Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty tnhh đức dương - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ XÂY
DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.........................................................................1
1.1. Khái quát về văn hóa...........................................................................................1
1.1.1. Khái niệm về văn hóa........................................................................................1
1.1.2. Các đặc trưng của văn hóa...............................................................................2
1.1.3. Vai trò của văn hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội......................3
1.2. Khái quát về văn hóa doanh nghiệp ..................................................................5
1.2.1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp................................................................5
1.2.2. Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới sự phát triển của doanh nghiệp.....6
1.2.3. Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp..............................................................9
1.2.4. Các cấp độ văn hóa doanh nghiệp .................................................................11
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp.......16
1.2.6. Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp...................................................19
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
CÔNG TY TNHH ĐỨC DƢƠNG..............................................................................22
2.1. Khái quát về Công ty TNHH Đức Dƣơng.......................................................22
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Đức Dương..........................................22
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Đức Dương .........22
2.1.3. Các lĩnh vực kinh doanh ................................................................................24
2.1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban của Công ty
TNHH Đức Dương.......................................................................................................24
2.1.5. Đặc điểm nhân sự của công ty TNHH Đức Dương......................................27
2.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Đức Dương
2012-2014......................................................................................................................28
2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty
TNHH Đức Dƣơng.......................................................................................................29
2.2.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ...............................................................29
2.2.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp................................................................30
2.3. Phân tích thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH
Đức Dƣơng ...................................................................................................................32
2.3.1. Nhận thức văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Đức Dương ...........33
2.3.2. Thực trạng quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH
Đức Dương ...................................................................................................................34
2.4. Đánh giá chung về quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty
TNHH Đức Dƣơng.......................................................................................................50
2.4.1. Kết quả đạt được .............................................................................................50
2.4.2. Một số vấn đề còn tồn tại................................................................................51
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN XÂY DỰNG VĂN
HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH ĐỨC DƢƠNG...........................53
3.1. Quan điểm định hƣớng xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho Công ty
TNHH Đức Dƣơng.......................................................................................................53
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại
Công ty TNHH Đức Dƣơng ........................................................................................54
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo và cán bộ nhân viên ..............................54
3.2.2. Hoàn thiện định hình văn hóa doanh nghiệp ...............................................54
3.2.3. Nâng cao hoạt động triển khai để xây dựng văn hóa doanh nghiệp............61
3.2.4. Duy trì và thay đổi văn hóa.............................................................................63
3.3. Kiến nghị nhà nƣớc ...........................................................................................63 1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, sự giao
lưu giữa các nền văn hóa đa dạng, ảnh hưởng tới phong cách, thái độ làm việc của các
doanh nghiệp. Vì vậy để hòa nhập và phát triển thành công, các quốc gia nói chung và
các doanh nghiệp nói riêng phải tìm ra cho mình con đường và cách thức hội nhập
đúng đắn. Để làm được điều này, việc quan trọng là cần nắm bắt được các yếu tố cơ
bản trong hội nhập, để bắt kịp và phát triển theo xu hướng chung của thời đại. Không
chỉ là vấn đề về thể chế chính trị, kinh tế hay sự thay đổi của khoa học kỹ thuật, mà
còn là vấn đề nhận thức, quan điểm, phong cách,…tựu trung lại là vấn đề văn hóa và
sự phát triển trong ý thức hệ của toàn xã hội. Xu thế phát triển chung hiện nay của nền
kinh kế thế giới là đang tiến dần đến tầm cao của nền kinh tế tri thức, trong đó văn hóa
đóng vai trò quan trọng.
Nhìn chung, VHDN là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra
trong quá trình sản xuất kinh doanh, tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của các
thành viên cũng như sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có
một nét văn hóa riêng, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Với
mỗi doanh nghiệp, văn hóa là một tài sản vô hình, một vũ khí cạnh tranh sắc bén và có
ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự tồn tại và phát
triển của văn hóa doanh nghiệp. VHDN tích cực sẽ giúp thu hút và giữ gìn nhân tài,
gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp, khơi dậy niềm tin, niềm tự hào về doanh
nghiệp, tạo nên sức mạnh tinh thần phát huy khả năng sáng tạo của các nhân viên, giúp
cho các hoạt động trong doanh nghiệp ổn định và giảm bớt rủi ro trong kinh
doanh…Tóm lại, VHDN là chìa khóa của sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển VHDN là đòi hỏi tính cấp bách và là một
trong những vấn đề trọng yếu mà doanh nghiệp cần quan tâm tới. Xây dựng và phát
triển VHDN đang trở hành một xu hướng trên thế giới và được nâng tầm chiến lược
trong nhiều doanh nghiệp.
Tuy nhiên đối với nền kinh tế Việt Nam, khái niệm VHDN còn khá mới mẻ.
Thực tế cho thấy thì đa số các doanh nghiệp ở nước ta còn chưa có sự quan tâm cũng
như nhận thức đúng đắn về văn hóa doanh nghiệp, chưa thấy được vai trò, tầm quan
trọng và sức mạnh của VHDN. Các doanh nghiệp ở nước ta đa phần đều có quy mô
vừa và nhỏ, vốn kinh doanh còn hạn chế, cơ sở vật chất còn cùng kiệt nàn, công nghệ lạc
hậu nên việc cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Trong nền kinh tế thị trường, để tồn buộc
các doanh nghiệp phải lựa chọn con đường phát triển phù hợp. Xác định văn hóa
doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải xây dựng cho mình một nền tảng
văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, tạo được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên
bước đường phát triển của mình. Công ty TNHH Đức Dương đã trải qua nhiều năm
xây dựng và phát triển, nhưng công ty vẫn chưa xây dựng được những nét văn hóa
riêng chính vì vậy em chọn đề tài: “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty
TNHH Đức Dương” làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích: Đề xuất giải pháp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty
TNHH Đức Dương.
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và quy trình xây dựng
văn hóa doanh nghiệp.
 Đánh giá được thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Công ty
TNHH Đức Dương.
 Đề xuất được một số giải pháp, nhằm hoàn thiện xây dựng văn hóa doanh
nghiệp cho Công ty TNHH Đức Dương nói riêng và các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là xây dựng văn hóa doanh nghiệp
của Công ty TNHH Đức Dương.
 Phạm vi nghiên cứu đề tài:
 Phạm vi không gian: Công ty TNHH Đức Dương
 Phạm vi thời gian: 2012 - 2014
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản bao gồm: thu thập, phân
tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, đánh giá…trên cơ sở số liệu, tài liệu của công ty.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 phần:
Phần 1. Cơ sở lý luận về Văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa doanh
nghiệp
Phần 2. Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Đức
Dƣơng
Phần 3. Một số giải pháp để hoàn thiện xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại
Công ty TNHH Đức Dƣơng CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ XÂY
DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về văn hóa
1.1.1. Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là một lĩnh vực tồn tại và phát triển gắn liền với đời sống của nhân loại,
là đặc trưng của con người, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Các khái niệm đó không giống nhau tùy theo cách hiểu rộng hẹp khác nhau, trong khi
văn hóa là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn, phong phú và phức tạp. Mặt khác, cũng như
các lĩnh vực khoa học xã hội khác, ngành khoa học về văn hóa có tính chất lịch sử và
phát triển xuyên suốt lịch sử loài người, từ văn hóa dân gian có văn tự và không có văn
tự đến văn hóa chỉnh thể của các chế độ đương thời. Trong quá trình lịch sử đó nội
dung và khái niệm của văn hóa cũng thay đổi theo. Đó là hiện thực khách quan. Tuy
nhiên chúng ta có thể xem xét một vài khái niệm sau:
Trong bản thảo “Nhật ký trong tù” năm 1943, Bác Hồ đã khẳng định: “Văn hóa
là sự tổng hợp của mọi cách sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người
đã sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
(Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 3). Bác chỉ rõ nội
hàm của văn hóa, đồng thời, Bác phân tích và luôn nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng
giữa văn hóa và cơ sở hạ tầng, văn hóa và kinh tế, chính trị, xã hội. Văn hóa là kiến
trúc thượng tầng, nhưng khi cơ sở hạ tầng của xã hội kiến thiết rồi, lúc đó văn hóa mới
đủ điều kiện phát triển được. Văn hóa là động lực phát triển kinh tế, phát triển xã hội.
Văn hóa phải soi đường cho mọi người tiến tới.
Theo nguyên tổng giám đốc UNESCO, Federico Mayer Zaragoza, đưa ra nhân
dịp phát động “Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa” năm 1988 – 1997: “Văn hóa phản
ánh và thể hiện một cách thống nhất, sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra
trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã
cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó
mỗi dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. Như vậy văn hóa có nghĩa là truyền
thống lâu đời.
Tóm lại, có rất nhiều khái niệm hay quan điểm khác nhau về văn hóa, tựu chung
lại có thể hiểu văn hóa là hệ thống các giá trị được sản sinh ra trong xã hội nhất định,
được đặc trưng bởi hình thái kinh tế xã hội nhất định, bao gồm cả giá trị vật chất và
tinh thần.
Văn hóa không phải là một yếu tố phi kinh tế, trái lại, văn hóa và kinh doanh lại
có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau: văn hóa và kinh doanh đều có mục tiêu


FNdlVX7uMdZ3msD
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status