Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ phương diện cốt truyện và nhân vật (qua trường hợp Vợ chồng A Phủ) - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
6. Bố cục của khóa luận.................................................................................. 6
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỰ SỰ HỌC VÀ HIỆN
TƯỢNG CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM ....................................................... 7
1.1. Giới thiệu về tự sự học và chuyển thể tác phẩm....................................... 7
1.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của cốt truyện trong tác phẩm văn học và
tác phẩm điện ảnh........................................................................................... 9
1.2.1. Khái niệm về cốt truyện trong tác phẩm văn học 9
1.2.1.1.Khái niệm…………………………………………………………..... 9
1.2.1.2. Đặc trưng và vai trò của cốt truyện trong tác phẩm văn học............. 11
1.2.2. Khái niệm về cốt truyện trong tác phẩm điện ảnh ............................... 12
1.2.2.1.Khái niệm......................................................................................... 12
1.2.2.2. Đặc trưng và vai trò của cốt truyện trong phim…………………….12
1.3. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học và
tác phẩm điện ảnh......................................................................................... 14
1.3.1. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học 14
1.3.1.1. Khái niệm........................................................................................ 13
1.3.1.2. Đặc trưng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học............... 15
1.3.2. Khái niệm, đặc trưng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm điện ảnh 16
1.3.2.1. Khái niệm........................................................................................ 16
1.3.2.2. Đặc trưng và vai trò của nhân vật trong phim .................................. 17 1.4. Giới thiệu về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ trên bình diện tác phẩm văn
học và điện ảnh ............................................................................................ 18
1.4.1. Vài nét về tác giả Tô Hoài .................................................................. 18
1.4.2. Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ trên bình diện tác phẩm văn học và điện
ảnh ............................................................................................................... 19
CHƯƠNG 2. NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC
SANG ĐIỆN ẢNH NHÌN TỪ CỐT TRUYỆN ......................................... 22
2.1. Những tiếp thu, bổ sung và sáng tạo cốt truyện Vợ chồng A Phủ của Tô
Hoài ............................................................................................................. 22
2.1.1. Những tiếp thu từ tác phẩm văn học ................................................... 23
2.1.2. Những bổ sung và sáng tạo từ cốt truyện của tác phẩm....................... 24
2.2. Một số hạn chế ...................................................................................... 28
2.3. Xử lý tình huống truyện......................................................................... 28
2.4. Nghệ thuật chuyển qua việc xây dựng không gian – thời gian ............... 32
2.5. Nghệ thuật chuyển thể qua mở đầu và kết thúc...................................... 44
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC
SANG ĐIỆN ẢNH NHÌN TỪ NHÂN VẬT .............................................. 47
3.1. Nghệ thuật chuyển thể nhân vật qua hệ thống........................................ 47
3.2. Nghệ thuật chuyển thể nhân vật qua hành động, tính cách..................... 49
3.3. Nghệ thuật chuyển thể nhân vật qua ngôn ngữ ...................................... 52
KẾT LUẬN................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong thực tế, chúng ta thấy rằng, điện ảnh là nghệ thuật ra đời
muộn nhất. Vì vậy, nó tiếp thu được các giá trị tinh hoa của các ngành nghệ
thuật khác. Tuy nhiên ảnh hưởng lớn nhất tới điện ảnh là văn học. Các tác
phẩm văn học luôn là nguồn chất liệu dồi dào và phong phú cho những nhà
làm phim khai thác để tạo nên các tác phẩm điện ảnh. Trên thế giới hầu hết
các phim được làm ra đều dựa trên chất liệu văn học, xét riêng điện ảnh Việt
Nam cũng không ít những tác phẩm được chuyển thể từ các tác phẩm văn
học. Bởi điện ảnh khó vượt qua được sức hấp dẫn từ kho tàng văn học phong
phú và giá trị được làm đầy qua hàng nghìn năm lịch sử.
Có lẽ khán giả sẽ chẳng thể quên được những bộ sử thi đồ sộ như: bản
hùng ca Iliát và Ôđixê, Thần thoại Hi Lạp,… Hay những câu chuyện mang
đậm tính nhân văn sâu sắc trong truyện cổ Grim, truyện cổ Andersen cho đến
những tác phẩm kinh điển như: Chiến tranh và hòa bình (L. N. Tônxtôi),
Cuốn theo chiều gió (M. Mitchen),… Ngoài ra phải kể đến những đạo diễn
Trung Hoa với những bộ phim nổi tiếng như : Tam quốc diễn nghĩa (La Quán
Trung), Thủy Hử (Thi Nại Am), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân),…
Trước sự phát triển của điện ảnh thế giới, điện ảnh Việt Nam cũng đã
tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế giới trong việc xuất hiện mối tương tác
giữa văn học và điện ảnh. Trong các bộ phim đầu tiên của nước ta sản xuất
vào những năm 20 của thế kỉ trước như Kim Vân Kiều (1923), cho đến những
bộ phim gắn với những năm tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của
dân tộc như Chung một dòng sông (1959), Vật kỷ niệm,… Đặc biệt người xem
khó có thể quên được hình bóng cô Mị do diễn viên Đức Hoàn đã hóa thân
thành công trong bộ phim của nhà văn Tô Hoài chuyển thể kịch bản từ tác
phẩm cùng tên Vợ chồng A Phủ (1961). Trong những năm gần đây, dưới sự đầu tư công phu của các biên kịch và đạo diễn tài năng đã tạo nên nhiều bộ
phim gây tiếng vang lớn như: Hương ga (2014) chuyển thể từ tiểu thuyết
Phiên bản của nhà văn Nguyễn Đình Tú, phim Quyên (2015) được chuyển thể
từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ và đáng chú ý là bộ
phim tui thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2015) chuyển thể từ cuốn sách cùng tên
của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như mang một hương vị mới vào phim chuyển
thể của Việt Nam, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân và
hứa hẹn nhiều bất ngờ, hấp dẫn trong các bộ phim sắp tới.
1.2. Tự sự học là một ngành nghiên cứu còn non trẻ, được định hình từ
những năm 60- 70 của thế kỷ XX ở Pháp, nhưng nhanh chóng vượt ra ngoài
biên giới và có nhiều đóng góp quan trọng trong nghiên cứu khoa học cơ bản.
Nó còn được vận dụng vào nhiều hình thức tự sự khác như: tôn giáo, lịch sử,
triết học, âm nhạc, mỹ thuật, điện ảnh,… Roland Bathes đã từng nói đại ý tự
sự xuất hiện cùng bản thân lịch sử loài người. Trong đó, tự sự học là đối
tượng nghiên cứu lâu đời và phức tạp nhất. Mà điện ảnh lại ra đời muộn, nên
tự sự điện ảnh là em út trong nghiên cứu tự sự học. Nhưng giữa diện ảnh và
văn học có sự kết nối tạo nên mối quan hệ hữu cơ khi so sánh tự sự văn học
với tự sự điện ảnh, mặc dù giữa chúng có nhiều điểm chung nhưng cũng có
không ít điểm khác biệt vì cách tác động và chất liệu của hai loại hình
nghệ thuật là khác nhau.
1.3. Mặt khác, người viết với niềm yêu thích văn chương và điện ảnh
mong muốn khám phá sâu hơn vào địa hạt của hai lĩnh vực này, bổ sung cho
mình cũng như những người yêu văn chương và điện ảnh có thêm những kiến
thức quý báu, phát hiện ra vẻ đẹp bí ẩn đằng sau “tảng băng trôi” của mỗi tác
phẩm văn học và điện ảnh. Đồng thời cũng mong muốn tìm ra bí quyết để
một bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học sang một tác phẩm điện ảnh có
thể thành công từ góc nhìn cốt truyện và nhân vật. Từ những lý do trên, chúng tui đã chọn đề tài “Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh
nhìn từ phương diện cốt truyện và nhân vật (qua trường hợp Vợ chồng A Phủ)
cho khoá luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh
Sự phát triển như vũ bão của kỹ thuật nghe nhìn đã tạo ra cho công
chúng những nhu cầu thưởng thức văn học nghệ thuật theo cách mới mẻ. Điện
ảnh là ngành nghệ thuật đáp ứng đầy đủ nhu cầu mới này bởi điện ảnh tích
hợp được những đặc tính ưu việt của các ngành nghệ thuật khác từ âm nhạc,
hội hoạ, văn học… Các nhà làm phim hoàn toàn có thể làm cho tác phẩm điện
ảnh của mình thành công hơn nếu biết vận dụng càng nhiều sức sáng tạo của
kỹ thuật phim ảnh cũng như sự tham gia của các: kịch gia, diễn viên, nhạc sĩ,
hoạ sĩ… để biến những con chữ trong trang văn trở thành những thực thể sinh
động, có hồn. Chính vì vậy, mối quan hệ đa chiều giữa văn học và điện ảnh là
một thực tế sống động không thể phủ nhận. Ngay từ những ngày đầu có mối
giao duyên ấy, nhiều nhà lí luận đã khẳng định: bên cạnh quá trình điện ảnh
hấp thụ và cải tiến những kinh nghiệm nghệ thuật của văn học, một hiện
tượng không kém phần quan trọng là tác động ngược lại rất to lớn của điện
ảnh đối với văn học. Nghiên cứu về mối quan hệ này, cuốn Văn học với điện
ảnh (Mai Hồng dịch, NXB Văn học, 1961) là cuốn sách tập hợp những bài
giảng của M.Rôm, I. Khây-phít-xơ, E. Ga-bơ-ri-lô-vi-trư đã đưa ra mấy đặc
trưng quan trọng trong việc viết truyện phim, đặc điểm thành phần văn xuôi
trong truyện phim… nhằm “nâng cao tác dụng của văn học trong điện ảnh, để
sáng tạo những truyện phim và những bộ phim kiểu mới thể hiện đời sống vô
cùng phong phú một cách chân thực”. Cuốn sách mới chỉ dừng lại ở mặt gợi mở
cho những nhà làm phim khi chuyển thể từ tác phẩm văn học chứ chưa chỉ ra
một cách có hệ thống và chuyên sâu mối quan hệ giữa văn học với điện ảnh.

vlzXw4BN6aC0OiS
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status