Phân hệ Quản lý kho trong hệ thống ERP - pdf 28

Download miễn phí Khóa luận Phân hệ Quản lý kho trong hệ thống ERP



MỤC LỤC
 
MỤC LỤC 3
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN HỆ QUẢN LÝ KHO TRONG HỆ QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP 5
1.1. Quá trình phát triển ERP 5
1.2. Nội dung triển khai ERP trong doanh nghiệp 9
1.3. Phân hệ quản lý kho trong hệ quản trị nguồn lực doanh nghiệp 10
Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN THEO HƯỚNG CẤU TRÚC 13
2.1. Cách tiếp cận hệ thống và các khái niệm cơ bản 13
2.2. Các mô hình sử dụng 16
2.3. Quy trình phân tích và thiết kế hệ thống 19
Chương 3: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU PHÂN HỆ QUẢN LÝ KHO 23
3.1. Khái quát về tổ chức yêu cầu xây dựng hệ thống 23
3.2. Mục tiêu quản lý 27
3.3. Yêu cầu quy trình nghiệp vụ 27
3.4. Hồ sơ dữ liệu cần sử dụng 39
3.5. Mô hình nghiệp vụ 45
Chương 4 : PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN 48
4.1. Mô hình phân tích xử lý 48
4.2. Mô hình phân tích dữ liệu 52
Chương 5 : THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN 61
5.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu vật lý và logic 61
5.2. Thiết kế đầu ra 72
5.3. Mô hình luồng dữ liệu hệ thống 73
5.4. Thiết kế giao diện 75
Chương 6 : LẬP TRÌNH THỬ NGHIỆM 78
6.1. Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL và ngôn ngữ lập trình VISUAL BASIC 6.0 78
6.2. Các giao diện 80
6.3. Mẫu các báo cáo 82
6.4. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 83
KẾT LUẬN CHUNG 84
PHỤ LỤC 85
PHỤ LỤC 1.Hướng dẫn cài đặt và cách sử dụng 85
PHỤ LỤC 2. Tài liệu tham khảo 87
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ngững dòng trong bảng mà không gây ra lỗi hay sử dụng không nhất quán trong bảng.
v Mô hình thực thể - Mối quan hệ :
- Mô hình thường được biểu diễn dưới một đồ thị, trong đó các nút là các thực thể còn các cung là các mối quan hệ .
2.3. Quy trình phân tích và thiết kế hệ thống :
2.3.1. Phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống hướng cấu trúc :
- Ý tưởng cơ bản của nó là phân rã một hệ thống thành các phân hệ nhỏ và đơn giản. Phương pháp này được xây dựng dựa trên các nguyên lý sau:
Xuất phát từ một mô hình.
Phân tích đi xuống: từ tổng thể đến chi tiết.
Dùng một mô hình chức năng và một mô hình quan niệm.
Thể hiện tính đối ngẫu của hệ thống.
Sử dụng các biểu diễn dưới dạng đồ họa.
Phối hợp hoạt động của nhóm.
Ưu tiên tuyệt đối cho hồ sơ viết.
- Phương pháp này sử dụng các kỷ thuật sau:
Lưu đồ dòng dữ liệu.
Từ điển dữ liệu.
Ngôn ngữ giả (Anh ngữ có cấu trúc).
Bảng quyết định.
Cây quyết định.
- Đặc điểm nổi trội của phương pháp này là :
+ Hệ thống hoàn thiện theo cách phân từ trên xuống dưới.
+ Các hoạt động trong quá trình phân tích được tiến hành theo một trình tự khoa học, mang tính công nghệ cao. Bắt đầu từ kế hoạch phân tích tỉ mỉ, sau đó từng bước tiến hành phân tích chức năng của hệ thống. mô hình hóa hệ thống thông tin bằng các mô hình như sơ đồ luồng dữ liệu, các ma trận phân tích phạm vi, cân đối chức năng và dữ liệu
+ Quá trình phân tích sử dụng một nhóm các công cụ, kỹ thuật và mô hình để ghi nhận phân tích thiết kế hệ thống hiện tại cũng như các yêu cầu của người sử dụng.
+ Có những quy tắc chung, chỉ ra những công cụ sẽ được dùng ở từng giai đoạn của quá trình phát triển và quan hệ giữa chúng.
+ Có sự tách bạch giữa mô hình vật lý và mô hình logic.
+ Ghi nhận vai trò của người sử dụng trong các giai đoạn phát triển.
+ Các giai đoạn thực hiện trong quá trình PT_TK có thể tiến hành gần như song song.
+ Chương trình được thể hiện dưới cùng dạng ngôn ngữ thế hệ thứ tư nên không cần lập trình viên chuyên nghiệp.
- Những công cụ gắn liền với phân tích và thiết kế hệ thống:
+ Sơ đồ phân cấp chức năng nghiệp vụ.
+ Sơ đồ luồng dữ liệu.
+ Mô hình thực thể - Mối quan hệ.
+ Mô hình quan hệ.
+ Từ điểm dữ liệu.
+ Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL)
+ Mô hình hóa logic.
- Ưu điểm của phương pháp này là nó làm tăng thêm khả năng thành công cho các ứng dụng và đã chứng tỏ nó rất có ích trong nhiều bài toán phân tích các hệ thống thực tiễn.
- Nhược điểm của phương pháp này là không bao gồm toàn bộ tiến trình phân tích và nếu không thận trọng khi sử dụng có thể dẫn đến tình trạng trùng lặp thông tin.
2.3.2. Các giai đoạn phân tích và thiết kế hệ thống:
Thiết kế là một quá trình bắt đầu bằng ý niệm hoá và kết thúc bằng việc thực hiện chương trình cài đặt và đưa vào sử dụng. Thông thường, xuất phát từ các hoạt động chưa có hiệu quả so với mục tiêu đề ra mà việc phân tích sẽ xây dựng một hệ thống đáp ứng yêu cầu và hoạt động hiệu quả hơn.Giai đoạn phân tích và thiết kế xen kẽ nhau, vừa làm vừa trao đổi với người sử dụng để hoàn thiện cho thiết kế.
2.3.2.1. Lập kế hoạch:
Xác định khoảng thời gian trung và dài hạn một sự phân chia, kế hoạch can thiệp để dẫn đến các nghiên cứu từng lãnh vực, phân hệ của hệ tổ chức liên quan.
2.3.2.2. Nghiên cứu và phân tích hiện trạng:
Giai đoạn này áp dụng theo từng lãnh vực và theo dự kiến đã xác định ở kế hoạch. Thực chất là phân tích hoạt động hệ thông tin vật lý. Giai đoạn này cần sử dụng các kỹ thuật của những người tổ chức (nghiên cứu hồ sơ, quy trình, v.v). Làm quen với công việc tại cơ quan liên quan về hệ thống cũ, từ đó, nhận diện được những điểm yếu của hệ thống cũ để có các đề xuất, hoàn thiện cho thiết kế.
Nghiên cứu hiện trạng có thể đưa đến việc phân chia mới các chức năng. Việc phân chia lại có liên quan đến cơ sở hay độ phức tạp của lĩnh vực đó.
2.3.2.3. Nghiên cứu và phân tích khả thi "sổ điều kiện thức":
a. Nghiên cứu khả thi : Bao gồm các bước như sau:
- Phân tích, phê phán hệ thống hiện hữu nhằm làm rõ những điểm yếu hay mạnh, sắp xếp các thứ tự những điểm quan trọng cần giải quyết.
- Xác định các mục tiêu mới của các bộ phận.
- Xác định một cách tổng thể các giải pháp, có thể có và làm rõ đối với mỗi một trong chúng, gồm: chi phí triển khai, chi phí hoạt động trong tương lai, các ưu và khuyết điểm, chương trình tổ chức và đào tạo nhân sự.
- Từ kết quả bước trên cho phép lựa chọn những nhân vật chịu trách nhiệm phù hợp với một giải pháp nào đó đã được xác định hay trở lại từ đầu bước nghiên cứu khả thi vì nhiều nguyên nhân.
- Nếu bước trên thành công ta tiến hành xây dựng hồ sơ gọi là "Sổ điều kiện thức" .
b. Sổ điều kiện thức:
- Mô tả giao diện giữa hệ thống và người sử dụng. Điều này dẫn đến một thoả thuận xác định hệ thống cung cấp những gì cho người sử dụng.
- Thực chất các công việc và các cài đặt cần thực hiện.
2.3.2.4. Thiết kế tổng thể mô hình chức năng hệ thông tin:
Giai đoạn này xác định một cách chi tiết kiến trúc của hệ thông tin. Chia các hệ thống lớn thành các hệ thống con. Tất cả các thông tin, các quy tắc tính toán, quy tắc quản lý, các khai thác, phương tiện sẽ được xác định trong giai đoạn này.
2.3.2.5. Phân công công việc giữa con người và máy tính:
Không phải công việc nào cũng được thực hiện bởi bằng máy tính. Hệ thống thông tin là sự phối hợp giữa các công đoạn thực hiện thủ công và máy tính .
2.3.2.6. Thiết kế các kiểm soát:
Thiết kế các bảo mật cho chương trình nhằm chống âm mưu lấy cắp, phá hoại, gây mất mát hay làm hỏng dữ liệu.
2.3.2.7. Thiết kế giao diện Người - Máy:
Ví dụ: Menu chương trình, tổ chức màn hình (Form), báo biểu, v.v
2.3.2.8. Thiết kế cơ sở dữ liệu (Database Files):
Giai đoạn này nhằm xác định các files cho chương trình, nội dung mỗi file như thế nào? cấu trúc của chúng ra sao?
2.3.2.9. Thiết kế chương trình (khác với việc viết chương trình):
Gồm những chương trình gì? Mỗi chương trình gồm những module nào? Nhiệm vụ của mỗi module ra sao?
Đưa ra các mẫu thử cho chương trình: mẫu thử này do người thiết kế đưa ra chứ không phải do lập trình viên.
Chương trình phải đưa ra những kết quả như thế nào với những mẫu thử đó.
Chương 3: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU PHÂN HỆ QUẢN LÝ KHO
3.1. Khái quát về tổ chức yêu cầu xây dựng hệ thống :
Quản lý kho là một yêu cầu hết sức quan trọng đối với các công ty, doanh nghiệp... Số liệu tổng hợp, thông tin về quản lý kho hàng là cơ sở để các nhà quản lý đưa ra các kế hoạch sản xuất, kinh doanh buôn bán của mình. Tuy nhiên các công ty, doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý kho như:
Khó khăn trong quản lý số liệu tồn kho. Doanh nghiệp không thấy được tình hình tồn kho của cùng một loại hàng do hàng đó tồn tại dưới nhiều mã khác nhau.
Doanh nghiệp chưa thể nắm bắt thông tin tồn kho về lượng và giá trị một cách chính xác. Một trong những nguyên nhân là do việc nghi nhận hàng nhập, xuất kho không được tức thời. Thông thường, để kiểm soát hàng nhập kho, doanh nghiệp phải chờ có đủ hoá đơn chứng từ mới tiến hành lập phiếu nhập, trong khi thực tế thì hàng đã nhập kho hay đưa vào sản xuất. Việc không nắm bắt số liệu tồn kho chính xác ảnh hưởng nhiều đến công tác khác: tính nhu cầu nguyên vật liêu, sản xuất, bán hàng, điều động hàng hoá, thiếu - thừa vật tư, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh sản xuất.
Để giải quyết những khó khăn trên, việc phân tích và thiết kế phân hệ “Quản lý kho” trong hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp phải thoả mãn :
Yêu cầu chức năng
Lưu trữ và khai thác các thông tin về vật tư, hàng hoá thống nhất, linh hoạt
Hệ thống ERP cho phép linh động khai báo bộ mã vật tư, hàng hoá do cấu trúc mã bao gồm nhiều phân đoạn và kiểu dữ liệu của từng phân đoạn do NSD tự định nghĩa. Phải lựa chọn cấu trúc phù hợp và đưa thông tin thích hợp vào bộ mã.
Việc phân nhóm vật tư, hàng hoá nhiều theo nhiều phương diện tuỳ theo yêu cầu của từng phòng ban. Trong hệ thống ERP hàng hoá được lưu trữ kèm theo nhiều thông tin khác tùy theo đặc thù doanh nghiệp.
Kiểm soát hàng tồn kho: cung cấp nhiều cách kiểm soát vật tư, hàng hoá: quản lý phiên bản, quản lý theo lô, quản lý theo số serial, vị trí.
Giao dịch kho tức thời, chính xác về lượng và giá trị: Nghiệp vụ phát sinh được ghi nhận tức thời vào hệ thống. Việc ghi nhận không mất nhiều thời gian, lại mang tính kế thừa và được kiểm soát bởi đều căn cứ trên một nguồn cụ thể.
Phân hệ quản lý kho phải được thiết kế thành các mô-đun chức năng chuyên biệt, xác định rõ vai trò, nhiệm vụ và phạm vi sử dụng của từng nhóm, từng bộ phận người dùng. Yêu cầu về thiết kế ứng dụng
Hệ thống phần mềm phải là một hệ thống tập trung có kiến trúc 3 lớp. Các phần chương trình ứng dụng và CSDL cần được cài đặt trên máy chủ để tận dụng khả năng tính toán cũng như thuận tiện cho các công tác hỗ trợ, sao lưu, bảo hành, bảo trì hệ thống.
Yêu cầu về cơ sở hạ tầng CNTT
a.Máy chủ :
Máy chủ hệ thống ứng dụng và máy chủ dự phòng cài đặt CSDL và ứng dụng trên hệ điều hành Linux hay Windows, máy chủ dự phòng được cấu hình chạy với chế độ stand-by, sẵn sàng thay thế tro...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status