Giáo án hóa học 11 - CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Tiết 01, 02.


ÔN TẬP ĐẦU NĂM


Ngày soạn: 10 / 08 / 2013

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố kiến thức cơ sở lý thuyết hoá học về nguyên tử, liên kết hoá học, định luật tuần hoàn, BTH, phản ứng oxy hoá – khử, tốc độ phản ứng và cân bằng HH.
- Hệ thống hoá tính chất vật lý, tính chất hoá học các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố trong nhóm Halogen, oxi – lưu huỳnh.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng các phương pháp để giải các bài toán về nguyên tử, ĐLBT, BTH, liên kết hoá học…
- Lập PTHH của phản ứng oxy hoá – khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
- Giải một số dạng bài tập cơ bản như xác định thành phần hỗn hợp, xác định tên nguyên tố, bài tập về chất khí…
- Vận dụng các phương pháp cụ thể để giải bài tập như áp dụng ĐLBT khối lượng…
→ Trọng tâm:
- Cơ sở lý thuyết hoá học về nguyên tử, liên kết hoá học, định luật tuần hoàn, BTH, phản ứng oxy hoá – khử, tốc độ phản ứng và cân bằng HH.
- Tính chất hoá học các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố trong nhóm Halogen, oxi – lưu huỳnh.
3. Tư tưởng:
Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
Chuẩn bị phiếu học tập về câu hỏi và bài tập, BTH các nguyên tố
2. Học sinh:
Ôn lại kiến thức cơ bản của chương trình hóa học lớp 10.

III. PHƯƠNG PHÁP
Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG


Tiết 01.
Giảng ở các lớp:
Lớp Ngày dạy Học sinh vắng mặt Ghi chú
11A
11C1
11C2
11C3
11C4
11C5

1. Ổn định tổ chức: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
3. Bài mới: Để chuẩn bị tốt cho việc tiếp thu kiến thức mới, chúng ta cần điểm qua một số kiến thức cơ bản của chương trình lớp 10:
TG Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung ghi bảng
20' * Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm vững
Mục tiêu: Hệ thống lại kiến thức cơ bản, trọng tâm trong chương trình lớp 10
- GV: Yêu cầu HS thảo luận theo từng nhóm (mỗi bàn làm 1 nhóm) về 4 nội dung trong chương 1, 2, 3 và 4 của Hóa học 10
HS: Thảo luận và lên bảng trình bày
- GV: Gọi thay mặt các nhóm lên bảng trình bày sau đó chốt lại vấn đề.
HS: Lên bảng trình bày.
A. Các kiến thức cần ôn tập


I. Cấu tạo nguyên tử.
II. BTH các ngtố hoá học và ĐLTH.
III. Liên kết hoá học
IV. Phản ứng oxi hóa- khử
1. Các khái niệm
2. Quy tắc xác định SOXH
3. Cân bằng pư OXH-K theo pp thăng bằng e



5' * Hoạt động 2: Bài tập áp dụng
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, các phương pháp giải bài tập về nguyên tử, liên kết hoá học, ĐLTH, BTH, phản ứng oxi hóa khử, tốc độ phản ứng và CBHH







- GV: Các em vận dụng lý thuyết để giải bài tập về ngtử, BTH, ĐLTH.
HS: Làm theo HD của GV và lên bảng trình bày.






- GV: Gọi HS khác nhận xét, sau đó chốt lại vấn đề
HS: Ghi TT B. Bài tập
1.Vận dụng lý thuyết về ngtử ĐLTH, BTH.
* Bài 1:
Cho các ngtố A,B,C có số hiệu ngtử lần lượt là 11,12,13.
a. Viết cấu hình e của ngtử.
b. Xác định vị trí của các ngtố đó trong BTH.
c. Cho biết tên ngtố và kí hiệu hoá học của các ngtố.
d. Viết CT oxít cao nhất của các ngtố đó.
e. Sắp xếp các ngtố đó theo chiều tính kim loại  dần và các oxít theo chiều tính bazơ giảm dần.
--- // ---
a. Viết cấu hình e
- (Z = 11): 1s2 2s2 2p6 3s1
- (Z = 12): 1s2 2s2 2p6 3s2
- (Z = 13): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
b. Xác định ví trí :
- Stt 11: Chu kì 3: Nhóm IA
- Stt 12: Chu kì 3. Nhóm IIA
- Stt 13: Chu kì 3 Nhóm IIIA
c. Na, Mg, Al
d. Na2O, MgO, Al2O3
e. Sắp xếp các ngtố theo chiều
-Tính kim loại  : Al < Mg < Na
-Các oxít: Na2O > MgO > Al2O3
5'
- GV: Các em vận dụng liên kết hoá học để giải bài tập 2
HS: Làm theo HD của GV và lên bảng trình bày.














- GV: Gọi HS khác nhận xét, sau đó chốt lại vấn đề
HS: Ghi TT 2. Vận dụng liên kết hoá học:
* Bài 2:
a. So sánh liên kết ion và lk CHT
b. Trong các chất sau đây, chất nào có lk ion, chất nào có lk CHT: NaCl, HCl, H2O, Cl2.
c. CTE, CTCT.
--- // ---
a. So sánh
–Giống nhau: Các ngtử liên kết với nhau tạo ptử để có cấu hình e bền của khí hiếm.
-Khác: Lk CHT LK ION
Sự dùng chung e Sự cho và nhận e
lk được hình thành
do lực hút tĩnh điện
giữa các ion mang
điện tích trái dấu.
b. LK ion: NaCl
LK CHT: HCl, H2O, Cl2
c. CTe: CTCT
H: Cl H – Cl
Cl : Cl: Cl – Cl
H: O: H H – O – H
10' - GV: Các em vận dụng lý thuyết pứ hoá học để hoàn thành pthh bằng pp thăng bằng e.
HS: Làm theo HD của GV và lên bảng trình bày.








- GV: Gọi HS khác nhận xét, sau đó chốt lại vấn đề
HS: Ghi TT 3/ Vận dụng phản ứng hoá học:
* Bài 3:
Cân bằng PTHH: xác định chất oxi hoá, chất khử.
a. KMnO4+HClKCl+MnCl2+H2O+Cl2
b. Cu + HNO3  Cu(NO3)2 + NO2+H2O
--- // ---
+7 -1 +2 0
a. 2KMnO4+16HCl  2 MnCl2+ 5Cl2 + 2KCl + 8H2O
Chất khử: HCl
Chất oxy hoá: KMnO4
0 +5 +2 +4
b.2Cu+8HNO33Cu(NO3)2+2NO2+4H2O
Chất khử: CuO
Chất oxi hoá: HNO3
4. Củng cố bài giảng: (3')
Cân bằng PTHH: xác định chất oxi hoá, chất khử:
Na2SO3 + K2Cr2O7 + H2SO4  H2O+Na2SO4 + K2SO4 + Cr2(SO4)3
--- // ---
3Na2SO3 + K2Cr2O7 + 4H2SO4 
+6 +6 +3
3Na2SO4 + K2SO4 + Cr2(SO4)3 +4H2O
Chất oxy hoá: K2Cr2O7
Chất khử: Na2SO3
5. Bài tập về nhà: (1')
Cân bằng PTHH: xác định chất oxi hoá, chất khử: Cr2O3 + KNO3 + KOH  KNO2+ K2CrO4 + H2O
--- // ---
O3 + 3K O3 + 4KOH  2K2 O4+3K O2 + 2H2O.
Chất khử: Cr2O3
Chất oxy hoá: KNO3 ; MT: KOH
Tiết 02.
Giảng ở các lớp:

147 trang

3D3sI7sSASj9SX0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status