mô phỏng một số thí nghiệm vật lý phần cảm ứng điện từ trong dạy học nội dung điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng, định luật len xơ về chiều dòng điện cảm ứng - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Người thực hiện: Vũ Hoàng Việt - Giáo viên tổ Vật Lí – Hoá học Trường THPT Sông Mã – Tỉnh Sơn La
Đề tài: Ứng dụng phần mềm “Mô phỏng một số thí nghiệm vật lý phần cảm ứng điện từ” trong dạy học nội dung “Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng, Định luật len xơ về chiều dòng điện cảm ứng” chương : Cảm ứng điện từ -Vật Lí 11.
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
I.1. Thực trạng.
I.I.1, Giáo dục.
- Theo tinh thần công văn số: 9584/BGDĐT-CNTT V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007 – 2008 về CNTT của Bộ GD&ĐT, năm học 2009-2010 là “Năm học tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin”.
- Thực hiện Chỉ thị 47/2008/CT–BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008 - 2009, Chỉ thị 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30 tháng 9 năm 2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012, Công văn số 9772/BGDĐT-CNTT ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2008-2009, Công văn số 1482/GD&ĐT-CNTT-KT&KĐ ngày 13 tháng 5 năm 2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch triển khai các hoạt động hưởng ứng năm học công nghệ thông tin (CNTT) 2008-2009, Công văn số 4185/GD&ĐT-CNTT-KT&KĐ V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2008-2009 của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành Phố Đà Nẵng.
- Năm học 2009-2010 được chọn là “Ðổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học là một điều hết sức cần thiết và là một xu hướng tất yếu khi muốn đổi mới phương pháp dạy học “quan niệm lấy người học làm trung tâm” .
I.1.2, Bộ môn.
- Chưa có hay đã có thì việc sắp xếp, quản lí và bảo quản các trang thiết bị thí nghiệm- đồ đùng dạy học chưa hợp lí và khoa học. Còn thiếu các thiết bị thí nghiệm về phần cảm ứng điện từ.
- Có những thí nghiệm biểu diễn, chứng minh về chất lượng và số lượng chưa đủ để đảm bảo tốt(thời lượng, hiệu quả…) trong quá trình dạy học.
- Có những thí nghiệm khó thực hiện thành công như thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ trong ống dây có dòng điện biến thiên do cụ độ chính xác chưa cao.
- Có các hiện tượng Vật Lí trừu tượng, chưa thể thực hiện thí nghiệm để quan sát thấy, ví dụ như: đường sức từ ,từ thông biến thiên …

I.1.3, Các khó khăn khi dạy học nội dung “điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng , Định luật len xơ về chiều dòng điện cảm ứng ”
Hiện tượng cảm ứng điện từ là một trong những hiện tượng hết sức cơ bản được nghiên cứu trong chương trình vật lý phổ thông hiện hành . Ở cả hai bậc học THCS và THPT , học sinh đều được nghiên cứu điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Khó khăn nhất trong khi dạy học nội dung này là làm sao từ các thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ ( nam châm chuyển động tương đối với mạch điện kín , hay cường độ dòng điện trong ống day đặt đồng trục với ống dây dẫn kín thay đổi ), học sinh có thể tự lực đưa ra điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng và quy tắc xác định chiều dòng điện cảm ứng mà tránh thông báo áp đặt từ phía giáo viên.
Như đã biết , để rút ra kết luận về điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng, dù có phát biểu điều kiện này dưới các dạng khác nhau như trong SGK vật lý lớp 9 , vật lý 11 hiện hành thì dấu hiệu bản chất nhất , quan trọng nhất gây ra dòng điện cảm ứng, trước hết là sự thay đổi số lượng đường cảm ứng từ gửi qua ống dây dẫn kín. Chỉ từ việc quan sát tất cả các thí nghiệm gây lên dòng điện cảm ứng , học sinh đều khó có thể nghĩ và phát hiện ra mối quan hệ giữa việc xuất hiện dòng điện cảm ứng và sự biến đổi số lượng các đường cảm ứng từ gửi qua ống dây dẫn kín , vì các đường sức từ của nam châm điện và nam châm vĩnh cửu đều không thể nhìn thấy. Để giúp học sinh phát hiện ra mối quan hệ này , giáo viên thường vẽ nam châm , các đường sức của nó và ống dây dẫn kín trên mặt phẳng giấy trong suốt ( trong không gian 2 chiều) , sau đó di chuyển tờ giấy có hình vẽ nam châm ( hay ống dây) lại gần tờ giấy vẽ ống dây ( hay nam châm) .Đến nay , với các phương tiên day học truyền thống , một hình ảnh hay mô hình động trong không gian 3 chiều mô tả các thí nghiệm về dòng điện cảm ứng điện từ đều khó hay không thực hiện được. Đặc biệt không thể tạo ra được hình ảnh hay mô hình động trong không gian 3 chiều về sự biến đổi dòng điện của nam châm điện khi đóng ngắt mạch hay di chuyển con chạy, do mật độ các đường cảm ứng từ trong trường hợp này luôn thay đổi.
I.2 Giải pháp.
Năm học 2008 – 2009 , tui đã nghiên cứu và ứng dụng phần mềm “Mô phỏng một số thí nghiệm vật lý phần cảm ứng điện từ”kết hợp PowerPoint(với đồ dùng dạy học kèm theo: laptop, máy chiếu Projector) trong dạy học chương “cảm ứng điện từ” Vật Lí lớp 11, chương trình chuẩn - viết tắt là C và nâng cao - viết tắt là NC. Việc thiết kế, sử dụng các thí nghiệm ảo, chứng minh, mô phỏng các hiện tượng Vật Lí đã và đang đem lại hiệu quả cao trong dạy học Vật Lí. Với phương pháp thay thế các thí nghiệm thật(không kể bài thực hành) sẽ giảm được nhiều chi phí trong việc mua trang thiết bị dạy học. Vì vậy, trong năm học 2009 - 2010, tui đã mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Ứng dụng phần mềm “Mô phỏng một số thí nghiệm vật lý phần cảm ứng điện từ” trong dạy học nội dung “Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng ,Định luật len xơ về chiều dòng điện cảm ứng” chương : Cảm ứng điện từ -Vật Lí 11.



85jI9Jz80xLft92
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status