Về hợp tác khai thác chung trên biển giữa việt nam với nước ngoài - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC
KHAI THÁC CHUNG TRÊN BIỂN .......................................................7
1.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của khai thác chung..........7
1.2. Khái niệm khai thác chung ....................................................................11
1.2.1. Các quan điểm về khai thác chung............................................................11
1.2.2. Thỏa thuận khai thác chung......................................................................17
1.3. Phân loại khai thác chung......................................................................23
1.3.1. Căn cứ vào đối tượng KTC.......................................................................23
1.3.2. Căn cứ vào chủ thể của quan hệ KTC.......................................................27
1.3.3. Căn cứ vào vị trí vùng KTC......................................................................28
1.3.4. Căn cứ theo cách quản lý .............................................................28
1.4. Cơ sở tiến hành khai thác chung ...........................................................29
1.4.1. Cơ sở pháp lý ...........................................................................................29
1.4.2. Cơ sở khoa học.........................................................................................31
1.5. Hoạt động hợp tác khai thác chung của một số quốc gia trên thế giới ........39
1.5.1. Các mô hình hợp tác khai thác chung điển hình........................................39
1.5.2. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu mô hình KTC đối với Việt Nam ...........48
Kết luận chương 1 ...............................................................................................50
Chương 2: THỰC TIỄN HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG TRÊN BIỂN
GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC QUỐC GIA TRONG KHU VỰC..........51
2.1. Khái quát về Biển Đông và tình hình tranh chấp ở Biển Đông............51
2.1.1. Vị thế và tài nguyên của Biển Đông .........................................................51
2.1.2. Tình hình tranh chấp trên Biển Đông........................................................58
2.1.3. Quan điểm của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp .......................60
2.2. Các thỏa thuận liên quan đến KTC giữa Việt Nam với các quốc
gia trong khu vực....................................................................................62
2.2.1. Hiệp định vùng nước lịch sử Việt Nam – Campuchia ...............................62
2.2.2. Thỏa thuận ghi nhớ về khai thác chung dầu khí Việt Nam – Malaysia..........66
2.2.3. Hiệp định hợp tác nghề cá Việt Nam – Trung Quốc ................................75
Kết luận chương 2 ...............................................................................................86
Chương 3: TRIỂN VỌNG HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG GIỮA
VIỆT NAM VỚI CÁC QUỐC GIA TRONG KHU VỰC VÀ
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ........................................................87
3.1. Sự cần thiết và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác
khai thác chung ......................................................................................87
3.1.1. Nhu cầu khai thác, sử dụng, quản lý biển và xu thế phát triển, hội
nhập, hợp tác của các quốc gia ven biển ...................................................87
3.1.2. Việt Nam và xu hướng tiến ra biển, hợp tác quốc tế về biển .....................93
3.1.3. Trữ lượng và mức độ ảnh hưởng của nguồn tài nguyên tại khu vực
tranh chấp.................................................................................................95
3.1.4. Tình hình giải quyết các tranh chấp trên biển ...........................................98
3.1.5. Chính sách của Việt Nam về vấn đề hợp tác khai thác chung .................100
3.2. Đánh giá một số đề xuất hợp tác khai thác chung ở Biển Đông.........102
3.2.1. Mô hình Hiệp ước Nam Cực...................................................................102
3.2.2. Mô hình khu vực “di sản chung” ............................................................104
3.2.3. Phương án “gác tranh chấp, cùng khai thác”...........................................105
3.2.4. Phương án “hợp tác cùng phát triển” ......................................................109
3.3. Một số đề xuất khi Việt Nam tiến hành đàm phán, ký kết và
thực hiện các thỏa thuận về hợp tác khai thác chung.........................112
3.3.1. Những chuẩn bị cơ bản khi tiến hành hoạt động hợp tác khai thác chung.......113
3.3.2. Xây dựng mối quan hệ bền vững với các quốc gia để tạo dựng lòng tin,
nâng cao thiện chí của các quốc gia hữu quan về vấn đề hợp tác khai
thác chung ..............................................................................................115
3.3.3. Xây dựng, hoàn thiện các chính sách, pháp luật về biển đảo cũng
như cơ chế hợp tác khai thác chung trên biển .........................................115
3.3.4. Củng cố và tăng cường lực lượng quân sự đảm bảo an ninh quốc
phòng trên biển.......................................................................................117
Kết luận chương 3 ............................................................................................. 119
KẾT LUẬN........................................................................................................120
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................122
PHỤ LỤC...........................................................................................................126

Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ trong thời gian gần
đây, loài người đang phải đổi mặt với nhiều thách thức như vấn đề ô nhiễm môi
trường, biến đổi khí hậu… đặc biệt là vấn đề năng lượng. Những người năng lượng
truyền thống như than đá, dầu mỏ trên đất liền đang dần cạn kiệt và loài người đang
tích cực đầu tư phát triển khoa học – công nghệ để tiến xa hơn ra biển nhằm tìm
kiếm những nguồn năng lượng mới để tiếp tục tồn tại và phát triển.
Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) ra đời
cũng nhằm mục đích điều hòa lợi ích của các quốc gia trong quá trình sử dụng, khai
thác tài nguyên biển. Bên cạnh đó là sự ra đời của các thuật ngữ “Khai thác chung”,
“Gác tranh chấp, cùng khai thác”… để đề cập đến việc các quốc gia có vùng biển
giáp ranh, chồng lấn nhau cùng hợp tác để khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) ra đời đã cho phép các quốc gia
ven biển mở rộng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình tiến ra
biển theo nguyên tắc “đất thống trị biển”. Điều này dẫn đến tình trạng chồng lấn các
vùng biển của các quốc gia có bờ biển liền kề hay đối diện nhau và làm phát sinh
tranh chấp tại các vùng biển này. Tranh chấp sẽ trở nên gay gắt và phức tạp hơn khi
tại các vùng biển chồng lấn xuất hiện các nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế lớn.
Vấn đề này bắt buộc các quốc gia này phải có những thỏa thuận về việc phân chia
thẩm quyền trên biển nếu muốn đơn phương tiến hành khai thác tài nguyên thiên
nhiên tại khu vực chồng lấn. Một giải pháp hiện nay được giới chuyên gia đánh giá
cao và nhiều quốc gia lựa chọn áp dụng, đó là hợp tác “khai thác chung”, theo đó
các bên tạm thời gác tranh chấp để cùng nhau khai thác nguồn tài nguyên tại vùng
biển này. Tuy nhiên, bên cạnh tính chất là một giải pháp tạm thời trong khi chờ các
quốc gia phân định ranh giới biển, thì khai thác chung còn được nhìn nhận như là
một cách thức để các quốc gia phối hợp khai thác tài nguyên thiên nhiên hiệu quả,
đem lại lợi ích cho cả hai bên mà vẫn đảm bảo chủ quyền quốc gia trên biển.
Vấn đề đặt ra khi tiến hành khai thác chung là: khai thác chung như thế nào?
Khai thác chung ở những vùng nào? Khu vực nào có thể tiến hành khai thác chung
– đây vẫn đang là câu hỏi mà các quốc gia trên thế giới đang nghiên cứu để áp dụng
một cách hiệu quả nhất khi cần thiết phải tiến hành khai thác chung.
Biển Đông là vùng biển lớn thứ tư thế giới với diện tích 3.500.000km2 kéo
dài từ Singapore đến eo biển Đài Loan được bao bọc bởi 9 quốc gia (Trung Quốc,
Philipins, Malaysia, Singapore, Indonesia, Bruney, Thái Lan, Campuchia và Việt
Nam) và một phần của Đài Loan cũng như Thái Bình Dương. Đây là vùng biển có
nhiều tài nguyên thiên nhiên có giá trị cao và cũng là vùng biển điển hình về việc
giải quyết tranh chấp chủ quyền và phân định biển trên thế giới, đồng thời cũng là
vùng biển có triển vọng hợp tác khai thác chung nhiều nhất.
Việt Nam có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất
liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông. Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 đảo
lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều
theo chiều dài bờ biển của đất nước. Với diện tích giáp biển lớn như vậy Việt Nam
khó tránh khỏi việc chồng lấn các vùng đặc quyền kinh tế với các quốc gia khác,
vì vậy cần có một giải pháp để các bên cùng nhau khai thác được tài nguyên thiên
nhiên tại vùng biển này. Việt Nam cũng đã lựa chọn giải pháp khai thác chung để
giải quyết tạm thời tranh chấp trên biển với Malaysia bằng Bản ghi nhớ (ngày
5/6/1992) và với các quốc gia khác trong tương lai tại các khu vực tranh chấp
được tạo ra trên cơ sở các quy định của UNCLOS 1982. Ngoài ra, vùng biển Việt
Nam với các nước trên Biển Đông còn nhiều khu vực có triển vọng hợp tác khai
thác chung. Đứng trước triển vọng hợp tác đó, đòi hỏi Việt Nam cần có sự chuẩn
bị chu đáo cả về chính sách luật pháp và thực tiễn – vấn đề đã được nghiên cứu
rộng rãi trên thế giới trong khi còn khá mới mẻ với Việt Nam.
Để góp phần thúc đẩy việc đàm phán, ký kết các Hiệp định khai thác chung
giữa Việt Nam và các nước trong tương lai, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài luận
văn của mình “Về hợp tác khai thác chung trên biển giữa Việt Nam với nước
ngoài”. Luận văn này xin phân tích, so sánh, bình luận các Hiệp định khai thác

chung trên biển điển hình ở một số nước trên thế giới và trong khu vực theo Công
ước Luật biển 1982 (UNCLOS). Từ đó, chúng ta có thể đánh giá ưu nhược điểm
của từng mô hình khai thác chung và rút ra một số bài học kinh nghiệm mà Việt
Nam có thể tham khảo, vận dụng trong tương lai để giải quyết các tranh chấp và
hợp tác khai thác chung trên Biển Đông.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Tổng quan về khai thác chung (KTC): lịch sử, khái niệm, vai trò và cơ sở
pháp lý của KTC trong Luật quốc tế hiện đại. Nghiên cứu về việc hợp tác khai thác
chung trên biển ở một số nước trên thế giới: các Hiệp định do các nước khai thác
chung ký kết. Ba thoả thuận về KTC mà Việt Nam đã ký kết với Campuchia năm
1982 về vùng nước lịch sử, với Malaysia năm 1992 về khai thác chung dầu khí và
với Trung Quốc năm 2000 về hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ.
Khái quát đặc điểm và tình hình của Biển Đông, đánh giá triển vọng KTC, từ
đó phân tích các yếu tố chi phối trong hoàn cảnh thực tế của Việt Nam đối với việc
đón nhận triển vọng KTC trong tương lai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Luận văn đưa ra một số mô hình KTC có thể áp dụng cũng như đề xuất đối
với việc đàm phán, ký kết và thực thi các thoả thuận KTC của Việt Nam với các
quốc gia khu vực Biển Đông, để các thoả thuận KTC đạt được kết quả như mục
đích bản chất vốn có, đáp ứng yếu cầu khách quan và phù hợp với điều kiện thực tế
của Việt Nam.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Đây là đề tài khá mới mẻ vì khái niệm khai thác chung trên biển chưa thực
sự phổ biến ở một nước có bờ biển dài 3.260km và vùng đặc quyền kinh tế hơn 1
triệu km2 như Việt Nam. Việc khai thác chung đã được thế giới đề cập tới từ rất
lâu đời và đã được nhiều nước áp dụng và coi đây là chìa khóa để cùng nhau khai
thác tài nguyên ở những vùng biển chồng lấn. Ở một số luận văn và sách chuyên
khảo của Việt Nam cũng đã đề cập đến và đa số đi sâu vào những vấn đề pháp lý

KpBo23VTL0X59E4
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status