Khảo sát hành vi rào đón trong giao tiếp tiếng Việt - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

. Danh mục các chữ viết tắt
Mở đầu
Chƣơng 1: Cơ sơ lí luận về ngữ dụng học của hành vi rào đón
1.1 Giao tiếp và các nhân tố giao tiếp
1.1.1 Ngữ cảnh
1.1.2 Ngôn ngữ
1.1.3 Diễn ngôn
1.2 Lí thuyết hội thoại
1.2.1 Các quy tắc hội thoại
1.2.2. Tham thoại
1.2.3 Sự kiện lời nói
1.3. Lí thuyết hành vi ngôn ngữ
1.3.1. Động từ nói năng và động từ ngữ vi
1.3.2 Hành vi ở lời
1.4 Tiểu kết
Chƣơng 2: Hành vi rào đón và vai trò dụng học của hành vi rào
đón
2.1 Khái niệm hành vi ngôn ngữ rào đón
2.1.1 Một số cách hiểu về lời rào đón
2.1.2 Định nghĩa tác nghiệp về hành vi rào đón
2.1.3 Phân loại hành vi rào đón
2.2. Đặc điểm cấu tạo ngữ pháp và chức năng của biểu thức rào đón
2.2.1 Đặc điểm cấu tạo ngữ pháp của biểu thức rào đón
2.2.2. Chức năng ngữ pháp – ngữ dụng của biểu thức rào đón
2.3. Vai trò dụng học của hành vi rào đón
2.3.1. Rào đón có vai trò là hành vi phụ thuộc trong tham thoại
2.3.2 Rào đón có vai trò là các tham thoại tiền dẫn nhập trong sự
kiện lời nói
2.4.Một số yếu tố tác động đến sự hình thành của hành vi rào
đón trong tiếng Việt
2.4.1. Tác động của các quy tắc hội thoại đến hành vi rào đón
2.4.2 Tác động của văn hoá giao tiếp đến hành vi rào đón trong
giao tiếp tiếng Việt
2.4.3 Tác động của đặc trưng nhận thức của người Việt đến hành
vi rào đón
2.5 Tiểu kết
Chƣơng 3: Hành vi rào đón nội dung và cách thức tiếp nhận thông
tin trong giao tiếp tiếng Việt
3.1. Hành vi rào đón phƣơng châm về lƣợng
3.1.1 Hành vi rào đón khi nói lại một tin cũ
3.1.2 Hành vi rào đón khi nói lượng tin ít hơn đòi hỏi
3.1.3 Hành vi rào đón khi nói lượng tin nhiều hơn đòi hỏi
3.2 Hành vi rào đón phƣơng châm về chất
3.2.1 Hành vi rào đón nhấn mạnh độ tin cậy của thông tin
3.2.2 Hành vi rào đón giảm nhẹ độ tin cậy của thông tin
3.3. Hành vi rào đón phƣơng châm quan yếu
3.3.1. Hành vi rào đón phương châm nhấn mạnh tính quan yếu
3.3.2. Hành vi rào đón khi chuyển đề tài
3.4. Hành vi rào đón phƣơng châm cách thức
3.4.1. Hành vi rào đón khi nhấn mạnh phương châm cách thức
3.4.2 Hành vi rào đón khi vi phạm phương châm cách thức
3.4.3. Hành vi rào đón nhằm duy trì sự liên tục của cuộc thoại

3.5 Hành vi rào đón đồng thời một số phƣơng châm hội thoại
3.6. Tiểu kết
Chƣơng 4: Hành vi rào đón hiệu quả ngoài lời của phát ngôn trong
giao tiếp tiếng Việt
4.1. Rào đón hành vi ở lời của hành vi ngôn ngữ
4.1.1. Rào đón các điều kiện sử dụng hành vi ở lời
4.1.2. Rào đón cách thực hiện hành vi ở lời
4.2 Hành vi rào đón vì phép lịch sự
4.2.1. Hành vi rào đón vì lịch sự chiến lược
4.2.2. Hành vi rào đón vì lịch sự chuẩn mực
4.2.3. Hiệu lực rào đón vì phép lịch sự của các HVRĐ về phương
châm hội thoại và RĐ hành vi ở lời
4.3.Tiểu kết
Kết luận
Những công trình của tác giả đã công bố liên quan tới luận án
Tài liệu tham khảo
Nguồn tƣ liệu trích dẫn trong luận án

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hội thoại là sự tương tác liên nhân, trong đó các nhân vật hội thoại ảnh
hưởng, tác động qua lại lẫn nhau và gây nên ở nhau những thay đổi về hành
động, trạng thái tâm lí, tình cảm... Cho nên, khi tham gia hội thoại, ngoài việc
đưa ra một nội dung thông tin nào đó, người ta còn phải cân nhắc nên thực
hiện hành vi ngôn ngữ nào, thực hiện theo cách thức nào...Và trong nhiều
trường hợp, để đạt được hiệu quả giao tiếp người ta cần đến những yếu tố phụ
trợ đi kèm với các hành vi ngôn ngữ để làm tăng hay giảm hiệu lực ở lời của
những phát ngôn do hành vi đó tạo ra. Một trong những yếu tố này là lời rào
đón (Hedges).
Trong giao tiếp hằng ngày của người Việt, yếu tố rào đón có tần số xuất
hiện tương đối cao. Người ta rào đón mỗi khi thực hiện các hành vi có nguy
cơ đe doạ thể diện đối tác giao tiếp. Lời rào đón được sử dụng để ngăn ngừa
trước sự hiểu lầm hay những phản ứng không hay về lời nói của chủ ngôn.
Yếu tố rào đón khiến cho cuộc thoại trở nên uyển chuyển hơn, liên tục hơn,
góp phần duy trì và nâng cao hiệu quả của quá trình giao tiếp. Rào đón là một
hiện tượng ngôn ngữ mang đậm dấu ấn tâm lí, bản sắc văn hoá dân tộc của
người Việt. Nghiên cứu hành vi rào đón là cần thiết đối với việc sử dụng
ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.
Hành vi rào đón tuy đã được đề cập đến trong một số tài liệu nghiên cứu
về dụng học ở nước ngoài, nhưng ở Việt Nam, vấn đề này chỉ được đề cập
đến một cách lẻ tẻ trong một vài bài viết hay công trình nghiên cứu, nên hầu
như vẫn còn để ngỏ. Vì vậy, luận án của chúng tui chọn đề tài: Khảo sát hành
vi rào đón trong giao tiếp tiếng Việt để tìm hiểu một cách toàn diện, có hệ
thống và sâu sắc hơn về hành vi rào đón - một hiện tượng văn hoá mang đậm
dấu ấn về cách ứng xử ngôn ngữ của người Việt.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Rào đón là một hiện tượng thường gặp trong hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ. Nghiên cứu về rào đón trong các ngôn ngữ là một vấn đề hấp dẫn
đối với ngôn ngữ học.
Việc nghiên cứu các yếu tố ngôn ngữ có chức năng rào đón trong tiếng
Việt chưa được Việt ngữ học quan tâm. Trong ngữ pháp học, các yếu tố ngôn
ngữ có chức năng rào đón thường được gộp chung vào thành phần tình thái
của phát ngôn - thành phần thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với
nội dung thông báo của phát ngôn, hay đối với hoàn cảnh phát ngôn hay
với hiện thực. Theo Hoàng Tuệ: “Các từ thường gọi là trạng từ hay phó từ và
ngữ tương đương với phó từ, trạng từ như có lẽ, hình như, chắc chắn, theo tôi
được xem là phương tiện từ vựng biểu thị thành phần tình thái nhưng không
gắn với vị ngữ mà ở ngoài cấu trúc của vị ngữ” [112, tr. 1-5]. Cao Xuân Hạo
cho rằng “Tình thái của câu có thể được biểu thị bằng khởi ngữ (ngữ đoạn mở
đầu câu) như có lẽ, tất nhiên...” [41, tr. 51]
Nguyễn Quang [86 ] nêu ra các dấu hiệu tình thái sau đây:
- Uyển thanh: Diễn đạt sự không chắc chắn (có lẽ, có thể, có khả
năng…)
- Hạ ngôn: Yếu tố làm giảm mức độ (một chút, một tí, một lát, một
thoáng...)
- Chủ quan hoá: Yếu tố biểu thị thái độ người nói
- Cam kết: Gồm các yếu tố từ vựng (chắc là, chắc chắn...)
- Thỉnh đồng: Yếu tố dùng để gợi sự phản hồi từ phía người nghe (chứ
nhỉ, đấy, phải không nào...)
- Nhã hiệu: Yếu tố dùng để tôn vinh người nghe làm giảm sự đe doạ thể
diện (dạ, thưa, ạ...)
- Tăng cường: (Vô cùng, thực sự, thật là...).


7ay30ZcynwT6hUp
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status