XỬ LÝ TÌNH HUỐNG THẤT LẠC NGUỒN PHÓNG XẠ TẠI CÁC CƠ SỞ CÓ SỬ DỤNG NGUỒN PHÓNG XẠ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
Lời Thank ……………………………………………………….3
Mục lục …………………………….…………………………….4
Mở đầu …………………………….…………………………….5
I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG…………….…………………….. 7
1.1. Hoàn cảnh ra đời …………………………….……………7
1.2. Miêu tả tình huống …………………………..…………...8
1.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống…………..………….. 9
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG ……………….……………….10
2.1. Cơ sở lý luận …………………………….………………10
2.2. Phân tích diễn biến tình huống ……………….………… 14
2.3. Nguyên nhân xảy ra tình huống ……………….………. 14
2.4. Hậu quả của tình huống ……………….………………...15
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG ……………….……………………15
3.1. Giải pháp xử lý tình huống ……………….……………. 15
3.2. Lựa chọn giải pháp ……………….…………………….. 17
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.……………………………...17
4.1. Với Đảng, Nhà nước ……………….……………………18
4.2. Với các cơ quan chức năng ……………….……………. 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………… …….…………………….20

4


MỞ ĐẦU
Ứng dụng bức xạ là lĩnh vực khoa học công nghệ cao, được áp dụng
trong đời sống kinh tế xã hội và mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả kinh tế vô cùng
lớn lao. Bức xạ có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, bảo vệ
môi trường và nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, nhưng cũng tiểm ẩn nhiều
nguy cơ làm tổn hại sức khỏe cho con người và ảnh hưởng đến môi trường.
Thống kê đến hết tháng 12 năm 2012, Hà Nội hiện có 320 cơ sở y tế sử
dụng thiết bị X-quang chẩn đoán với khoảng 680 thiết bị các loại và 160 cơ sở
sử dụng nguồn phóng xạ dùng trong sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, y tế…
với khoảng gần 1000 nguồn phóng xạ.
Do đó, cùng với việc ban hành chính sách mở cửa, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp phát triển đầu tư, cũng phải nhanh chóng hoàn chỉnh hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, tăng cường quản
lý, bảo đảm an toàn cho con người và môi trường. Nguyên tắc là như vậy,
nhưng trong thực tế, việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật cũng cần có thời
gian và lộ trình cụ thể, nên việc sử dụng các văn bản hành chính mang tính
mệnh lệnh vẫn là rất cần thiết.
Hiện tại em đang công tác tại Văn phòng Sở Khoa học và Công nghệ tuy
nhiên tại thời điểm trúng tuyển công chức, em vẫn đang làm việc tại Phòng An
toàn bức xạ và hạt nhân – Sở Khoa học và Công nghệ. Vì vậy, em xin phép lựa
chọn tình huống thuộc lĩnh vực của Phòng An toàn bức xạ và hạt nhân, bởi đây
là nơi em đã có dịp công tác hơn 3 năm trước khi chuyển sang công tác tại Văn
phòng Sở.
Tình huống được mô tả ở tiểu luận này xảy ra vào năm 2013 tại một cơ
sở bức xạ có sử dụng các nguồn phóng xạ trong hoạt động nghiên cứu và ứng
dụng bức xạ (thuộc lĩnh vực năng lượng nguyên tử). Tình huống xảy ra đòi hỏi
phải có giải pháp xử lý kịp thời, chính xác và hiệu quả của các cơ quan quản lý
5


nhà nước và các cơ quan chức năng, nhằm ngăn chặn hậu quả xấu có thể xảy ra,
đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát để không xẩy ra tình trạng tương tự.
Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá tính đúng
đắn trong công tác chỉ đạo của UBND Thành phố, Bộ Khoa học và Công nghệ,
Sở Khoa học và Công nghệ thông qua các văn bản hành chính, phối hợp hành
động kịp thời của các đơn vị nhằm ổn định tâm lý của công chúng và những
người có liên quan, góp phần tăng cường bảo đảm an toàn cho hoạt động ứng
dụng bức xạ ở Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng, gián tiếp góp phần phát
triển lĩnh vực ứng dụng quan trọng này.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài kết hợp các phương pháp nghiên cứu
khác nhau, bao gồm: phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích, phương
pháp so sánh …
Phạm vi nghiên cứu: Đây là tình huống cụ thể xảy ra tại thành phố Hà
Nội, tuy nhiên có sự tác động lớn đến công tác bảo đảm an toàn bức xạ và hạt
nhân trên toàn quốc.
Bài tiểu luận được thực hiện trong thời gian ngắn nên chắc chắn vẫn còn
nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô để
bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

6


I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1. Hoàn cảnh ra đời
Từ năm 2003 đến nay, Việt Nam đã xảy ra 7 vụ mất nguồn phóng xạ
nghiêm trọng (được thông cáo rộng rãi). Một số vụ có thể kể đến như sau:
- Ngày 23/12/2003, Công ty Cổ phần xi măng Việt Trung (thôn Cổ Động,
xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) phát hiện bị mất nguồn phóng
xạ Cs-137 dùng để phục vụ việc xả tự động Clinke.
- Ngày 29/5/2006, Viện Công nghệ xạ hiếm (thuộc Viện Năng lượng


R39HLyyZ5M24BTY
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status