Phân hệ quản lý nhân sự và lương trong hệ thống ERP - pdf 28

Download miễn phí Đồ án Phân hệ quản lý nhân sự và lương trong hệ thống ERP



Mục Lục
LỜI CẢM ƠN 3
MỞ ĐẦU 4
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN HỆ QUẢN LÝ NHÂN SỰ VÀ LƯƠNG TRONG HỆ QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP 5
1.1. Lịch sử hình thành ERP và phát triển của ERP 5
1.2. Thực trạng và triển vọng ERP ở Việt Nam 11
1.3. Phân hệ quản lý nhân sự và lương trong hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp .11
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HTTT THEO HƯỚNG CÓ CẤU TRÚC 16
2.1. Cách tiếp cận hệ thống và các khái niệm cơ bản 16
2.2. Quy trình phân tích và thiết kế hệ thống 16
2.3. Các mô hình sử dụng 22
Chương 3: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU HỆ THỐNG 28
3.1. Mô tả quy trình nghiệp vụ 28
3.2. Các hồ sơ dữ liệu sử dụng 35
3.3. Mô hình nghiệp vụ 40
Chương 4: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ VÀ LƯƠNG TRONG HỆ THỐNG ERP 43
4.1. Mô hình phân tích xử lý 43
4.2. Mô hình phân tích dữ liệu 46
Chương 5: THIẾT KẾ HỆ THỐNG THỒNG TIN 53
5.1. Thiết kế cơ sở dữ liệu 53
5.2. Thiết kế đầu ra (Mẫu các báo cáo) 61
5.3. Biểu đồ luồng dữ liệu hệ thống 62
5.4. Thiết kế cấu trúc chương trình 65
5.5. Thiết kế chương trình 68
Chương 6: LẬP TRÌNH THỬ NGHIỆM 70
6.1. Giới thiệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu và ngôn ngữ lập trình lựa chọn 70
6.2. Một số giao diện 73
6.3. Các bảng kết quả thử nghiệm 79
6.4. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình 83
Kết luận chung 84
Tài liệu tham khảo 85
Phụ Lục 86
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ình và kiểm nghiệm
Ý nghĩa: thể hiện kết quả phân tích và thiết kế, đây chính là giai đoạn thi công.
Mục tiêu: Xây dựng được phần mềm đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Nội dung:
Chọn phần mềm hạ tầng.
Chọn các phần mềm đóng gói
Chuyển các đặc tả thiết kế thành các phần mềm ( các chương trình ) cho máy tính.
Kiểm tra thử nghiệm các modun chức năng, HT con, cả HT.
Yêu cầu:
Chuyển tải được mọi kết quả phân tích thiết kế HT trên giấy thành phần mềm chạy được.
Cho sản phẩm đúng và hợp lệ.
Cài đặt và chuyển đổi hệ thống
Ý nghĩa: Làm thay đổi và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức.
Mục tiêu: Chuyển đổi toàn bộ hoạt động của tổ chức từ cũ sang mới ( đưa hệ thống mới vào sử dụng ).
Nội dung: chuyển đổi dữ liệu, đào tạo và sặp xếp đội ngũ cán bộ làm việc trên HT mới.
Yêu cầu: hệ thống mới hoạt động tốt và đem lại hiệu quả cao hơn hệ thống cũ.
Vận hành và bảo trì
Ý nghĩa: duy trì hoạt động của hệ thống
Mục tiêu: đáp ứng được các mục tiêu đề ra ban đầu
Nội dung:
Đề xuất những sủa đổi, cải tiến, bổ sung.
Tiến hành những sửa đổi, bổ sung về phần cứng, phần mềm.
Kiểm tra tính đáp ứng được những yêu cầu vốn có và yêu cầu mới hay cải tiến hiệu quả xử lý của hệ thống (bảo trì)
Yêu cầu: hệ thống luôn sẵn sàng và các hoạt động không bị gián đoạn.
2.3. Các mô hình sử dụng
Mô hình phân cấp chức năng nghiệp vụ
Mô hình luồng dữ liệu
Mô hình liên kết thực thể
Mô hình quan hệ
2.3.1. Mô hình phân cấp chức năng nghiệp vụ
Xác định các chức năng nghiệp vụ được tiến hành sau khi có sơ đồ tổ chức. Để xác định nhu cầu thông tin của tổ chức, ta phải biết tổ chức hiện thời đang và sẽ thực hiện những công việc gì, xử lý cái gì, Từ đó xác định được các dữ liệu, thông tin gì cần và làm thế nào để có chúng.
Mô tả mô hình
Định nghĩa: Mô hình chức năng nghiệp vụ là một sơ đồ phân dã chức năng có thứ bậc một cách đơn gian các chức năng của tổ chức
Khái niệm và các ký hiệu sử dụng:
Chức năng nghiệp vụ ở đây được hiểu là các công việc mà tổ chức cần thực hiện trong hoạt động của nó. Khái niệm chức năng ở đây là khái niệm logic (gắn với mức khái niệm), tức là chỉ nói đến công việc cần làm và mối quan hệ phân mức ( Mức tổng hợp và chi tiết mà không chỉ ra các công việc được làm như thế nào? Bằng cách nào? Ở đâu? Khi nào và ai làm)
Các ký hiệu sử dụng:
- Hình chữ nhật có tên chỉ chức năng ở bên trong
- Đường gấp khúc để nối các chức năng ở mức trên và các chức năng ở mức trực tiếp thuộc nó.
Ý nghĩa của mô hình:
- Sơ đồ phân cấp chức năng nghiệp vụ là công cụ phân tích đầu tiên
- Xác định phạm vi hệ thống dược nghiên cứu
- Cung cấp các thành phần cho việc khao sát và phân tích tiếp
- Mô hình được xây dựng dần cùng với tiến trình khảo sát chi tiết giúp cho việc định hướng hoạt động khảo sát
- Cho phép xác định phạm vi các chức năng hay miền cần nghiên cứu của tổ chức.
- Cho phép xác định vị trí của từng công việc trong toàn hệ thống, tránh trùng lặp, giúp phát hiện các chức năng còn thiếu.
- Là cơ sở để thiết kế cấu trúc hệ thống chương trinh của hệ thống sau này.
VD:
1. QL chương trình đào tạo
Quản lý đào tạo ở một trường ĐH
2. QL giáo viên
3. QL sinh viên
4. QL hội trường
1. QL chương trình đào tạo
3.1. QL hồ sơ
3.2. XL điểm
3.3. XL tốt nghiệp
3.4. XL đặc biệt
Hình 2.3.1.a. Ví dụ về sơ đồ phân cấp chức năng nghiệp vụ
Biểu diễn mô hình
Mô hình phân cấp chức năng được biểu diễn theo cách sử dụng kỹ thuật phân mức dưới đây:
Các tư tưởng trong kỹ thuật phân mức:
1- Cách tiếp cận Top – down (từ trên xuống dưới) được sử dụng
2- Quy trình triển khai theo hình cây
3- Phân rã theo nhiều cấp
4- Việc phân rã được thực hiện theo nguyên tắc cha con:
- Một chức năng ở mức trên được phân rã thành các chức năng ở chi tiết ở mức thấp hơn
- Mỗi chức năng được phân rã từ một chức năng ở trên phải là một bộ phận đảm bảo thực hiện chức năng ở trên đã phân rã ra nó.
- Việc thực hiện tất cả các chức năng ở mức dưới trực tiếp phải đảm bảo thực hiện được toàn bộ các chức năng ở mức trên phân rã ra chúng. Đảm báo mối quan hệ giữa hai tầng liên tiếp là quan hệ bao hàm (cha - con)
Chức năng ở gốc thể hiện nhiệm vụ tổng quát của hệ thống
Chức năng được xem là ở mức thấp nhất nếu không thể phân rã tiếp. Ở mức này, thường công việc do một cá nhân thự hiện. Các chức năng “ngọn” hay “lá” tương ứng với đỉnh treo trong sơ đồ được đặc tả theo những phương tiện đặc biệt
Các bước phân rã:
- Triển khai cây phân cấp: triển khai từ gốc đến ngọn, lần lượt qua các tầng (Mỗi tầng là một mức mô tả của hệ thống, bao gồm một tập hợp chức năng). Việc phân cấp này dựa vào câu hỏi chức năng này bao gồm các chức năng con nào?
- Sắp xếp các chức năng thuộc các mức: Không nên phân rã quá 6 mức, ở mỗi mức các chức năng xếp trên cùng một hàng, sơ đồ cần bố trí cân đối, rõ ràng để dễ kiểm tra, quan trọng về yếu tố thẩm mỹ bao gồm cân bằng về độ trong sáng, đơn giản, chính xác
- Đặt tên chức năng:
+ Mỗi chức năng phải có một tên duy nhất, các chức năng khác nhau phải có tên khác nhau
+Tên dùng ở dạng động từ - bổ ngữ
+Tên chức năng phải ngán gọn và phản ánh được nội dung của chức năng đó
- Rà soát các chức năng và hoàn chỉnh sơ đồ
2.3.2. Mô hình luồng dữ liệu
a. Các khái niệm và ký hiệu sử dụng
Mô hình luồng dữ liệu là một công cụ mô tả dòng thông tin nghiệp vụ nối kết giữa các chức năng trong một phạm vi được xét
Mô hình luồng dữ liệu gồm có 4 thành phần:
- Tác nhân là yếu tố của môi trường có tác động lên hệ thống. Ký hiệu là hình chữ nhật, bên trong ghi tên tác nhân, tên tác nhân là một danh từ .
TÊN TÁC NHÂN
- Tiến trình: là một khái niệm mô tả sự diễn ra các hoạt động cụ thể của một chức năng. Bản chất là một chức năng nghiệp vụ nhưng được nhìn nhận ở mặt động của nó. Tên tiến trình là tên chức năng nghiệp vụ có ở trong mô hình phân rã chức năng nghiệp vụ. Ký hiệu là hình chữ nhật vát 4 góc
Chỉ số tiến trình
TÊN TIẾN TRÌNH
PT thực hiện
- Luồng dữ liệu: Là khái niệm để chỉ các dữ liệu được di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Tên luồng dữ liệu là danh từ ( có thể lấy tên vật mang dữ liệu làm tên).
Ký hiệu luồng dữ liệu là
- Kho dữ liệu: là khái niệm để chỉ dữ liệu được lưu trữ ở một vị trí cụ thể, Tên của kho dữ liệu là một danh từ, ký hiệu kho dữ liệu
Chỉ số kho
Tên kho dữ liệu
b. Kỹ thuật phân mức trong mô hình luồng dữ liệu
Sơ đồ luồng dữ liệu mô tả đầy đủ một hệ thống nghiên cứu thường rất phức tạp, không thể hiện trên một trang. Vì vậy cần sử dụng kỹ thuật phân mức để chia sơ đồ thành một số mức.
Sơ đồ ở mức cao nhất hay còn gọi là mức đỉnh bao gồm những tiến trình chính của hệ thống. Nội dung của mỗi tiến trình có thể trải ra trên một trang, nó xác định tiến trình con và dữ liệu cần được mô hình hóa. Mỗi tiến trình con đến lượt mình lại được chia ra trong một trang ở mức thấp hơn của riêng nó. Việc phân rã như vậy được qua đủ số mức cần thiết. Mỗi trang của sơ đồ có một tiêu đề. Ở mức đỉnh tên của tiêu đề là tên miền khảo cứu. Tiêu đề ở mỗi trang mức thấp là tên tiến trình con đang triển khai. Mỗi sơ đồ con trên một trang được đánh số thứ tự. Số thứ tự này được dùng làm chữ số đầu đánh số thứ tự cho các tiến trình con ở mức thấp được triển khai. Số thứ hai trong chỉ số của mỗi tiến trình con là số thứ tự của nó trong các số tiến trình con được phân rã.
Khi xây dựng mô hình luồng dữ cần chú ý đến những điểm sau:
- Không vẽ hai tác nhân ngoài trao đổi trực tiếp với nhau.
- Không có trao đổi trực tiếp giữa hai kho dữ liệu mà không qua chức năng xử lý.
- Vì kho dữ liệu đã có tên cho nên luồng thông tin ra vào kho không cần tên.
- Vì lý do trình bày nên các tác nhân ngoài, kho dữ liệu có thể được vẽ ở nhiều nơi cho dễ đọc, dễ hiểu.
- Đối với một kho dữ liệu phải có một luồng thông tin vào và một luồng thông tin ra.
2.3.3. Mô hình liên kết thực thể
Các khái niệm cơ bản:
Thực thể: là khái niệm mô tả một lớp các đối tượng có các đặc trưng chung mà một số tổ chức hệ thống quan tâm. Thực thể phải tồn tại, cần được lựa chọn có lợ có quản lý và phải phân biệt được. Các thực thể có thể là đối tượng cụ thể hay trừu tượng.
Biểu diễn bằng hình chữ nhật bên trong ghi tên thực thể
TÊN THỰC THỂ
Thuộc tính: Là đặc trung chung của, vốn có của lớp đối tượng mà ta quan tâm. Nó là một giá trị để miêu tả một đặc trưng nào đó của một thực thể,
Biểu diễn bằng hình elip
Tên thuộc tính
Thuộc tính tên gọi: có giá trị là tên của các bản thể, dùng phân biệt các bản thể, và cho phép nhận biết sự tồn tại của một thực thể, thường có chữ tên
Thuộc tính định danh: Giá trị của nó cho phép ta phân biệt các bản thể khác nhau, gồm một hay nhiều thuộc tính của thực thể , biểu diễn bằng hình elip, tên thuộc tính được gạch chân
Thuộc tính mô tả: Là thuộc tính không phải là tên gọi hay định danh
Thuộc tính đa trị: Có thể nhận nhiều hơn một giá trị đỗi với mỗi bản thể. Biểu diễn bằng hình elip có 2 lớp
Các mối quan hệ:
- Phản ánh mối quan hệ vốn có giữa các bản thể của các thực thể,
- Gắn kết các thực thể với nhau
- Đặc trưng: Bậc( số thực thể tham gia vào mối quan hệ) và bản số (Số các bản thể của mỗi thực th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status