ODP.NET có thể sinh ra các dữ liệu có định dạng XML phục vụ lưu trữ trong các đối tượng dữ liệu của CSDL:
Ví dụ:
* Tạo bảng và kiểu dữ liệu
CREATE TYPE "EmployeeType" AS OBJECT (EMPNO NUMBER, ENAME VARCHAR2(20));
/
CREATE TYPE EmployeeListType AS TABLE OF "EmployeeType";
/
CREATE TABLE mydept (DEPTNO NUMBER, DEPTNAME VARCHAR2(20),
EMPLIST EmployeeListType)
NESTED TABLE EMPLIST STORE AS EMPLIST_TABLE;
INSERT INTO mydept VALUES (1, 'depta',
EmployeeListType("EmployeeType"(1, 'empa')));
* File XML sau sẽ truy xuất dữ liệu của bảng vừa tạo:
1
depta
1
empa
Như vậy, bảng mydept ở trên có một loạt các trường EMPLIST, mỗi trường là một tập các dữ liệu kiểu EmployeeType.
3. Một ví dụ về chuẩn của hãng phần mềm Microsoft
Thế giới văn bản đứng trước 2 sự lựa chọn ODF và Open XML. Việt Nam đã có rất nhiều kinh nghiệm về sự phức tạp của các kiểu cách gõ tiếng Việt và quá nhiều chuẩn mực về chúng để từ đó mất quá nhiều chi phí (thời gian và tiền của) để chuẩn hoá các tài liệu trong cơ quan, doanh nghiệp.
Chính vì thế, việc để tồn tại hơn một chuẩn dữ liệu (dù có một hay nhiều sự tương đồng) đều là không thể ở một nước nào. Đó là tính kinh tế và tính phù hợp (chấp nhận dễ dàng) cũng như khả năng độc lập của các định dạng này.
Trước hết OOXML đang tìm cách để Microsoft hoá định dạng toàn cầu, và sẽ rất khó khăn cho người lập trình, các nhà sản xuất phần mềm... thực hiện việc chuyển đổi OOXML phù hợp với dữ liệu của họ. Như được đề cập trong phần về các đặc trưng của OOXML cũng như thực tế mà Microsoft công nhận, OOXML có độ phức tạp quá lớn, điển hình là:
Bề dày 6.000 trang tài liệu để miêu tả chúng và rất phức tạp.
Chứa định dạng binary
Sử dụng quá nhiều từ vựng (27 namespace và 89 schema module).
Chưa được công nhận là chuẩn ISO
Chỉ có Microsoft đang phát triển và hỗ trợ
Không có tính tương thích tốt (ngay chính các tài liệu định dạng của Microsoft như các định dạng trong MSOffice 2003 là không thể đọc được).
Thay đổi liên tục (không ổn định về mặt quan điểm ngay trong nội bộ của Microsoft)
Nhiều sự dư thừa, trùng lặp và không tương thích để có thể làm việc với định dạng chuẩn ODF.
Sai luôn cả về các dữ liệu dạng ngày tháng (ví dụ: OOXML không thể dùng ngày 1/3/1900) và không theo chuẩn ISO trong định dạng ngày tháng năm.
Không theo chuẩn tên kích thước, cỡ trang giấy và tự ý thay đổi chúng. Vì thế, không thể hoạt động tốt với các dữ liệu chuẩn khác.
Nhiều lỗi trong chính việc thiết lập các công thức của bảng tính trong chương trình bảng tính của Microsoft-
Không hỗ trợ cho các ứng dụng trên nền khác ngay chính công cụ của Microsoft. Hiện nay, các phần mềm đang dùng MSOffice như MacOS MSOffice 2008 cũng chưa được hoàn thiện.
Tuy nhiên, OOXML vẫn có những điểm cần quan tâm về mặt tiện lợi. Microsoft đang nỗ lực hoàn thiện các bộ lọc và chuyển đổi để phù hợp những chỉ trích về OOXML. Họ cũng có những nỗ lực không ngừng trong việc đưa OOXML thành chuẩn ISO. Về sự phức tạp, OOXML hầu hết tạo ra một ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status