triết học và vai trò của triết học đối với sự phát triển của khoa học kinh tế - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRIẾT HỌC.............................................5
1.1. Triết học là gì?...........................................................................................................5
1.2. Vấn đề cơ bản của triết học.......................................................................................5
1.3. Phương pháp nhận thức thế giới của triết học...........................................................7
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA
HỌC KINH TẾ................................................................................................................... 8
2.1. Triết học với tư cách cơ sở lý luận cho tư duy đúng đắn về kinh tế;..........................8
2.2 Triết học với tư cách cơ sở phương pháp luận để nhận thức và vận dụng sáng tạo. 10
2.3. Triết học khoa học - cơ sở lý luận cho việc hoạch định đúng đắn các chính sách
kinh tế............................................................................................................................. 12
2.4. Triết học khoa học - cơ sở phương pháp luận cho việc hình thành văn hoá kinh
doanh đúng đắn; trên cơ sở đó, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển............................14
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................17


LỜI MỞ ĐẦU
Một thời đại công nghệ mới cách mạng 4.0 đã và đang bùng nổ, là cơ hội để thay đổi
bộ mặt các nền kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học, giáo dục,… nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro
khôn lường . Ở bất kể lĩnh vực nào, muốn đồng hành cùng sự phát triển buộc phải có những
chiến lược, hướng đi đúng đăn phù hợp để thích nghi với nó, sự đi ngược với sự phát triển và
tiến bộ chính là kết cục cho sự tụt hậu hay bì đào thải khỏi thị trường đầy cam go và thách
thức. Vậy, đòi hỏi các nhà triết học và các nhà khoa học chuyên môn phải giải quyết đúng
đắn và kịp thời những yêu cầu lý luận và thực tiễn cấp bách. Sự giải đáp này chỉ có thể thực
hiện được trên cơ sở nắm vững và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo thế giới quan và
phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Do đó việc nghiên cứu những vấn đề
về mối quan hệ giữa triết học và khoa học cụ thể. Vấn đề về chức năng phương pháp luận
của triết học đối với các khoa học cụ thể có ý nghĩa quan trọng.
Vấn đề về mối quan hệ giữa triết học và sự phát triển của khoa học kinh tế nói riêng
hay khoa học cụ thể nói chung, đặc biệt là vấn đề về chức năng phương pháp luận của triết
học đối với khoa học cụ thể, vốn là những vấn đề hết sức quan trọng trong di sản triết học
của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin. Vấn đề này cũng đã được nhiều tác giả ở nước ta bắt
đầu nghiên cứu từ những năm 1960 – 1970. Vào hè năm 1965, nói chuyện ở Ủy ban Khoa
học kỹ thuật Nhà nước, đồng chí Phạm Văn Đồng dặn dò: “Các đồng chí cần tự rèn luyện và

giúp người khác rèn luyện phương pháp và tác phong con người làm công tác khoa học và kỹ
thuật, phương pháp suy nghĩ, phương pháp làm việc, phương pháp nghiên cứu, phương pháp
giải quyết vấn đề, phương pháp trình bày, … và tác phong điều tra, nghiên cứu, tác phong
chính xác, …”.
Triết học tác động vào KHKT trước tiên là thông qua thế giới quan và phương pháp
luận khoa học. Như chúng ta đã biết, V.I.Lênin đã nói đến ý nghĩa to lớn của phương pháp
biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác đối với KHTN. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, với
tính cách là phương pháp luận của KHTN, giúp cho việc khái quát và giải thích đúng đắn
những thành tựu mới của khoa học. Trong những điều kiện ngày nay, khi KHKT đang ra sức
tìm kiếm một lý luận khái quát mới, những tư tưởng mới, thì việc chú ý đến những vấn đề
phương pháp luận là đặc biệt quan trọng. Con đường để làm phong phú và phát triển chủ
nghĩa duy vật biện chứng chính là ở đây và tác động chủ yếu của nó đối với sự phát triển của


khoa học cũng chính là ở đây. Nếu chúng ta không hiểu điều này thì cũng có nghĩa là không
hiểu gì về vai trò tích cực của triết học cũng như về con đường phát triển của nó một cách
sáng tạo. Trên đây ta đã thấy được tầm quan trọng của vấn đề về mối liên hệ giữa triết học và
các khoa học cụ thể nói chung hay KHKT nói riêng. Vì thời gian nghiên cứu không được
nhiều, đề tài này chỉ mang tính thu thập lại một số kết quả của những người đi trước với ý
tưởng nêu lại một cách khái quát và ngắn gọn về một vấn đề có ý nghĩa to lớn của triết học
đối với khoa học kinh tế.
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Tiếu luận gồm 2 chương:
Chương 1: Các lý luận cơ bản về Triết học.
Chương 2: Vai trò của Triết học đối với sự phát triển của Khoa học kinh tế.


CHƯƠNG 1
CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRIẾT HỌC.
1.1. Triết học là gì?
Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, xét cho cùng, đều bị các quan hệ
kinh tế của xã hội quy định. Dù ở xã hội nào, triết học bao giờ cùng gồm hai yếu tố:
+ Yếu tố nhận thức – sự hiểu biết về thế giới xung quanh, trong đó có con người;
+ Yếu tố nhận định – đánh giá về mặt đạo lý
Triết học đã ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ (ở phương Tây) và trong thời kỳ
chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến (phương Đông), gắn liền với sự
phân công lao động xã hội – tách lao động trí óc ra khỏi lao động chân tay (sau lần phân
công lao động thứ 2).
Để có khái niệm triết học ta xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, con người cần tìm hiểu thế
giới để có tri thức. Tri thức cụ thể sẽ hình thành nên khoa học cụ thế. Những tri thức chung
nếu bao trùm cả 3 lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, tư duy thì được gọi là tri thức triết học. Tri thức
triết học được liên kết lại theo cách thức tương ứng sẽ tạo nên triết học. Do đó:
Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống quan điểm chung nhất của con người
về thế giới (tự nhiên, xã hội, tư duy). Về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, và vai trò của
con người trong thế giới quan.
1.2. Vấn đề cơ bản của triết học.
Theo Ăng-ghen, “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện
đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”. Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là
cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học.
Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt:
+ Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có
sau, cái nào quyết định cái nào? Nói cách khác, giữa vật chất và ý thức cái nào là tính thứ


nhất, cái nào là tính thứ hai. Có hai cách trả lời khác nhau dẫn đến hình thành hai khuynh
hướng triết học đối lập nhau:
Những quan điểm triết học cho vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai hợp
thành chủ nghĩa duy vật. Trong lịch sử tư tưởng triết học có ba hình thức cơ bản của chủ
nghĩa duy vật: Chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ cổ đại; Chủ nghĩa duy vật máy móc,
siêu hình thế kỷ XVII – XVIII; Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Ngược lại, những quan điểm triết học cho ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ
hai, hợp thành chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm lại được thể hiện qua hai trào lưu
chính: Chủ nghĩa duy tâm khách quan (Platon, Hêghen…) và chủ nghĩa duy tâm chủ quan
(Beccli, Hium…)
+ Mặt thứ hai trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay
không? (Ý thức có thể phản ánh được vật chất hay không, tư duy có thể phản ánh được tồn
tại hay không?). Mặt này còn được gọi là mặt nhận thức tồn tại 2 hướng giải đáp:
Thuyết khả tri( Thuyết có thể biết) là những nhà Triết học cả duy vật và duy tâm trả•
lời một cách khẳng định: Con người có khả năng nhận thức được thế giới.
Thuyết bất khả tri (thuyết không thể biết)•: là sự phát triển mặt tiêu cực của trào lưu
hoài nghi luận. Theo thuyết này, con người không thể hiểu được thế giới hay ít ra là không
thể nhận thức được bản chất của nó, hay có chăng chỉ là hiểu cái bề ngoài vì các hình ảnh
về đối tượng do giác quan con người mang lại không bảo đảm tính chân thực, từ đó họ phủ
nhận khả năng nhận thức của con người và các hình thức cơ bản của nó.
Các nhà triết học duy vật cho rằng, con người có khả năng nhận thức thế giới. Song,
do mặt thứ nhất quy định, nên sự nhận thức đó là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con
người.
Một số nhà triết học duy tâm cũng thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế
giới, nhưng sự nhận thức đó là sự tự nhận thức của tinh thần, tư duy. Một số nhà triết học
duy tâm khác như Hium, Can-tơ lại phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.


Đối với các hệ thống triết học, vấn đề cơ bản của triết học không chỉ được thể hiện
trong các quan niệm có tính chất bản thể luận, mà còn được thể hiện trong các quan niệm
chính trị – xã hội, đạo đức và tôn giáo, tất nhiên có thể là nhất quán hay là không nhất quán.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm xuyên suốt lịch sử phát
triển của tư tưởng triết học và thể hiện tính đảng trong triết học. Hai mặt vấn đề cơ bản của
triết học này tác động qua lại lẫn nhau.
1.3. Phương pháp nhận thức thế giới của triết học.


Zt4zlA7vO9Y5586
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status