Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học chương “Tĩnh học vật rắn” - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
1.Lí do chọn đề tài.............................................................................................1
2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu .............................................................................2
3.Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................4
4.Giả thuyết khoa học .......................................................................................4
5.Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................4
6.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................5
6.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................5
6.2 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................5
7.Phương pháp nghiên cứu................................................................................5
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết ..............................................................5
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.......................................................5
7.3 Các phương pháp toán học..........................................................................5
8.Những đóng góp mới của đề tài.....................................................................6
NỘI DUNG .......................................................................................................7
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NLVDKTVTT...7
1.1 Cơ sở lí luận về năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.......................7
1.1.1 Năng lực vận dụng kiến thức....................................................................7
1.1.2 Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn..............................................7
1.1.2.1 Khái niệm năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn..........................7
1.1.2.2 Các năng lực thành tố và biểu hiện của năng lực VDKTVTT ..............7
1.1.3 Một số công cụ đánh giá năng lực ...........................................................8
1.1.3.1 Đánh giá qua quan sát ..........................................................................8
1.1.3.2 Đánh giá qua hồ sơ ...............................................................................9
1.1.3.3 Đánh giá thông qua nhìn lại quá trình (tự đánh giá) .........................10
1.1.3.4 Đánh giá đồng đẳng............................................................................11
1.1.3.5 Đánh giá qua các bài kiểm tra............................................................11
1.1.4 Vai trò của năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học..11
1.2 Cơ sở lí luận về bài tập có nội dung thực tế trong dạy học vật lí..............12
1.2.1 Khái niệm bài tập có nội dung thực tế trong dạy học vật lí...................12
1.2.2 Phân loại bài tập có nội dung thực tế trong dạy học vật lí theo các .....12
1.2.3 Phương pháp giải bài tập vật lí có nội dung thực tế .............................14
1.2.4 Một số nguyên tắc khi lựa chọn hệ thống bài tập có nội dung thực tế ..15
1.2.4.1 Lựa chọn bài tập có nội dung thực tế trong dạy học vật lí .................15
1.2.4.2 Yêu cầu của một hệ thống bài tập có nội dung thực tế trong dạy học17
1.2.5 Vai trò của bài tập có nội dung thực tế với phát triển năng lực ...........18
1.3. Biện pháp rèn luyện và phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào ......19
1.4 Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học phát triển .................24
1.4.1 Quy trình sử dụng hệ thống bài tập có nội dung thực tế trong dạy học 24
1.4.2 Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong các hoạt động dạy học .......24
1.4.2.1 Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong tiết học nghiên cứu .........25
1.4.2.2 Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong việc củng cố, ...................25
1.4.2.3 Sử dụng bài tập có nội dung thực tế cho phần giao nhiệm vụ ...........26
1.4.2.4 Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong giờ ôn tập, luyện tập........26
1.4.2.5 Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong kiểm tra, đánh giá ...........26
1.4.2.6 Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong các hoạt động .................27
1.5 Đánh giá sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn...........27
1.5.1 Sự cần thiết xây dựng công cụ đánh giá năng lực vận dụng ................27
1.5.2 Hướng dẫn đánh giá năng lực theo tiêu chí(Rubric).............................28
1.5.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào .............30
1.5.4 Thiết kế bảng kiểm quan sát...................................................................33
1.5.5. Thiết kế bài kiểm tra..............................................................................34
Kết luận chương 1 ...........................................................................................34
CHƯƠNG II SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TẾ CHƯƠNG
“TĨNH HỌC VẬT RẮN” ...............................................................................36
2.1. Đặc điểm cấu trúc chương “Tĩnh học vật rắn” VL10NC.........................36
2.2 Hệ thống bài tập có nội dung thực tế chương “Tĩnh học vật rắn” ...........38
2.3 Thiết kế tiến trình dạy học một số bài chương “Tĩnh học vật rắn” ..........43
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM........................................................73

3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm...............................................................73
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm........................................................73
3.3. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................73
3.4 Tiến trình và nội dung thực nghiệm sư phạm ...........................................74
3.4.1. Chọn lớp thực nghiệm và đối chứng..................................................74
3.4.2 Trao đổi với GV dạy thực nghiệm ......................................................74
3.4.3 Tiến hành thực nghiệm .......................................................................75
3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm..................................................................76
3.5.1. Phương pháp xử lí và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .........76
3.5.2. Phân tích định tính.............................................................................76
3.5.3. Phân tích định lượng .........................................................................77
3.5.3.1 Kết quả thông qua bài kiểm tra .......................................................77
Kết luận chương 3 ...........................................................................................84
KẾT LUẬN ........................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................86 M
Ở ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Ngày nay những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ của tri thức
đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của xã hội, đòi hỏi người lao động mới
không những phải có trình độ văn hóa, trình độ nghề nghiệp nhất định mà còn
phải có tính độc lập năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực
tiễn. Chính vì vậy mà Nghị quyết hội nghị Ban ch ấp hành Trung ương 8 khóa
XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ “Phát triển giáo
dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát tri ển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành; lí luận gắn với
thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”
và “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng
nghề nghiệp cho học sinh (HS). Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú
trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học,
năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn (VDKTVTT).
Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [1]. Trên
cơ sở đó, chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 -2020 đã đề ra giải pháp
cụ thể cho giáo dục phổ thông là “Thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo
khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực cho HS. Chương
trình phải hướng tới phát triển các năng lực chung mà mọi HS đều cần có trong
cuộc sống như năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải
quyết vấn đề sáng tạo…đồng thời hướng tới phát triển các năng lực chuyên biệt
liên quan tới từng môn học, từng lĩnh vực hoạt động giáo dục” [3].
Trong nhà trường phổ thông, Vật lí là một môn khoa học TN, gắn liền
với thực tế sản xuất và đời sống và có vai trò quan trọng trong việc thực hiện
mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục đòi hỏi một trong những định hướng đổi
mới phương pháp dạy học vật lí là phải làm cho HS có ý thức và biết cách vận
dụng các kiến thức vật lí vào thực tiễn đời sống nhằm nâng cao chất lượng c uộc
sống; Hơn nữa HS cũng hiểu về vai trò và ý nghĩa của kiến thức vật lí đối với sản xuất, từ đó định hướng nghề nghiệp cho những em có năng khiếu, hứng thú
và yêu thích môn Vật lí.
Trong dạy học vật lí, phát triển năng lực VDKTVTT cho HS có nhiều
giải pháp, trong đó việc sử dụng các bài tập có nội dung thực tế (BTCNDTT)
được coi là phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên để đạt được điều đó giáo viên
(GV) cần có các biện pháp tích cực, lựa chọn và sử dụng các bài tập một cách
phù hợp nhất trong quá trình dạy học.
Mặc dù vậy, qua tìm hiểu thực trạng dạy học ở trường phổ thông hiện
nay, chúng tui nhận thấy các GV rất ít chú trọng và sử dụng BTCNDTT mà
thiên về bài tập có tính hàn lâm, hay các bài tập áp dụng công thức, tính toán;
Việc vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn đối với đa số HS (HS) còn rất nhiều
hạn chế nếu không muốn nói là thực sự yếu kém. Chính vì vậy, việc dạy và học
vật lí chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra, sản phẩm co n người chưa đáp ứng
được nhu cầu xã hội.
Xuất phát từ những lí do trên và mong muốn đóng góp vào công cuộc
đổi mới của ngành Giáo dục hiện nay, tui chọn đề tài “Phát triển năng lực vận
dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS thông qua việc sử dụng bài tập có nội dung
thực tế trong dạy học chương “Tĩnh học vật rắn” Vật lí 10 nâng cao”.
2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Vấn đề dạy học phát triển năng lực đã và đang trở thành vấn đề quan tâm
hàng đầu của nhiều quốc gia. Tiếp cận năng lực được hình thành và phát triển
tại Mĩ vào năm 1970, sau đó đến các quốc gia khác như Anh, Úc, New Zeland,
xứ Wales,… vào những năm 1990. Năm 2000, có rất nhiều quốc gia đã phát
triển chương trình theo tiếp cận năng lực như: Canada, Pháp, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Phần Lan, Thái Lan,… các nước trong tổ chức OECD, tuy có những cách
gọi tên khác nhau như: dạy học (giáo dục) định hướng đầu ra dựa trên năng lực;
dạy học (giáo dục) theo mô hình năng lực, nhưng dều có chung bản chất là: dạy
học phát triển năng lực của người học; có hai thuật ngữ liên quan đến tên gọi
được sử dụng phổ biến là:
Competensy-based Curriculum (Đỗ Ngọc Thống (2011) dịch là chương
trình dựa trên cơ sở năng lực, gọi tắt là tiếp cận năng lực).

Competency-based model (Nguyễn Hữu Lam (2007) dịch là mô hình
dựa trên năng lực - gọi tắt là mô hình năng lực).
Tiếp cận năng lực là cơ sở, là công cụ để xây dựng nhiều chương trình
đào tạo, kế hoạch dạy học ở các cấp độ khác nhau. Khái quát chương trình đào
tạo, kế hoạch dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện theo chương trình ba
khâu:
+ Xác định các năng lực
+ Phát triển các năng lực
+ Đánh giá các năng lực
Hiện nay dạy học theo hướng phát triển năng lực vận dụng đang là một
xu thế chủ yếu trong việc truyền tải kiến thức; Các giáo trình, các tài liệu
nghiên cứu về dạy học theo hướng phát triển năng lực vận dụng của các môn
khoa học tự nhiên ở một số nước phát triển tăng lên rất nhanh.
Ở nước ta, dạy học theo hướng phát triển năng lực, trong đó việc phát
triển năng lực VDKTVTT cũng đang được chú trọng hơn trong những năm gần
đây; Đã có một số công trình nghiên cứu, tài liệu, luận văn đề cập đến vấn đề
phát triển năng lực VDKTVTT cho HS và vai trò của bài tập, đặc biệt là
BTCNDTT trong việc phát triển năng lực, như:
Trong cuốn “Lí luận và dạy học hiện đại”, của Bernd Meie r, Nguyễn
Văn Cường[2] đề cập đến bài tập định hướng năng lực trong đó nhấn mạnh đến
các đặc điểm quan trọng của bài tập định hướng các năng lực chung, xây dựng
hệ thống bài tập nhằm định hướng năng lực. Tuy nhiên các tác giả chưa đề cập
đến vai trò của BTCNDTT với phát triển năng lực vận dụng kiến thức.
Trong đề tài “Rèn luyện kĩ năng VDKTVTT cho HS trong dạy học phần
Sinh học tế bào, Sinh học 10” của Trần Thái Toàn[25], tác giả cũng đã xây
dựng một số biện pháp sư phạm nhằm rèn luyện kỹ năng VDKTVTT cho HS bậc
THPT, tuy nhiên các biện pháp chưa thực sự cụ thể và không chú trọng đến vai trò
của BTCNDTT trong phát triển năng lực VDKTVTT.
Trong đề tài “Biên soạn và tổ chức dạy giải bài tập chương “Tĩnh học vật
rắn” VL10THPT nhằm phát huy tính tích cực nhận thức về rèn luyện tư duy
sáng tạo cho HS” của Hoàng Thanh Giang[5], tác giả cũng đã nhấn mạnh về vai


v6t29t7ne9zcu6K
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status