XÂY DỰNG QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PARACETAMOL - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ PARACETAMOL...........................................5
1. Tên và giá thành...............................................................................................................................5
2. Tính chất vật lý.................................................................................................................................6
3. Tính chất hóa học.............................................................................................................................6
4. Tác dụng dược lý..............................................................................................................................8
5. Tiêu chuẩn dược điển.......................................................................................................................9
6. Các loại phổ ....................................................................................................................................13
PHẦN 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP PARACETAMOL .........15
1. Phương pháp 1: ..............................................................................................................................15
2. Phương pháp 2: ..............................................................................................................................17
3. Phương pháp 3: ..............................................................................................................................17
PHẦN 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ........................................................18
1. Sơ đồ khối........................................................................................................................................18
2. Tính chất của nguyên liệu chủ yếu sử dụng.................................................................................21
2.1. Sodium Bohydrua (NaBH4) ...................................................................................................21
2.2. Anhydrit axetic (CH3CO)2O..................................................................................................21
2.3. Phenol (C6H5OH)....................................................................................................................22
2.4. Natri Hydroxit (NaOH) .........................................................................................................23
2.5. Natri Nitrat (NaNO3)..............................................................................................................24
2.6. Axit Sunfuric loãng (H2SO4)..................................................................................................24
KẾT LUẬN.....................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................27 4. Tác dụng dược lý [5]
Paracetamol là thuốc giảm đau và hạ sốt hữu hiệu, nhưng không có tác dụng chống viêm
như các thuốc giảm đau chống viêm không steroid khác. Paracetamol là thuốc giảm đau
tác động ngoại vi do ức chế sinh tổng hợp prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương.
Paracetamol làm giảm thân nhiệt của người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm nhiệt độ ở
người bình thường. Thuốc tác động lên cùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tang do giãn
mạch và tang lưu lượng máu ngoại biên.
Paracetamol có thể được sử dụng dưới dạng uống, tiêm hay đặt trực tràng. Ở liều bình
thường, paracetamol dung nạp tốt theo đường uống, sinh khả dụng tuyệt đối trong khoảng
62 – 89%. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 10 đến 60 phút sau khi uống.
Thuốc phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25%
paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương. Paracetamol bị chuyển hóa rất
nhanh chủ yếu qua gan thành sản phẩm liên hợp với glucoronid và sulphat. Một phần nhỏ
bị N-hydroxyl hóa bởi cytochrome P450 tạo nên N-acetyl-benzoquinonimin (NAPQI).
Paracetamol thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. Thời gian bán thải của paracetamol là 1,25-3
giờ
Khoảng nồng độ thuốc trong huyết tương đạt được hiệu quả tác dụng giảm đau là 5 –
20µg/ ml và hạ sốt là 10 - 20µg/ml. Khi dung quá liều, paracetamol (trên 159mg/kg cân
nặng hay 10g), NAPQI tích tụ gây phá hủy tế bào gan, dẫn đến suy gan nặng và có thể
gây hoại tử ống thận.
Tương tác
Uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và
dẫn chất indandion. Tác dụng này có vẻ ít hay không quan trọng về lâm sàng, nên
paracetamol được ưa dùng hơn salicylat khi cần giảm đau nhẹ hay hạ sốt cho người bệnh
đang dùng coumarin hay dẫn chất indandion cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời
phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.
Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở
microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa
thuốc thành những chất độc hại với gan. Ngoài ra, dùng đồng thời isoniazid với
paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan, nhưng chưa xác định được
cơ chế chính xác của tương tác này. Nguy cơ paracetamol gây độc tính gan gia tăng đáng
kể ở người bệnh uống liều paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng
thuốc chống co giật hay isoniazid. Thường không cần giảm liều ở người bệnh dùng đồng
thời liều điều trị paracetamol và thuốc chống co giật; tuy vậy, người bệnh phải hạn chế tự
dùng paracetamol khi đang dùng thuốc chống co giật hay isoniazid.
5. Tiêu chuẩn dược điển [3]
Định tính
Có thể chọn một trong hai nhớm định tính sau:
Nhóm I: A, C
Nhóm II: B, C, D, E
A: Phổ hồng ngoại của chế phẩm phải phù hợp với phổ hồng ngoại của paracetamol
chuẩn
B: Hòa tan 0.1g chế phẩm trong methanol và pha loãng thành 100,0 ml với cùng dung
môi. Lấy 1,0 ml dung dịch, thêm 0,5 ml dung dịch axit hydrocloric 0,1M, thêm methanol
thành 100,0 ml. Bảo quản dung dịch này tránh ánh sáng và đem đo ngay độ hấp thụ ở bước
sóng cực đại 249 nm. A(1%, 1cm) phải trong khoảng 860 – 980
C: Điểm chảy: 168 – 172oC
D: Đun nóng 0,1g chế phẩm trong 1ml axit hydrocloric trong 3 phút, thêm 1 ml nước,
làm lạnh trong đá, không có tủa tạo thành. Thêm 0,05 ml dung dịch kali dicromat 0,49%,
xuất hiện màu tím và không chuyển sang màu đỏ
E. Chế phẩm phải có phản ứng của nhóm acetyl. Thực hiện phản ứng bằng cách đun trực
tiếp trên lửa
Tạp chất liên quan:
Xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng.
Các dung dịch được chuẩn bị ngay khi tiến hành thí nghiệm.

l6ZZEJye0wFIo10
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status