Tiền điện tử, ví tiền điện tử và ứng dụng trong thương mại điên tử - pdf 28

Download miễn phí Đồ án Tiền điện tử, ví tiền điện tử và ứng dụng trong thương mại điên tử



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN. 2
1.1. Giới thiệu về an toàn và bảo mật thông tin. 2
1.2. Mã hóa dữ liệu. 2
1.2.1. Khái niệm mã hóa dữ liệu 2
1.2.2. Hệ mã khóa đối xứng. 3
1.2.2.1. Mã dịch chuyển. 3
1.2.2.2. Mã thay thế. 3
1.2.2.3. Mã Affine. 3
1.2.2.4. Mã Vigenere. 4
1.2.2.5. Mã Hill. 4
1.2.2.6. Mã hoán vị. 4
1.2.3. Hệ mã khóa công khai. 5
1.2.3.1. Mã RSA. 5
1.2.3.2. Mã Elgamal. 5
1.3. Chữ ký điện tử. 6
1.3.1. Khái niệm chữ ký điện tử. 6
1.3.5. Một số sơ đồ ký số cơ bản. 7
1.3.5.1. Sơ đồ chữ ký RSA. 7
1.3.5.2. Sơ đồ chữ ký Elgamal. 8
1.4. Vấn đề xác thực. 9
1.4.1. Khái niệm xác thực. 9
1.4.2. Khái niệm xác thực điện tử. 9
1.4.3. Công cụ xác thực: Chứng chỉ số (Digital Certificate). 10
1.4.3.1. Giới thiệu về chứng chỉ số. 10
1.4.3.2. Phân loại chứng chỉ. 10
CHƯƠNG 2: TIỀN ĐIỆN TỬ. 11
2.1. Khái niệm tiền điện tử. 11
2.2. Lược đồ giao dịch. 11
2.3. Phân loại. 12
2.4. Những đặc điểm của tiền điện tử. 12
2.5. Một số vấn đề về tiền điện tử. 13
2.5.1. Vấn đề ẩn danh. 13
2.5.1.1. Sơ đồ chữ ký mù của Chaum. 13
2.5.2. Vấn đề tiêu xài hai lần. 14
2.5.2.1. Sơ đồ KV. 14
CHƯƠNG 3: VÍ TIỀN ĐIỆN TỬ. 17
3.1. Khái niệm ví tiền điện tử. 17
3.2. Chức năng của ví tiền điện tử. 17
3.3. Lợi ích của ví tiền điện tử. 17
3.4. Cách cài đặt, thiết lập một ví tiền điện tử. 18
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG 18
4.1. Tìm hiểu về thương mại điện tử. 18
4.2. Việc ứng dụng và phát triển công nghệ tại Việt Nam hiện nay 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thường được sử dụng trong mạng Internet.
1.2.3.1. Mã RSA.
Hệ mật mã này sử dụng tính toán trong Zn , trong đó n là tích của hai số nguyên tố phân biệt p và q. Ta thấy rằng Φ(n) = (p-1) (q-1)
Định nghĩa:
Cho n = pq trong đó p và q là các số nguyên tố. Đặt P = C = Zn và định nghĩa:
K= { (n, p, q, a, b): n = p.q; q, p là các số nguyên tố, a.b ≡ 1 mod Φ(n)}
Với K = (n, p, q, a, b) ta xác định: ek = xb mod n
và dk = ya mod n
(x, y ) Î Zn). Các giá trị n và b được công khai và các giá trị p, q, a được giữ kín.
1.2.3.2. Mã Elgamal.
Bài toán logarithm rời rạc trong Zp:
Đặc trưng của bài toán: I = (p, α, β) trong đó p là số nguyên tố, αÎ Zp là phần tử nguyên thủy (hay phần tử sinh), βÎ Zp*
Mục tiêu: Hãy tìm một số nguyên duy nhất a, 0≤ a ≤ p-2 sao cho:
αª ≡ β (mod p)
Ta sẽ xác định số nguyên a bằng logαβ.
Định nghĩa mã khóa công khai Elgamal trong Zp*:
Cho p là số nguyên tố sao cho bài toán logarithm rời rạc trong Zp là khó giải.
Cho α Î Zp* là phần tử nguyên thủy. Giả sử P = Zp*, C = Zp* × Zp*. Ta định nghĩa:
K = {(p, α, a, β):β ≡ αª (mod p)}
Các giá trị p, α, β được công khai, còn a giữ kín.
Với K = (p, α, a, β) và một số ngẫu nhiên bí mật kÎ Zp-1, ta xác định:
ek(x,k) = (y1,y2).
Trong đó: y1 = αk mod p
y2 = x.βk mod p
y1,y2 Î Zp* ta xác định:
dk(y1,y2) = y2(y1a)-1 mod p.
1.3. Chữ ký điện tử.
1.3.1. Khái niệm chữ ký điện tử.
Chữ ký điện tử (hay còn gọi là chữ ký số) là một file văn bản số hóa, được ký trên từng bit của văn bản số.
Một sơ đồ chữ ký số thường chứa hai thành phần: thuật toán ký và thuật toán xác minh chữ ký. Bob có thể ký bức điện x dùng thuật toán ký an toàn. Chữ ký sig(x) nhận được có thể kiểm tra bằng thuật toán xác minh công khai ver. Khi cho trước cặp (x,y).
Định nghĩa: Một sơ đồ chữ ký số là bộ 5 (P, A, K, S, V) thỏa mãn các điều kiện dưới đây:
P là tập hữu hạn các bức điện (thông điệp) có thể.
A là tập hữu hạn các chữ ký có thể.
K không gian khóa là tập hữu hạn các khóa có thể.
Với mỗi k thuộc K tồn tại một thuật toán ký sig k Î S và là một thuật toán xác minh ver k Î V. Mỗi sig k : P → A và ver k : P × A → {true, false} là những hàm sao cho mỗi thông điệp x Î P và mỗi chữ ký y Î A thỏa mãn phương trình dưới đây:
Ver(x,y) =
Với mỗi k thuộc K hàm sig k và ver k là các hàm có thời gian đa thức. ver k sẽ là hàm công khai, sig k là bí mật. Không thể dễ dàng tính toán để giả mạo chữ ký của Bob trên thông điệp x. Nghĩa là x cho trước, chỉ có Bob mới có thể tính được y để ver k = True. Một sơ đồ chữ ký không thể an toàn vô điều kiện vì Oscar có thể để kiểm tra tất cả các chữ ký số y có thể có trên thông điệp x nhờ thuật toán ver k công khai cho đến khi anh ta tìm thấy một chữ ký đúng. Vì thế, nếu có đủ thời gian, Oscar luôn luôn có thể giả mạo chữ ký của Bob. Như vậy, giống như trường hợp hệ thống mã hóa khóa công khai, mục đích của chúng ta là tìm các sơ đồ chữ ký số an toàn về mặt tính toán.
1.3.5. Một số sơ đồ ký số cơ bản.
1.3.5.1. Sơ đồ chữ ký RSA.
Mô tả
Sơ đồ chữ kí RSA được mô tả như sau:
Cho n = pq, p và q là các số nguyên tố. Cho P = A = Zn và định nghĩa
K= { (n,p,q,a,b):n = pq; p,q nguyên tố; ab ≡ 1 (mod(Ф(n))) }.
Các giá trị n và b là công khai, còn p, q, a là bí mật
K= { (n,p,q,a,b) }, ta định nghĩa
Sing k(x) = xª (mod n)
và ver k(x) = true ó x ≡ yb (mod n)
x,y Î Zn
Thuật toán sinh khóa
Chọn p và q là hai số nguyên tố lớn.
Tính n = p*q, φ(n) = (p-1) (q-1).
Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên a thỏa mãn điều kiện: 1< a < φ(n) và UCLN (a, φ(n) ) = 1.
Sử dụng thuật toán Euclide mở rộng để tính số nguyên duy nhất b sao cho 1 < b < φ(n) và ab ≡ 1 (mod φ(n) ).
Công khai n, b; bí mật p, q, a. Khóa kí là a, khóa xác minh chữ kí là b
Thuật toán tạo chữ kí và xác minh chữ kí
Tạo chữ kí
Tạo chữ kí cho văn bản x, x Î Zn, chữ kí y = sig k (x) = xª (mod n)
Xác minh chữ kí
Ver k(y) = true ó y ª ≡ x (mod n)
1.3.5.2. Sơ đồ chữ ký Elgamal.
Mô tả
Sơ đồ chữ kí Elgama được mô tả như sau:
Cho p là số nguyên tố sao cho bài toán logarith rời rạc trên Zp là khó và giả sử αÎZp* là phần tử nguyên thủy. Cho P = Zp*, A = Zp* × Zp-1 và định nghĩa :
K= { (p, α ,a, β): β = αª mod(p) }.
Giá trị p, α , β là công khai còn a là bí mật.
Với K = (p, α ,a, β) và với một số ngẫu nhiên (bí mật) k Î Zp-1, ta định nghĩa :
Sig k(x,k) = (γ, δ ),
Trong đó γ =αk mod p và δ = (x- aγ )k -1 mod( p-1)
Với x,y ÎZp* và δÎ Zp-1 ta định nghĩa :
Ver (x, γ, δ )= true ó βγ γδ ≡ α (mod p )
Sinh khóa
Chọn ngẫu nhiên số nguyên tố p sao cho bài toán logarith rời rạc là khó giải trong Zp và phần tử nguyên thủy α thuộc nhóm nhân Zp*.
Chọn ngẫu nhiên a Î Zp* , và tính β = αª(mod p).
Khóa công khai là (p, α, β = αª).
Khóa bí mật là a.
Chú ý nên chọn p có khoảng 1024 bit và a khoảng 160 bit.
Kí văn bản x
Chọn ngẫu nhiên k, 0 ≤ k≤ p-2, k Î Zp-1*.
Tính γ = αk (mod p).
δ = (h(x)- aγ) k-1 mod(p-1).
Chữ kí là (γ, δ)
Với h là hàm Băm dùng để thu gọn văn bản x.
Xác minh chữ kí
Kiểm tra K có thuộc Zp-1* hay không?
Tính V1 = βγ γδ (mod p).
Tính h(x) và V2 = αh(x) (mod p)
Nếu V1 = V2 thì chấp nhận chữ kí , ngược lại phủ nhận chữ kí.
1.4. Vấn đề xác thực.
1.4.1. Khái niệm xác thực.
Xác thực là việc xác minh, kiểm tra một thông tin để công nhận hay bác bỏ tính hợp lệ của thông tin đó. Xác thực là yêu cầu quan trọng trong các giao tiếp cần có sự tin cậy.
1.4.2. Khái niệm xác thực điện tử.
Xác thực điện tử là một loại xác nhận điện tử giống như hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân, thẻ hội viên câu lạc bộ...để xác định danh tính của một đối tượng trong giao dịch điện tử. Để chứng tỏ sự hiện diện của mình trên mạng và tạo được sự tin cậy đối với các cá nhân hay tổ chức khác trong giao dịch điện tử thì bạn cần được “tổ chức cấp chứng thực” cấp một chứng chỉ điện tử. Qua đó, bạn có thể xuất trình chứng chỉ điện tử để các tổ chức, cá nhân khác nhận diện và cho phép bạn tiến hành các giao dịch trực tuyến.
1.4.3. Công cụ xác thực: Chứng chỉ số (Digital Certificate).
1.4.3.1. Giới thiệu về chứng chỉ số.
Chứng chỉ số là một tệp tin điện tử được sử dụng để nhận diện một cá nhân, một máy dịch vụ, một tổ chức,...nó gắn định danh của đối tượng đó với một khóa công khai, giống như bằng lái xe, hộ chiếu, chứng minh thư.
1.4.3.2. Phân loại chứng chỉ.
Dựa vào mục đích sử dụng người ta chia chứng chỉ số ra làm các loại sau:
- Cá nhân
- Tổ chức
- Máy chủ
- Người phát triển
CHƯƠNG 2: TIỀN ĐIỆN TỬ.
2.1. Khái niệm tiền điện tử.
Tiền điện tử (e-money hay digital cash) là một hệ thống cho phép người sử dụng có thể thanh toán khi mua hàng hay sử dụng các dịch vụ nhờ truyền đi các con số từ máy tính này tới máy tính khác. Giống như serial trên tiền giấy, số serial của tiền điện tử là duy nhất. Mỗi “tờ” tiền điện tử được phát hành bởi một ngân hàng được biểu diễn cho một lượng tiền thật nào đó. Tính chất đặc trưng của tiền điện tử cũng giống như tiền giấy thật, nó vô danh và có thể sử dụng lại. Tức là người mua hàng sẽ trả một số tiền nào đó cho người bán hàng và sẽ không có bất cứ cách nào để lấy thông tin về người mua hàng. Đó cũng là một đặc điểm khác biệt giữa tiền điện tử và hệ thống thanh toán thẻ tín dụng.
2.2. Lược đồ giao dịch.
Lược đồ giao dịch của hệ thống tiền điện tử cơ bản có 3 giao dịch chính sau:
Hình 2: Mô hình giao dịch cơ bản của hệ thống tiền điện tử
Mô hình này có ba đối tượng chính:
Ngân hàng
Người trả tiền (A)
Người được trả tiền, cửa hàng, (B)
Và ba hoạt động chính:
Giao thức rút tiền : Alice gửi yêu cầu rút tiền đến ngân hàng. Ngân hàng gửi cho A các đồng tiền điện tử có số sê-ri của đồng tiền, mệnh giá của đồng tiền và chữ ký công khai của ngân hàng trên đồng tiền đúng theo yêu cầu của A. Đồng thời, tài khoản của A cũng bị trừ đi một số tiền tương ứng. Như vậy, A đã thực sự cầm tiền trong tay.
Giao thiức trả tiền : Giao thức trả tiền đơn giản chỉ là A chuyển các đồng tiền điện tử cho B. B kiểm tra các đồng tiền nhận được và nếu thấy hợp lệ, B chấp nhận những đồng tiền này. Sau giao thức này, A thực sự không còn cầm tiền nữa, và B thực sự đã có số tiền của A.
Giao thức gửi tiền : Đây là giao thức cuối cùng trong vòng đời của một đồng tiền điện tử. B chuyển tới ngân hàng những đồng tiền điện tử mà A đã trả trong giao thức thứ hai. Ngân hàng kiểm tra đồng tiền, nếu nó hoàn toàn hợp lệ, ngân hàng chấp nhận đồng tiền, đồng thời tăng tài khoản của B với số tiền tương ứng.
2.3. Phân loại.
Phân loại theo bản chất tiền điện tử
- Tiền điện tử định danh.
- Tiền điện tử ẩn danh.
Phân loại theo hình thức sử dụng
- Đồng tiền điện tử dạng mềm.
- Tiền điện tử dạng thẻ.
- Tài khoản.
2.4. Những đặc điểm của tiền điện tử.
- Tính an toàn.
- Tính riêng tư.
- Tính độc lập.
- Tính chuyển nhượng.
- Tính phân chia.
- Tính dễ sử dụng.
2.5. Một số vấn đề về tiền điện tử.
- Vấn đề ẩn danh.
- Vấn đề tiêu xài hai lần.
2.5.1. Vấn đề ẩn danh.
Tính ẩn danh là quá trình thanh toán của người trả tiền phải được ẩn danh và không để lại dấu vết, nghĩa là ngân hàng sẽ không nói được...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status