Hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng thương mại tại Việt Nam - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Mục tiêu nghiên cứu

– Hệ thống lại cơ sở luận về hoạt động mua bán sáp nhập, đưa ra những những quan điểm cá nhân về hoạt động mua bán sáp nhập NHTM.

– Đánh giá thực trạng hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2016 với những biến động của nền kinh tế, đồng thời đưa ra những đánh giá của NCS về hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn này.

– Đề xuất những giải pháp về hoạt động M&A NHTM cho đến 2025
2. Câu hỏi nghiên cứu:

Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án trả lời các câu hỏi sau:

– Vì sao các NHTM phải thực hiện M&A, đặc biệt trong những giai đoạn có những biến động của nền kinh tế? (Động cơ, vai trò M&A NHTM)

– M&A NHTM được thực hiện như thế nào? (cách thực hiện M&A NHTM).

– Những bài học rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm nghiên cứu M&A NHTM của một số nước được lựa chọn?

– Trong bối cảnh tái cơ cấu NH, hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam đã đạt được những kết quả gì? Còn những vấn đề nào còn tổn tại, vướng mắc, nguyên nhân nguyên nhân của vấn đề?

– Trong thời gian tới (đến năm 2025) cần những giải pháp gì cho các NHTM để tiếp tục thực hiện M&A? Các cơ quan chức năng cần hỗ trợ hoạt động M&A NHTM như thế nào? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động mua bán và sáp nhập NHTM

Phạm vi nghiên cứu:
– Về không gian: Hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam
– Về thời gian: Thực trạng giai đoạn 2011-2016, đưa ra những giải pháp, khuyến nghị đối với hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam đến năm 2025 sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. Từ năm 2005 đến tháng 7/2017, hạn mức chi trả
BHTG được quy định là 50 triệu đồng, điều này có nghĩa là dù một KH đang gửi
tiết kiệm 50 triệu hay 1 tỷ tại một NH, trong trường hợp NH đó gặp vấn đề, các
khoản tiền gửi không thể lấy lại được thì số tiền tổ chức BHTG Việt Nam chỉ có thể
đền bù cho mỗi khách hàng tối đa cũng chỉ 50 triệu đồng. Với mức bảo hiểm này,
nhiều người dân sẽ cảm giác e ngại khi gửi tiền vào NH. Mức bảo hiểm tối đa 50
triệu đồng đối với một khách hàng là thấp, không khuyến khích người dân gửi những
khoản tiền lớn vào ngân hàng mặc dù tháng 8/2017, hạn mức chi trả bảo hiểm tiền
gửi được điều chỉnh tăng lên 75 triệu đồng, tuy nhiên mức chi trả này cũng không
tạo được sự an tâm cho KH khi xảy ra các vấn đề liên quan đến khủng hoảng. Ngoài
ra, các quy định liên quan đến địa vị pháp lý, mô hình của tổ chức BHTG Việt Nam
chưa đầy đủ; quy định về cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan giám sát
tài chính chưa rõ ràng minh bạch, vai trò của tổ chức BHTG Việt Nam trong việc
xử lý đổ vỡ tín dụng chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn của
thị trường tài chính Việt Nam. BHTG Việt Nam phải thực sự là một tổ chức nòng
cốt, cùng với NHNN, Bộ Tài chính và Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cấu thành
mạng an toàn tài chính để phối hợp xử lý các sự cố mất khả năng thanh khoản có
thể xảy ra và duy trì lòng tin của người gửi tiền - một yếu tố quan trọng giúp duy trì
sự ổn định của hệ thống NH.
NHNN đã ban hành Thông tư số 07/2013/TT-NHNN ngày 14/3/2013, quy
định về việc kiểm soát đặc biệt đối với TCTD trong đó đưa ra đưa ra những quy định
chung về nguyên tắc đối với vai trò trách nhiệm của BHTG trong quá trình kiểm soát
đặc biệt. Tuy nhiên, cho đến nay, BHTGVN chưa được giao các quyền xử lý trong
trường hợp đổ vỡ NH mang tính khẩn cấp hay các đổ vỡ có tầm ảnh hưởng lớn đến
cả hệ thống tài chính và nền kinh tế. Trong các thương vụ M&A NH ở Việt Nam cũng
đã có những trường hợp người dân đến rút tiền ồ ạt nhưng nhờ có sự hỗ trợ của NHNN
tình trạng rút tiền cũng được kiểm soát, bảo đảm khả năng thanh khoản cho các NH.
Điển hình như trong thương vụ hợp nhất NH TMCP Sài Gòn, NH Đệ Nhất và Việt
Nam Tín Nghĩa ngân hàng tuy rằng ở thời điểm đó Việt Nam chưa có tiền lệ NH bị
đổ vỡ, NHNN luôn có sự giám sát chặt chẽ để hỗ trợ kịp thời song một số lượng lớn
KH vẫn hoang mang đến rút tiền ở các NH. Mặc dù tình trạng này chỉ diễn ra trong

87EOxAvEzL0h5nJ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status