Hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Sài Gòn đến năm 2020 - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược, ảnh hưởng của các yếu
tố của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Sài Gòn.
Đề tài đã kết hợp giữa lý luận và kết quả thực tiễn phân tích môi trường bên ngoài và môi trường nội
bộ của Công ty Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Sài Gòn để tiến hành lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố, từ đó sử dụng các phương pháp Ma trận để hình thành và lựa chọn các chiến lược cho Công ty
Cổ phần Xăng dầu Dầu khí Sài Gòn đến năm 2020. Bên cạnh đó tác giả cũng đã đề xuất những giải
pháp tối ưu để thực hiện những chiến lược đó.
ABSTRACT
Research topics focused basic theoretical system of strategic planning, the influence of environmental
factors outside and inside environment impact business operations of Sai Gon PetroVietnam oil join
stock company.
The subject has a combination of theoretical and practical results analysis of the external environment
and internal environment of Sai Gon PetroVietnam oil join stock company to proceed to quantify the
impact of these factors, from which uses the method to form the matrix and the strategic choice for Sai
Gon PetroVietnam oil join stock company 2020. Besides the authors also propose optimal solutions to
execute those strategies.1. GIỚI THIỆU
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, hàng
năm nước ta phải nhập khẩu tới 70% sản lượng
tiêu thụ. Thị trường xăng dầu trong nước và thế
giới liên thông nhau và có những diễn biến rất
phức tạp. Để tồn tại và phát triển, các doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu cần hoạch định
cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp
và hiệu quả, để có thể tận dụng các cơ hội, phát
huy những điểm mạnh, giảm thiểu những nguy
cơ và khắc phục những điểm yếu, nhằm đảm bảo
phát triển bền vững.
Xuất phát từ những thực tiễn đó, việc hoạch định
chiến lược sản xuất kinh doanh là hết sức cần
thiết đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh xăng
dầu, đặc biệt là đối với Công ty Cổ phần Xăng
dầu Dầu khí Sài Gòn (PV OIL Sài Gòn). Đó
chính là lý do tác giả lựa chọn Đề tài nghiên cứu
“Hoạch định chiến lược tại Công ty Cổ phần
Xăng dầu Dầu khí Sài Gòn đến năm 2020”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích môi
trường hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ
phần Xăng dầu Dầu khí Sài Gòn, kết hợp với
những lý luận nghiên cứu về hoạch định chiến
lược để xây dựng chiến lược cho Công ty cổ phần
Xăng dầu Dầu khí Sài Gòn đến năm 2020.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận về Hoạch định chiến lược
2.1.1. Khái niệm chiến lược và hoạch định
chiến lược
2.3.4.1. Khái niệm chiến lược
Có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, có
thể tóm lại: Chiến lược là chương trình hành
động, kế hoạch hành động được thiết kế để đạt
được một mục tiêu cụ thể, là tổ hợp các mục tiêu
dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con
đường đạt đến các mục tiêu đó.
2.3.4.2. Phân loại chiến lược
Căn cứ vào phạm vi chiến lược có thể phân thành
các loại:
Chiến lược chung: Còn gọi là chiến lược kinh
doanh tổng quát, thường đề cập những vấn đề
quan trọng nhất, bao quát nhất và có ý nghĩa lâu
dài, quyết định vấn đề sống còn.
Chiến lược bộ phận: Còn gọi là chiến lược kinh
doanh từng đặc thù, nhằm giải quyết từng vấn đề,
trong kinh doanh để thực hiện chiến lược tổng
quát, gồm có Chiến lược sản xuất; Chiến lược tài
chính; Chiến lược thị trường; Chiến lược
marketing; Chiến lược sản phẩm; …v…v…
Căn cứ vào hướng tiếp cận thị trường có thể phân
thành các loại:
Chiến lược tăng trưởng tập trung: Là các chiến
lược chủ đạo đặt trọng tâm vào việc cải thiện các
sản phẩm, dịch vụ hay thị trường hiện có mà
không thay đổi bất kỳ yếu tố nào khác. Phân
thành 3 loại chính như Chiến lược thâm nhập thị
trường, Chiến lược phát triển thị trường, Chiến
lược phát triển sản phẩm.
Chiến lược phát triển hội nhập: Là phát triển
doanh nghiệp trên cơ sở thiết lập và mở rộng mối
quan hệ liên kết với các nhà cung cấp, các nhà
trung gian phân phối và tiêu thụ sản phẩm, hoặc
đối thủ cạnh tranh. Phân theo 3 hướng: Hội nhập
dọc ngược chiều; Hội nhập dọc thuận chiều; Hội
nhập ngang.
Chiến lược phát triển đa dạng hóa: Là chiến
lược tăng trưởng dựa trên sự thay đổi về công
nghệ, sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh. Có thể đa
dạng hóa theo các hướng Đa dạng hóa đồng tâm,
Đa dạng hóa ngang, Đa dạng hóa hỗn hợp.
2.3.4.3. Vai trò của chiến lược đối với doanh
nghiệp
Chiến lược cung cấp một phương hướng kinh
doanh cụ thể, có hiệu quả làm kim chỉ nam cho
mọi hoạt động chức năng, giúp cho doanh nghiệp
phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng cường sức mạnh
cho phát triển thêm thị phần, tạo điều kiện kinh
doanh ổn định lâu dài và phát triển bền vững.
2.1.2. Quy trình hoạch định chiến lược
2.1.2.1. Xác định sứ mạng, mục tiêu
Sứ mệnh là lý do tồn tại của doanh nghiệp cho
thấy phương hướng phấn đấu của doanh nghiệp
trong suốt thời gian tồn tại.
Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng mà
doanh nghiệp cần đạt tới.
Hình 1: Các bước hoạch định chiến lược
Xác định sứ mệnh, mục
tiêu
Phân tích môi trường
Hình thành và lựa chọn
chiến lược
Đề ra các giải pháp để thực
hiện chiến lược


S84Bznc70cs4G1i
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status