xử lý tình huống tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Ơ

Trong xã hội ngày nay, các mối quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh
vực: hành chính - tƣ pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự… luôn diễn
ra đa dạng, phức tạp, với những biểu hiện khác nhau. Việc Nhà nƣớc không
ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật để điều
chỉnh kịp thời các mối quan hệ xã hội đó là hết sức quan trọng và cần thiết.
Cũng nhƣ nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội, lĩnh vực đăng ký và
quản lý hộ tịch luôn tiềm ẩn và phát sinh những tình huống rất phức tạp. Việc
công dân vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch có nhiều nguyên nhân khác
nhau, trong đó có một số lý do chủ yếu nhƣ: sự thiếu hiểu biết pháp luật của một
bộ phận nhân dân, ngƣời dân còn chƣa nhận thức hết hậu quả pháp lý có thể
phát sinh nếu sự kiện hộ tịch đƣợc đăng ký không đúng quy định của pháp luật,
thiếu tôn trọng pháp luật…
Xuất phát từ vấn đề thực tiễn nêu trên, em chọn đề tài “Tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch” làm tiểu luận
tốt nghiệp Lớp Bồi dƣỡng Chuyên viên Quản lý nhà nƣớc. Tình huống đƣợc em
lựa chọn làm đối tƣợng nghiên cứu trong tiểu luận là tình huống có thật trên thực
tế. Trong khuôn khổ của tiểu luận, một số tình tiết trong vụ việc, tên cơ quan
quản lý nhà nƣớc, tên của các đƣơng sự đã đƣợc thay đổi.
Em lựa chọn đề tài này nhằm nâng cao nhận thức pháp luật trong nhân
dân, tạo ra thói quen đối với mỗi ngƣời dân là “Sống và làm việc theo pháp
luật”. Đề tài này cũng đặt ra yêu cầu đối với những cán bộ, công chức cần không
ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề, đạo đức
công vụ nhằm thực thi công vụ một cách hiệu quả, đúng quy định của pháp luật,
có tình, có lý. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nƣớc từ trung ƣơng đến địa phƣơng
1


cũng cần tập trung, chú trọng nhiều hơn đến công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật để pháp luật đi vào cuộc sống, không ngừng nâng cao trình độ
hiểu biết pháp luật trong nhân dân.
Em lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu, tiếp cận vấn đề từ vấn đề chung
đến vấn đề cụ thể, từ vấn đề riêng đến vấn đề tổng quát, từ lý luận đến thực tiễn,
từ thực tiễn lại đúc rút thành lý luận.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực tiễn áp dụng các quy định của pháp
luật về hộ tịch, những vấn đề phát sinh và giải pháp thực hiện.
Kết cấu của tiểu luận gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Lời nói đầu
Phần thứ hai: Nội dung gồm:
1. Khái niệm pháp chế, mối liên hệ và sự khác biệt giữa pháp chế và pháp luật.
2.

Mô tả tình huống

3.

Mục tiêu xử lý tình huống

4.

Nguyên nhân và giải quyết hậu quả

5.

Phƣơng án giải quyết tình huống

6.

Lập kế hoạch thực hiện phƣơng án đã lựa chọn.

Phần thứ ba: Kết luận và kiến nghị
Em xin trân trọng cảm ơn!

2


NỘI DUNG
I.TÌNH HUỐNG:
1.

Trước khi nghiên cứu tình huống cụ thể, chúng ta cần hiểu khái

niệm pháp chế XHCN là gì? Mối liên hệ và sự khác biệt giữa pháp chế và
pháp luật.
Xét về mặt bản chất và ý nghĩa xã hội: Pháp chế XHCN là yêu cầu về sự
hiện diện của một hệ thống pháp luật cần và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội,
làm cơ sở cho sự tồn tại một trật tự pháp luật và kỷ luật; là sự tuân thủ và thực
hiện đầy đủ pháp luật trong tổ chức và hoạt động của nhà nƣớc, của các cơ quan,
đơn vị, tổ chức và đối với công dân.
Xét về mặt hình thức: Pháp chế XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sống
chính trị - xã hội. Trong đó, tất cả các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, cán bộ, công chức nhà nƣớc, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công
dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và
chính xác.
Pháp chế và pháp luật là hai khái niệm có quan hệ chặt chẽ với nhau, là
những khái niệm gần gũi nhƣng không đồng nhất.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà
nƣớc ban hành hay thừa nhận và bảo đảm thực hiện , thể hiện ý chí của giai cấp
thống trị, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của
giai cấp mình.
Pháp chế là phạm trù thể hiện những yêu cầu, đòi hỏi với các chủ thể tôn
trọng và thực hiện đúng pháp luật.
Nhƣ vậy, pháp luật là tiền đề của pháp chế, nhƣng có pháp luật chƣa hẳn
đã có pháp chế. Pháp luật ban hành ra mà không đƣợc tuân thủ, thi hành hay dù
nó đƣợc thi hành nhƣng pháp luật ấy có nhiều thiếu sót, mâu thuẫn thì xã hội
không thể phát triển bình thƣờng đƣợc, các quyền và lợi ích của công dân không
đƣợc tôn trọng và bảo đảm.
3


Pháp luật chỉ có hiệu lực thực sự khi nó dựa trên cơ sở vững chắc của một
nền pháp chế và ngƣợc lại, pháp chế chỉ có thể đƣợc củng cố và tăng cƣờng khi
xã hội có đƣợc hệ thống pháp luật tƣơng đối hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp và
kịp thời.
2. Tình huống:
Ngày 02 tháng 11 năm 2015, bà Phạm Thị Hà, sinh năm 1985, có hộ khẩu
thƣờng trú tại phƣờng A và anh Nguyễn Văn Hải, sinh năm 1984, có hộ khẩu
thƣờng trú tại xã B đến tại UBND phƣờng A – nơi bà Hà có hộ khẩu thƣờng trúđể làm thủ tục đăng ký kết hôn. Theo quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
hành chính trong lĩnh vực hộ tịch theo cơ chế “Một cửa” thì cán bộ tiếp nhận hồ
sơ kiểm tra hồ sơ của ông Hải, bà Hà nộp và xuất trình.
Hồ sơ do ông Hải và bà Hà nộp và xuất trình gồm:
-

01 Tờ khai đăng ký kết hôn (Theo mẫu)

-

01 sổ hộ khẩu gia đình của bà Hà (Bản chính)

-

02 CMND của ông Hải, bà Hà (Bản chính)

-

01 Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của ông Hải (Bản chính)

-

01 Bản cam đoan về tình trạng hôn nhân do bà Hà lập (do bà Hà qua

nhiều nơi cƣ trú khác nhau và đăng ký thƣờng trú tại phƣờng A vào năm 2012)
Khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ nhận thấy CMND của anh Hải
đƣợc cấp từ năm 2002, qua quá trình sử dụng đã đƣợc 13 năm nên ảnh trên
CMND đã bị mờ. Cán bộ tiếp nhận đã cố gắng xem xét các dấu hiệu nhận dạng
trên CMND để nhận dạng xem ngƣời đi nộp hồ sơ tự nhận là Hải có đúng là ông
Hải trong CMND hay không. Trong lúc cán bộ tiếp nhận hồ sơ còn đang ngờ ngợ
vì CMND đã dùng lâu năm, ảnh đã mờ, hơn n ữa sau 13 năm thì ngoại hình thay
đổi. Lúc đó, mẹ ruột của bà Hà có đi cùng bà Hà ra UBND phƣờng đã trình bày
rằng bà có ngƣời quen là một cán bộ tên là Nguyễn Thị Hoa hiện đang công tác
tại UBND phƣờng A là ngƣời đã trực tiếp đến dự tiệc cƣới ông Hải và bà Hà
nên mẹ bà Hà đã nhờ bà Hoa nhận diện giúp ngƣời nộp hồ sơ đúng là ông Hải
trong CMND. Bà Hoa khẳng định ảnh ngƣời trong CMND và ngƣời đến đăng
ký kết hôn chính là ông Hải. Cán
4


bộ tiếp nhận hồ sơ trên cơ sở sự tin tƣởng ngƣời đồng nghiệp của mình và mong
muốn giải quyết thủ tục hành chính đƣợc linh hoạt, thông thoáng nên đã tiếp
nhận hồ sơ đề nghị đăng ký kết hôn của ông Hải và bà Hà.
Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ lập phiếu giao
– nhận hồ sơ đến bộ phận tƣ pháp đồng thời lập giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn
ngày trả kết quả cho bà Hà (Thời hạn trả kết quả là 05 ngày làm việc kể từ ngày
tiếp nhận hồ sơ theo quy định của pháp luật)
Khi nộp hồ sơ, bà Hà có trình bày về hoàn cảnh bà đã có thai đến tháng
thứ 8 và ông Hải sắp phải đi công tác dài ngày nên bà đề nghị UBND phƣờng
tạo điều kiện giúp đỡ cho bà và ông Hải đƣợc đăng ký kết hôn trƣớc ngày trả kết
quả theo giấy hẹn để ông Hải kịp thời gian đi công tác.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận “Một cửa”, cán bộ tƣ pháp đã xem xét
tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ của ông Hải, bà Hà . Để tạo điều kiện thuận lợi
cho bà Hà và ông Hải đƣợc đăng ký kết hôn cho kịp thời gian ông Hải đi công
tác, cán bộ tƣ pháp hộ tịch đã tiến hành cho ông Hải và bà Hà ký Giấy chứng
nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn vào ngày 04.11.2015.
Tuy nhiên, vì lý do cán bộ văn phòng quản lý và đóng dấu của UBND
phƣờng bận việc đi họp nên chƣa đóng đƣợc dấu vào giấy chứng nhận kết hôn
nên cán bộ tiếp nhận hồ sơ đã hẹn bà Hà và ông Hải đến nhận Giấy chứng nhận
kết hôn vào ngày 05.11.2015
Ngay chiều ngày 04.11.2015, bà Hà ra UBND phƣờng và có đơn đề nghị
xin rút hồ sơ không đăng ký kết hôn với ông Hải nữa.
UBND phƣờng A nhận thấy có dấu hiệu bất thƣờng vì vừa sáng hôm đó
bà Hà và ông Hải còn nhờ UBND phƣờng giúp đỡ để đƣợc đăng ký kết hôn sớm
hơn thời hạn đã ghi trên giấy hẹn . Tại sao lý do gì mà chị Hà lại xin rút hồ sơ
gấp đến vậy? Nhiều câu hỏi và vấn đề đặt ra cho cán bộ Tƣ pháp - Hộ tịch
phƣờng. Tuy nhiên, vì hồ sơ đã đƣợc vào sổ kết hôn và bà Hà, ông Hải đã ký
vào giấy chứng nhận kết hôn nên việc rút hồ sơ cần theo quy định về văn
thƣ, lƣu trữ và cần có văn bản hƣớng dẫn của cơ quan có thẩm quyền cấp trên
trực tiếp để UBND phƣờng có hƣớng giải quyết yêu cầu của công dân sao cho
có lý, có tình.
5


NJ43Dhj3B1D893T
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status