Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Giới thiệu luận án ................................................................................ 1
2. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 2
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ......................... 4
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ........................................................ 10
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 10
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN ..................................... 17
1.1. Hoạt động xuất bản - đối tượng quản lý của Nhà nước ........................... 17
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động xuất bản ................................... 17
1.1.2. Các loại hình xuất bản phẩm ........................................................ 26
1.1.3. Quy trình xuất bản ....................................................................... 30
1.2. Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản......................................... 34
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ............... 34
1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động
xuất bản ................................................................................................. 38
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ................. 42
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động
xuất bản ................................................................................................. 58
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản một số nước
và bài học cho Việt Nam ..................................................................................... 62
1.3.1. Trung Quốc ................................................................................. 62
1.3.2. Hàn Quốc .................................................................................... 64
1.3.3. Nhật Bản ..................................................................................... 64
1.3.4. Anh quốc .................................................................................... 65
1.3.5. Mỹ .............................................................................................. 66
1.3.4. Kinh nghiệm cho Việt Nam .......................................................... 67
Kết luận Chương 1 .............................................................................................. 69
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM ........................................................... 70
2.1. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ....................... 70
2.1.1. Chiến lược, quy hoạch, chính sách và quy định pháp luật đối với
hoạt động xuất bản ................................................................................. 70
2.1.2. Tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt
động xuất bản ........................................................................................ 87
2.1.3. Giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất bản .......................... 90
2.2. Đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ........................... 95
2.2.1. Đánh giá theo các tiêu chí quản lý nhà nước ................................. 95
2.2.2. Điểm mạnh ................................................................................ 105
2.2.3. Điểm yếu ................................................................................... 110
2.2.4. Nguyên nhân của những điểm yếu .............................................. 115
Kết luận chương 2 ............................................................................................. 120 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM........................................ 121
3.1. Dự báo hoạt động xuất bản và phương hướng quản lý nhà nước đối với
hoạt động xuất bản đến năm 2020 ................................................................... 121
3.2. Quan điểm quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ..................... 122
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản .... 124
3.3.1. Hoàn thiện chiến lược ................................................................ 124
3.3.2. Hoàn thiện chính sách, quy định pháp luật .................................. 129
3.3.3. Hoàn thiện tổ chức thực hiện ...................................................... 132
3.3.4. Hoàn thiện kiểm soát .................................................................. 143
Kết luận Chương 3 ............................................................................................ 145
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 149
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 155
Phụ lục 1: Mẫu Phiếu điều tra về hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối với
hoạt động xuất bản .............................................................................................. 155
Phụ lục 2: Kết quả xử lý dữ liệu thống kê bằng phần mềm SPSS ...................... 160 1. Giới thiệu luận án
Luận án với đề tài "Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt
Nam" bao gồm Lời mở đầu 17 trang và 3 chương với số trang lần lượt là 53,
55, 27 trang. Nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với
hoạt động xuất bản.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở
Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất
bản ở Việt Nam.
Luận án có 79 tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng Anh, 7 hình vẽ, 4 sơ đồ,
5 bảng biểu và 34 trang phụ lục.
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
1. Luận án đã đưa ra 4 mục tiêu của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất
bản, bao gồm: (1) Phát triển đúng định hướng của Đảng; (1) Nâng cao dân trí và đời
sống văn hóa tinh thần của nhân dân; (3) Bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người
sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; (4) Nâng cao hiệu quả
kinh tế.
2. Dựa trên lý thuyết về khoa học quản lý, luận án đã đưa ra nội dung của
quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản theo quy trình quản lý, bao gồm:
Chiến lược, quy hoạch, chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuất
bản; Tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuất
bản; Giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất bản.
3. Khái quát và phân định rõ 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước
đối với hoạt động xuất bản: Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý; các yếu tố thuộc
về đối tượng quản lý; các yếu tố về môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
1. Luận án đã đưa ra dự báo về hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối
với hoạt động xuất bản trong thời gian tới với ảnh hưởng mạnh mẽ của sách điện tử
và xuất bản trực tuyến. Luận án nêu ra các quan điểm về quản lý nhà nước đối với
hoạt động xuất bản trong đó nhấn mạnh quan điểm xã hội hóa hoạt động xuất bản.
Tác giả cho rằng đã đến lúc cần nâng cấp vai trò của tư nhân đối với hoạt động xuất
bản, cho phép thí điểm cổ phần hóa 1,2 NXB để tạo động lực mới cho hoạt động
xuất bản.
2. Luận án đưa ra 4 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động xuất bản trong thời gian tới. Trong các giải pháp, tác giả
nhấn mạnh vào việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật
(công an, tòa án, viện kiểm sát) trong việc phòng chống sách giả sách lậu là yêu cầu
cấp bách hiện nay đối với sự phát triển lành mạnh của hoạt động xuất bản hiện nay.
3. Bên cạnh những kết quả của luận án, tác giả nhận thấy còn một số nội
dung cần được tiếp tục nghiên cứu. Đây cũng là nội dung nghiên cứu của tác giả
trong thời gian tới. Các nội dung đó bao gồm: Thứ nhất, đi sâu vào nghiên cứu mô
hình và cách hoạt động của một nhóm NXB cụ thể, ví dụ nhóm NXB thuộc
các trường đại học với các xuất bản phẩm chuyên biệt chủ yếu là sách nghiên cứu
khoa học. Thứ hai, nghiên cứu sâu về quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội
hóa lĩnh vực xuất bản, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này trong khi vẫn
đảm bảo yêu cầu của quản lý nhà nước trong tình hình mới.
2. Lý do chọn đề tài
Xuất bản có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế, xã
hội nói chung, văn hóa nói riêng. Các quan hệ xã hội về xuất bản rất đa dạng, phong
phú và phức tạp. Hoạt động xuất bản là một hoạt động đặc thù thuộc lĩnh vực văn
hoá tư tưởng và khá nhạy cảm về chính trị- xã hội. Kinh tế- xã hội càng phát triển
thì hoạt động xuất bản cũng càng phát triển. Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn
hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã
hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống


hu7s4qPC2XX8h4T
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status