Bằng những quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, hãy chứng minh thuế nhập khẩu vẫn giữ vai trò là công cụ để bảo hộ nền sản xuất trong nước - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Bằng những quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, hãy chứng minh thuế nhập khẩu vẫn giữ vai trò là công cụ để bảo hộ nền sản xuất trong nước và khuyến khích xuất khẩu? Tìm hiểu những “thủ đoạn” chủ yếu hiện nay chủ

A – MỞ ĐẦU
Thuế vừa là nguồn thu ngân sách chủ đạo của Nhà nước, vừa là công cụ mạnh mẽ để Nhà
nước quản lý đất nước trên mọi lĩnh vực. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, một trong những
loại thuế quan trọng tác động đến hoạt động thương mại quốc tế của mỗi quốc gia là thuế xuất nhập
khẩu. Trong những năm qua, chính sách thuế xuất nhập khẩu ở nước ta đã từng bước đổi mới để phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Nhà
nước ta. Cùng với những cơ hội lớn dành cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thì sự thay đổi của
pháp luật thuế xuất nhập khẩu cũng mang lại không ít khó khăn, đặc biệt là đối với nền kinh tế còn
non trẻ, sức cạnh tranh của các nền sản xuất trong nước còn kém. Vì vậy, để hòa nhập mà không
“hòa tan”, các nhà lập pháp phải xây dựng một hàng rào pháp lý vẫn phù hợp với các điều ước quốc
tế mà quốc gia đã tham gia ký kết đồng thời vẫn phải đảm bảo cho nền kinh tế trong nước có một
môi trường an toàn và ổn định để phát triển. Luật Thuế Xuất nhập khẩu năm 2016 là một trong
những công cụ pháp lý tiêu biểu trong hàng rào pháp lý này.
Liên quan đến vấn đề này, em xin lựa chọn đề bài số 11: “Bằng những quy định của Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, hãy chứng minh thuế nhập khẩu vẫn giữ vai trò là công
cụ để bảo hộ nền sản xuất trong nước và khuyến khích xuất khẩu? Tìm hiểu những “thủ đoạn” chủ

yếu hiện nay chủ thể nhập khẩu gian lận thuế nhập khẩu.”

B – NỘI DUNG
I – Những vấn đề lý luận chung về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1. Khái niệm
1.1. Khái niệm thuế nhập khẩu
Thuế thuế nhập khẩu được hiểu theo nhiều các khác nhau phụ thuộc vào góc độ tiếp cận các
loại thuế trên.
Xét về phương diện kinh tế, thuế nhập khẩu được quan niệm là khoản đóng góp bằng tiền
của tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, khi họ có hành vi nhập
khẩu hàng hóa qua biên giới một nước.
Xét trên phương diện pháp lý, thuế thuế nhập khẩu có thể hình dung như là quan hệ pháp
luật phát sinh giữa Nhà nước với tổ chức cá nhân, về việc tạo lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ
pháp lý cho các bên trong quá trình thu thuế nhập khẩu. Việc tiếp cận khái niệm thuế nhập khẩu từ
góc độ pháp lý mang lại những ý nghĩa thiết thực. Nó giúp ta nhận diện rõ hơn bản chất của thuế
thuế nhập khẩu. Thực chất đây là một quyết định hành chính đơn phương của quốc gia đối với người
đóng thuế. Trên cơ sở lý thuyết đó, giúp cho nhà nước hoạch định và thực thi chính sách thuế nhập
khẩu phù hợp hơn với quyền lợi của quốc gia và của người đóng thuế, xét trong mối quan hệ lợi ích
với các quốc gia khác trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhìn chung, có thể hiểu thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào hành vi dịch chuyển hành hóa
qua biên giới một cách hợp pháp. Thuế thuế nhập khẩu có những đặc trưng nổi bật như sau:

2


- Đối tượng chịu thuế: Hàng hóa được dịch chuyển qua biên giới ở đây bao gồm các tư liệu
sản xuất và tư liệu tiêu dùng do con người sản xuất ra và tư liệu tiêu dùng do con người sản xuất ra
và được lưu thông trên thị trường bằng cách chuyển vào biên giới của một nước.
- Thuế thuế nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hay thuế gián thu.
- Thuế thuế nhập khẩu có chức năng đặc trưng là bảo hộ sản xuất trong nước và điều tiết hoạt
động xuất nhập khẩu. Đây là một trong những đặc trưng căn bản phân biệt giữa thuế nhập khẩu đối
với các loại thuế nội địa khác. Tuy nhiên, trong xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu như hiện
nay, chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của các nước có xu hướng cắt giảm dần các mức
thuế suất, tiến tới việc xóa bỏ ranh giới để phân biệt giữa thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các loại
thuế nội địa.
Riêng về thuế nhập khẩu, có thể rút ra một định nghĩa như sau: Thuế nhập khẩu có thể hiểu
là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào mỗi quốc gia, hay từ khu
chế xuất xuất vào thị trường quốc gia đó. Khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu biên giới thì các
công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời
tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước.

1.2. Khái niệm pháp luật về thuế nhập khẩu
Trước tiên cần hiểu pháp luật thuế nhập khẩu là gì? Pháp luật về thuế nhập khẩu là danh từ
chỉ tập hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình đăng ký, kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế hoàn thuế, miễn giảm
thuế và xử lí các vi phạm, tranh chấp về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, phát sinh giữa nhà nước và
nộp thuế.
Xét từ phương diện hình thức, pháp luật thuế thuế nhập khẩu bao gồm các văn bản quy phạm
pháp luật như văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội, nghị định và nghị quyết của Chính phủ; quyết
định và chỉ thị của thủ tướng Chính phủ; quyết định, thông tư, chỉ thị của các bộ... Trong đó, tiêu
biểu là Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016 được thông qua và có hiệu lực ngày 01 tháng 09
năm 2016.
Xét từ phương diện nội dung, pháp luật về thuế nhập khẩu bao hàm các vấn đề chủ yếu sau:
phạm vi áp dụng (chủ thể nộp thuế, đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế nhập khẩu); căn
cứ tính thuế thuế nhập khẩu; trình tự, thủ tục thu thuế nhập khẩu; chế độ miễn giảm thuế thuế nhập
khẩu; xử lí vi phạm và tranh chấp về thuế thuế nhập khẩu,...
Trong bối cảnh tự do hóa thương mại như hiện nay, nội hàm của thuế thuế nhập khẩu được
mở rộng. Theo đó, khái niệm thuế thuế nhập khẩu không chỉ là các quy định của pháp luật quốc gia
mà còn bao hàm cả các quy định trong pháp luật quốc gia mà còn bao hàm cả các quy định trong
pháp luật quốc tê liên quan trực tiếp đến vấn đề thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Các văn bản pháp
lý tiêu biểu trong lĩnh vực này như Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung – CEPT (Common
Effective Prefential Tariff); Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ; Hiệp định GATT hay Hiệp
định WTO hiện hành. Dựa trên các hiệp định mà quốc gia ký kết, các vấn đề liên quan đên thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu sẽ được áp dụng trực tiếp trong quan hệ giữa Nhà nước và người nộp thuế.
Trong trường hợp, luật chỉ quy định những nguyên tắc chung, việc tiến hành các nguyên tắc phải
tiến hành thông qua việc nội luật hóa.

3


2. Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Thuế thuế nhập khẩu cũng mang những vai trò cơ bản của các loại thuế khác. Thứ nhất là tạo
nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thứ hai là hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội. Thứ ba là điều tiết
hoạt động kinh tế.
Ngoài ra, thuế nhập khẩu còn có vai trò đặc trưng riêng, đó là bảo hộ nền sản xuất trong
nước và chống lại xu hướng cạnh tranh không cân sức giữa hàng hóa xuất khẩu trong nước với hàng
hóa ngoại nhập. Điều này được thể hiện qua khía cạnh sau: đối với hàng hoá nhập khẩu do bị đánh
thuế nhập khẩu nên về lý thuyết giá cả hàng hoá này trên thị trường nhập khẩu sẽ tăng lên, trong khi
đó, các hàng hoá được sản xuất trong nước do không phải chịu thuế nhập khẩu (hay chỉ chịu thuế
nhập khẩu do phần nguyên liệu hay máy móc nhập khẩu) nên giá cả của chúng có xu hướng rẻ hơn
và do đó, sức cạnh tranh lớn hơn hàng hoá ngoại nhập. Điều này cho thấy, việc đánh thuế nhập khẩu
thực chất là một biện pháp để bảo vệ sản xuất trong nước, khi chính phủ nhận thấy những bất lợi
nghiêng về phía hàng hoá được sản xuất từ phía các doanh nghiệp trong nước. Mặt khác, thuế nhập
khẩu giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các ngành còn non trẻ trong nước có thời gian
trường thành và sinh lời, từ đó có thể cạnh tranh với hàng hoá nhập khẩu.
II – Vai trò của Thuế nhập khẩu thể hiện thông qua những quy định của Luật thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 được Quốc hội XI thông qua ngày
14/6/2005 có hiệu lực ngày 1/1/2006. Sau hơn 10 năm thực thi, Luật đã đem lại nhiều kết quả đáng
ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu năm
2005 cũng đã bộc lộ một số hạn chế, không phù hợp với diễn biến thực tế phát triển kinh tế và hội
nhập quốc tế của đất nước. Một số nội dung quy định tại Luật không còn phù hợp với quy định của
hệ thống pháp luật nói chung và một số luật liên quan như Luật Quản lý thuế, Luật Hải quan, Luật
Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường… và thực tiễn xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa những năm gần đây,
đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế và triển khai mạnh mẽ công tác cải
cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020. Trước yêu cầu đổi mới, phát triển, hội nhập mạnh mẽ của
nền kinh tế, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 6/4/2016 đã được Quốc Hội thay thế Luật
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005.
Những quy định trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 đã kế thừa và phát huy
được những ưu điểm của những quy định cũ đồng thời khắc phục được những điểm hạn chế. Đặc
biệt, những quy định về thuế nhập khẩu cũng đã có những thay đổi nhất định. Những thay đổi này
góp phần thể hiện vai trò của thuế nhập khẩu, đó là bảo hộ nền sản xuất trong nước và khuyến khích
xuất khẩu. Sau đây em xin đi vào làm rõ các quy định của Luật thể hiện vai trò trên.
1. Thuế nhập khẩu là công cụ bảo hộ nền sản xuất trong nước
* Khái niệm bảo hộ nền sản xuất trong nước
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hộ nền sản xuất. Theo từ điển Tiếng việt do Hoàng Phê chủ
biên, “bảo hộ là chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài
trong thị trường nước mình”.

Trong cuốn Từ điển Chính sách Thương mại Quốc tế, Walter Goode lại cho rằng, bảo hộ là
mức độ các nhà sản xuất nội địa và các sản phẩm của họ được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh của thị
trường quốc tế. Biện pháp cơ bản để đạt được điều này là thuế quan, trợ cấp, các hạn chế xuất khẩu
tự nguyện và các biện pháp phi thuế quan khác.
4


Từ một vài định nghĩa về bảo hộ trên đây, có thể hiểu, bảo hộ sản xuất là thuật ngữ kinh tế
học quốc tế, chỉ toàn bộ biện pháp bảo hộ ngành sản xuất hàng hóa trong một quốc gia nhằm chống
lại sự cạnh tranh đến từ hàng hóa tương tự từ nước ngoài.
Một số biện pháp bảo hộ thông thường như: áp đặt thuế suất nhập khẩu cao đối với một số
mặt hàng nhập khẩu, áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi
trường,... Các biện pháp này được chia làm hai nhóm là biện pháp thuế quan và biện pháp phi thuế
quan. WTO và các định chế khu vực thương mại thừa nhận thuế quan là công cụ bảo hộ hợp pháp
bởi tính minh bạch và rõ ràng của nó. Mức thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu qua lãnh thổ hải quan
của một quốc gia được quy định bằng một con số cụ thể và rõ ràng.
* Biểu hiện của thuế nhập khẩu là công cụ bảo hộ nền sản xuất thông qua các quy định
của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Thứ nhất, theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005, Khoản 2, 3 Điều 5 và Khoản
1, 2, 3, 4 Điều 11 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định các biện pháp về thuế để tự vệ,
chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa nhưng chưa đầy
đủ, mới chỉ dừng ở việc định danh về các biện pháp này. Việc áp dụng các loại thuế phòng vệ đang
được thực hiện theo quy định tại các pháp lệnh chống bán phá giá, Pháp lệnh chống trợ cấp, Pháp
lệnh về tự vệ.
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 đã bổ sung các quy định về thuế chống bán


AEWm339EFiZ88po
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status