Áp dụng mô hình CAMELS để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và đưa ra giải pháp - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
Lời mở đầu: 3
A- Giới thiệu khái quát về VPBank 4
I- Lịch sử hình thành và phát triển 4
II- Tầm nhìn, Sứ mệnh, Chiến lược Phát triển và Giá trị Cốt lõi của VPBank 6
B- Phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của VPBank thông qua mô hình Camels 7
I- Nhóm chỉ tiêu xếp loại về vốn tự có (C- Capital Adequacy) 8
1- Các tỷ lệ đảm bảo an toàn về vốn 8
2- Xu hướng thay đổi của nguồn vốn chủ sở hữu của VPBank 12
3- Rủi ro đối với các hoạt động ngoại bảng 14
II- Nhóm chỉ tiêu về chất lượng tài sản (A- Asset Quality) 15
1- Kết cấu tài sản. 15
2- Chất lượng danh mục cho vay 18
3- Chất lượng danh mục đầu tư 21
4- Chất lượng tài sản cố định và tài sản có khác 24
5- Chất lượng các khoản mục ngoại bảng của NHTM 25
III- Nhóm chỉ tiêu về năng lực quản lý (Management Competence) 27
1- Thành viên và cơ cấu của HĐQT, Ban kiểm soát 27
2- Chiến lược kinh doanh của VPBank 28
3- Các chính sách quản lý khác của VPBank 33
 Chế độ đãi ngộ 33
 Chính sách lương 33
 Chính sách dành cho nhân viên 33
4- Thị phần, kết quả hoạt động kinh doanh và rủi ro hoạt động 36
IV- Phân tích khả năng sinh lời-E 41
1- ROA – tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản 41
2- ROE – tỉ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 44
3- Tỷ lệ thu nhập lãi thuần – NIM 48
4- Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần (N_NIM): 50
5- Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động thuần 53
6- Sự phù hợp giữa lợi nhuận và rủi ro 56
V- Nhóm chỉ tiêu về tính thanh khoản (L- Liquidity) 58
1- Kết cấu tài sản của VPBank 59
2- Khả năng tiếp cận thị trường tiền tệ và các nguồn vốn 61
3- Cơ cấu nguồn vốn huy động và sự ổn định của nguồn vốn huy động của NHTM 62
4- Sự phù hợp của nguồn vốn huy động và tài sản 64
5- Các tỷ lệ đảm bảo khả năng chi trả 65
VI- Nhóm chỉ tiêu về mức độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường (S- Sensitivity to Market risk) 66
1- Sự phù hợp trong kết cấu của bảng cân đối kế toán 66
2- Thay đổi trong hoạt động kinh doanh của NHTM do những sự thay đổi của các nhân tố thị trường 67
3- Rủi ro thị trường mà NHTM phải đối mặt trong hoạt động của mình, chiến lược quản trị rủi ro của NHTM. 69
KẾT LUẬN: 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 73




Lời mở đầu:
Đầu năm 2011, tình hình kinh tế đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn: chỉ số giá tiêu dùng của năm 2011 đã tăng lên 1,5 lần so với mức lạm phát của năm trước (từ mức 11,75% của năm 2010 lên 18,13%). Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, trực tiếp gây ra tình trạng rủi ro, bất ổn đe dọa hệ thống ngân hàng. Số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng cao hơn trước… Kinh tế thế giới cũng xuất hiện nhiều diễn biến xấu, lạm phát tăng, giá dầu thô, nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, lương thực, thực phẩm trên thị trường tiếp tục tăng cao. Sau khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo.
Trước tình hình thực tế như vậy, phản ứng trong chính sách điều hành kinh tế cũng đã rất nhanh nhạy, kịp thời. Ngay trong tháng 2/2011, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 11/NQ-CP, chuyển trọng tâm điều hành chính sách sang “tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội”.
Trong 3 năm qua, kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế như sau:
• Về nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Ba năm qua, nhờ kiên trì theo đuổi mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, áp dụng đồng bộ các biện pháp, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm đã giảm từ mức 18.13% năm 2011 xuống 9,21% năm 2012 và năm 2013 lạm phát ở mức khoảng 6.04%. Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm từ mức 17%-18% của năm 2011 xuống còn 7%-10%/năm, mặt bằng lãi suất cho vay giảm còn 9%-12%/năm, hiện lãi suất cho vay khoảng 9%-11.5% (các lĩnh vực ưu tiên là 7%-9%), đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng. Bội chi ngân sách, nợ chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia theo cách đánh giá của Việt Nam vẫn trong giới hạn kiểm soát. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn có xu hướng tăng lên; năm 2011, số vốn đăng ký là 15.6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11 tỷ USD; các con số tương ứng của năm 2012 là 16.3 tỷ USD và 10.1 tỷ USD; năm 2013 là 21.6 tỷ USD và 11.5 tỷ USD.
• Về tăng trưởng kinh tế
Theo giá so sánh năm 2010, GDP năm 2011 tăng 6.24%, năm 2012 tăng 5.25% và năm 2013 tăng 5.42%. Bình quân 3 năm, GDP tăng 5.6%/năm. Tuy chưa đạt kế hoạch đề ra ban đầu cũng như chỉ tiêu đã điều chỉnh, song đây là mức tăng có thể chấp nhận được và có phần cao hơn chút ít so với mức bình quân của các nước ASEAN (5.1%/năm trong thời kỳ 2011-2013, theo IMF). Tuy nhiên, điều rất lo ngại là, khu vực sản xuất vật chất có xu hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng.
Trong bối cảnh đó, VPBank lại là cái tên được chú ý nhiều nhất, với sự phát triển vượt trội, đánh dấu sự chuyển mình của VPBank. Với những nỗ lực trong hoạt động kinh doanh, năm 2013, VPBank đã đạt được các giải thưởng tiêu biểu: Ngân hàng bán lẻ sáng tạo nhất Việt Nam 2013, Thương hiệu tiêu biểu, Thương hiệu được khách hàng tín nhiệm... VPBank cũng lần đầu tiên được tổ chức xếp hạng uy tín thế giới là Moody’s xếp hạng mức tín nhiệm “B3” và triển vọng “ổn định”.
 Đây là lý do vì sao nhóm chọn Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) để nghiên cứu, phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.
A- Giới thiệu khái quát về VPBank
I- Lịch sử hình thành và phát triển
• Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh trước đây) được thành lập ngày 12/8/1993. Sau 21 năm hoạt động, VPBank đã nâng vốn điều lệ lên 6347 tỷ đồng, phát triển mạng lưới lên hơn 200 điểm giao dịch, với đội ngũ trên 7000 cán bộ nhân viên.
• Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 - 2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường.
• Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối.
• Bên cạnh đó, theo định hướng “Tất cả vì khách hàng”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng... Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của VPBank với tốc độ nhanh chóng.
• Để chuẩn bị cho việc tăng trưởng ổn định và bền vững, VPBank đã tiến hành đồng bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng. Ngân hàng luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã được xây dựng và triển khai thành công tại VPBank. Bên cạnh đó, Ngân hàng đã từng bước phát triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Song song với việc thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp, VPBank cũng không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách quản trị công ty rõ ràng và minh bạch.
• Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín như: Ngân hàng thanh toán xuất sắc nhất do Citibank, Bank of New York trao tặng, giải thưởng Ngân hàng có chất lượng dịch vụ được hài lòng nhất, Thương hiệu quốc gia 2012, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cùng nhiều giải thưởng khác.

( Nguồn: BCTC thường niên của VPBank 2013, 2012)
Từ 2 bảng trên có thể thấy rằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của VPBank có xu hướng giảm đều qua các năm, từ -1.38% năm 2011 xuống -2.28% năm 2012 (tương đương 0.9%) và còn -2.44% năm 2013 ( giảm tiếp 0.16% so với 2012). Điều này là do thu nhập ngoài lãi thuần giảm (1,746,887 triệu VND so với năm 2011) trong khi đó tổng tài sản bình quân có xu hướng tăng lên (40,656,245 triệu VND tương đương 57.01% so với năm 2011)
Tổng thu nhập hoạt động ngoài lãi tăng 535 869 triệu VND gấp 1.2 lần năm 2011 và gần 5 lần năm 2012, chủ yếu là nhờ lãi từ hoạt động dịch vụ và mua bán chứng khoán đầu tư. Đồng thời chi phí hoạt động cũng có xu hướng tăng lên (gần 1.5 lần so với năm trước và gấp 2 lần so với 2011). Chi phí dự phòng được trích lập nhiều hơn gần gấp đôi so với năm 2012 và gấp 6 lần so với 2011. Tuy nhiên chi phí luôn được kiểm soát ở mức hợp lý, phù hợp với tăng thu nhập và tăng trưởng tín dụng. Đối với chi phí hoạt động thì phần lớn chi phí được sử dụng để trả lương nhân viên, khoản mục này thường chiếm khoảng 40% - 50% tổng chi phí hoạt động. Điều này hoàn toàn phù hợp vì trong quá trình hoạt động của mình ngân hàng đã không ngừng mở rộng mạng lưới cả về quy mô cho vay, huy động lẫn số lượng khách hàng. Đặc biệt trong bối cảnh các ngân hàng khác đang cắt giảm nhân sự hàng loạt thì VPBank lại tăng cường tuyển dụng nhân sự, Tính đến cuối tháng 9/2013, VPBank và các công ty con đã tuyển thêm 1835 người, tăng 42% so với năm 2012, nhiều nhất vào quý 3 khi tuyển mới gần 1500 người. Mức chi bình quân cho nhân viên tăng phát triển nhất trong hệ thống các ngân hàng. Báo cáo tài chính đã cho thấy VPBank chi 831 tỉ đồng chi phí nhân viên sau 9 tháng, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2012. Với chi phí dự phòng rủi ro mặc dù cũng tăng nhiều nhưng phù hợp với mức độ tăng trưởng tín dụng và nâng cao sự chủ động để bù đắp tổn thất có thể xảy ra. Tuy nhiên cũng cần lưu ý chiếm phần lớn trong khoản mục này là mức tăng chi phí dự phòng rủi ro các khoản vay của khách hàng do các khoản nợ xấu năm 2013 tăng từ 2.72% ( cuối năm 2012) lên 2.81%.
Như vậy có thể thấy cùng với thu nhập ngoài lãi tăng ,chi phí ngoài lãi của ngân hàng cũng tăng nhưng không phải do khả năng quản lý chi phí kém mà là do ngân hàng đang mở rộng mạng lưới và quy mô hoạt động Đây là tín hiệu tốt đối với ngân hàng.
Việc chỉ số N_NIM của ngân hàng giảm không đồng nghĩa với việc ngân hàng hoạt động không tốt. Vì chỉ số này giảm chủ yếu là do chi phí hoạt động và dự phòng tăng lên, tuy nhiên hai mục này không chỉ liên quan đến thu nhập ngoài lãi mà còn liên quan đến thu nhập từ lãi.
5- Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động thuần
Tỷ lệ thu nhập hoạt động thuần = lợi nhuận trước thuế / tổng tài sản bình quân x 100%
Bảng chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập hoạt động thuần ( Đơn vị: triệu VND)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Kế hoạch Thực hiện
LN trước thuế 1,064,255 949 023 1,110,000 1,354,846
Tổng tài sản bình quân 71,312,485 92,697,111 111,336,545 111,968,730
Tỷ lệ thu nhập hoạt động thuần (%) 1.49
1.02 1 1.21

Nhận xét: Tỷ lệ thu nhập hoạt động thuần năm 2013 giảm 0.28% so với 2011 tuy nhiên tăng 0.19% so với năm 2012 và tăng 0.21% so với kế hoạch đặt ra.
Kết luận: Năm 2013 là năm hoạt động thành công của VPBank với những bước tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt về quy mô cho vay, huy động và số lượng khách hàng.


ay0266oAS9U7Hsi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status