ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC NAM SƠN, HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................. 3
1.1. Tổng quan về bãi chôn lấp ........................................................................... 3
1.1.1. Các khái niệm chung về bãi chôn lấp ................................................. 3
1.1.2. Phân loại bãi chôn lấp ........................................................................ 4
1.2. Công tác quản lý bãi chôn lấp trên Thế giới và ở Việt Nam ......................... 9
1.2.1. Công tác quản lý bãi chôn lấp trên Thế giới........................................ 9
1.2.2. Công tác quản lý bãi chôn lấp ở Việt Nam ....................................... 10
1.3. Ảnh hưởng của bãi chôn lấp tới môi trường xung quanh ............................ 15
1.3.1. Ảnh hưởng của bãi chôn lấp tới môi trường nước ............................ 15
1.3.2. Ảnh hưởng của bãi chôn lấp tới môi trường đất ................................ 17
1.3.3. Ảnh hưởng của bãi chôn lấp tới môi trường không khí ..................... 18
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 20
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 20
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 20
2.3.1. Hiện trạng tiếp nhận rác tại bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành
phố Hà Nội. ............................................................................................... 20
2.3.2. Hiện trạng môi trường tại bãi rác Nam Sơn ...................................... 20
2.3.3. Biện pháp quản lý về môi trường tại bãi rác Nam Sơn ...................... 20
2.3.4. Các giải pháp phù hợp cho việc quản lý về môi trường tại bãi rác Nam
Sơn. ........................................................................................................... 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 21
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ........................................... 22
2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp ................................................ 22
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 27
2.4.4. Phương pháp so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường. ........... 27
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 28
3.1. Hiện trạng bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội ........................................... 28
3.1.1. Hiện trạng tiếp nhận rác tại bãi rác Nam Sơn. ................................... 28
3.2. Hiện trạng môi trường của bãi chôn rác Nam Sơn ...................................... 35
3.2.1. Hiện trạng môi trường không khí ..................................................... 35
3.2.2. Hiện trạng môi trường nước ............................................................. 38
3.2.3. Hiện trạng môi trường đất ................................................................ 43
3.3. Ảnh hưởng của bãi rác tới môi trường ....................................................... 44
3.3.1. Ảnh hưởng của bãi rác tới đời sống xã hội ....................................... 44
3.4. Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại bãi rác Nam Sơn ..................... 50
3.4.1. Công cụ pháp luật áp dụng trong quản lý môi trường ....................... 50
3.4.2. Công cụ kỹ thuật áp dụng vào công nghệ xử lý rác trong quản lý môi
trường ........................................................................................................ 52
3.4.3. Quản lý bằng công cụ kinh tế ........................................................... 62
3.5. Các giải pháp quản lý môi trường tại bãi rác Nam Sơn .............................. 62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 65
1. Kết luận ........................................................................................................ 65
2. Kiến nghị...................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 68
PHỤ LỤC......................................................................................................... 70 1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề rác thải hiện nay đang trở thành mối quan tâm của nhân loại, được
cả Thế giới quan tâm. Để giải quyết vấn đề này việc xuất hiện các bãi rác, công
nghệ xử lý rác là rất cần thiết. Qua điều tra hiện nay cả nước có 98 bãi chôn lấp
rác thải nhưng chỉ có 16 trong số đó là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Hà Nội một
trung tâm phát triển của cả nước cũng đã và đang từng bước giải quyết sao cho
phát triển kinh tế nhưng ổn định về xã hội & môi trường.
Với lượng chất thải rắn sinh ra từ sinh hoạt và hoạt động sản xuất ngày
càng tăng và đa dạng cụ thể: năm 2011 tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát
sinh 6.500 tấn/ngày, trong khi năm 2007 mới chỉ là 2.600 tấn/ngày (Báo cáo môi
trường quốc gia, 2011). Khi lượng chất thải rắn tăng lên nhanh chóng thì tình
trạng quá tải và ô nhiễm môi trường nặng nề là một thách thức đặt ra đối với
công tác bảo vệ môi trường.
Hiện nay, toàn bộ lượng rác của thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận
được đem đến đổ ở bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, bãi rác
này được đưa vào hoạt động từ năm 1999, có diện tích gần 85 hecta công suất xử
lý 4.200 tấn rác/ngày hoạt động 24/24h. Sau 16 năm đi vào hoạt động thì bãi rác
Nam Sơn đang bị quá tải, công tác quản lý môi trường đang gặp rất nhiều khó
khăn. Để đảm bảo lượng rác vẫn được thu gom xử lý diễn ra Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng bãi rác giai đoạn II với
tổng diện tích sử dụng khoảng 737.000 m2. Thành phố Hà Nội đã và đang đầu tư
một số hạng mục đặc thù như đường giao thông, trạm y tế, trường học trạm cấp
nước sạch để phục vụ dân sinh ở các xã đã dành đất cho dự án.
Nhằm tìm hiểu thực trạng quản lý môi trường tại bãi rác và đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý môi trường tại bãi rác. Cung cấp cơ
sở thực tiễn cho việc hoạch định chính sách và lựa chọn các công nghệ xử lý phù
hợp trong tương lai góp phần giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh từ bãi
rác đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững tại địa phương. Trước các vấn đề trên tui lựa chọn và thực hiện đề tài "Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại bãi
rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội"
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Tìm hiểu hiện trạng quản lý môi trường từ đó đánh giá
công tác quản lý môi trường tại bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà
Nội.
Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu hiện trạng tiếp nhận rác tại bãi rác Nam Sơn
- Đánh giá hiện trạng môi trường tại địa điểm nghiên cứu.
- Tìm hiểu công tác quản lý môi trường tại bãi rác Nam Sơn.
- Đề xuất biện pháp quản lý môi trường tại bãi rác Nam Sơn.
3. Yêu cầu nghiên cứu
- Nắm được hiện trạng tiếp nhận rác tại bãi rác Nam Sơn và công nghệ xử
lý rác tại đây.
- Tìm hiểu được hiện trạng môi trường xung quanh, những ảnh hưởng của
bãi rác tới môi trường xung quanh.
- Biết được công tác quản lý môi trường tại bãi rác từ đó đưa ra các đề
xuất quản lý về môi trường đối với bãi rác. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về bãi chôn lấp
1.1.1. Các khái niệm chung về bãi chôn lấp
Bãi chôn lấp chất thải rắn (CTR) như ta hiểu là một diện tích hay một
khu đất được quy hoạch, được lựa chọn, thiết kế, xây dựng để chôn lấp CTR
nhằm giảm tối đa các tác động tiêu cực của bãi chôn lấp (BCL) tới môi trường
(Nguyễn Thị Ngọc Thảo, 2012).
Ở bất kỳ một bãi chôn lấp nào cũng thường bao gồm các ô chôn lấp chất
thải, vùng đệm và các công trình phụ trợ khác nhau như trạm xử lý nước, khí
thải, cung cấp điện, nước và văn phòng điều hành.
Trong đó ô chôn lấp chất thải chính là phần thể tích CTR được đổ vào
BCL trong một khoảng thời gian. Ô chôn lấp bao gồm CTR và vật liệu che phủ
xung quanh nó.
Trong ô chôn lấp phần lớp che phủ chính là lớp vật liệu che phủ trên toàn
bộ BCL trong khi vận hành và khi đóng BCL nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác
động từ ô chôn lấp tới môi trường xung quanh và từ bên ngoài vào ô chôn lấp
CTR.
Sau khi chôn lấp nảy sinh ra vấn đề nước rỉ rác, chính là phần nước phát
sinh trong quá trình phân hủy tự nhiên CTR có chứa các chất gây ô nhiễm.
Trong quá trình chôn lấp rác thì ngoài nước rác còn có khí từ ô chôn lấp
CTR phát sinh chính nguồn khí này là hỗn hợp khí sinh ra từ ô chôn lấp chất thải
do quá trình tự phân hủy tự nhiên CTR.
Rác được đổ vào các ô chôn lấp sau khi đã được lót một lớp đáy bằng
phương pháp trải toàn bộ vật liệu trên toàn diện tích đáy và thành bao quanh ô
chôn lấp chất thải nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu sự ngấm, thẩm thấu nước rác vào
tầng nước ngầm. Ngoài ra còn có các phần khác như:
Vùng đệm ta có thể quan sát và thấy được ở bất kỳ một bãi rác nào bằng
mắt thường chính là dải đất bao quanh BCL nhằm mục đích ngăn cách, giảm
thiểu tác động xấu của BCL đến môi trường


QldsWUCRRywnNR1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status