Thực trạng hoạt động của bảo hiểm tiền gửi việt nam Chi nhánh khu vực Hà Nội - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Năm 2005, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) kỷ niệm 5 năm thành
lập, đánh dấu những bước phát triển đầu tiên trong thị trường tài chính Việt
Nam. Trải qua 5 năm xây dựng và trưởng thành, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
đã đóng góp một phần không nhỏ trong lĩnh vực bảo hiểm, lĩnh vực ngân
hàng, đảm bảo ổn định hoạt động của các tổ chức tín dụng, từ đó tạo sự an
tâm cho người gửi tiền, cho tổ chức tín dụng cũng như của toàn xã hội. Trong
giai đoạn thực tập tổng hợp tại Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam em đã
tìm hiểu được một vài nét về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng như của Chi
nhánh.
Bản báo cáo thực tập tổng hợp gồm hai phần:
Phần một: Giới thiệu về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Phần hai: Giới thiệu về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Chi nhánh khu
vực Hà Nội.
Phần một
Giới thiệu về BHTGVN

I. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động BHTG
1. Sự ra đời hoạt động BHTG ở Việt Nam
Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước bắt đầu vào năm 1986, Hệ
thống Ngân hàng Việt Nam đã triển khai kế hoạch đổi mới từ năm 1988.

Trong giai đoạn này, ngân hàng phải đối mặt với thực tế đầy thách thức: lạm
phát “phi mã”, lòng tin của người dân đối với ngân hàng đang bị giảm sút
nghiêm trọng. Một trong những nhiệm vụ đặt ra cho Hệ thống Ngân hàng
trong thời kỳ đầu đổi mới là kiềm chế lạm phát, củng cố niềm tin của dân
chúng đối với Hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
Rút kinh nghiệm sau hậu quả hàng loạt hợp tác xã tín dụng nông thôn
và quỹ tín dụng đô thị trên toàn quốc bị đổ vỡ dây chuyền trong những năm
1988-1990, khi triển khai thí điểm mô hình Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND)
theo Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ,
Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của QTDND đối với khoản tiền gửi có kỳ hạn
đã được ban hành (kèm theo Quyết định số 101/TCQĐ-BH ngày 1/2/1994 của
Bộ Tài chính). Theo Quyết định này, Bảo Việt đã triển khai nghiệp vụ BHTG,
đây là sự khởi đầu hoạt động BHTG công khai ở Việt Nam.
Hoạt động BHTG do Bảo Việt thực hiện phát triển chậm và bộc lộ
nhiều hạn chế. Tính đến năm 1995 chỉ có 162 QTDND tham gia BHTG, tiền
gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm chiếm 33,22% tổng số dư tiền gửi tại các
QTDND và chỉ chiếm 0,2% tổng số dư tiền gửi trong cả nước tại thời điểm
đó. Đến cuối năm 1996, có 300 QTDND tham gia BHTG, cuối quý I/1997 có
370 QTDND tham gia với số tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm là 322 tỷ
VND. Có thể nói, hoạt động BHTG do Bảo Việt thực hiện mới chỉ triển khai
được với số lượng rất nhỏ khách hàng là đơn vị có huy động tiền gửi (chỉ có
một số QTDND tham gia, còn các loại có huy động tiền gửi khác không tham
gia BHTG).
Hạn chế của hoạt động BHTG do Bảo Việt thực hiện trong thời gian
này chủ yếu là không đảm bảo các yếu tố quyết định thành công đối với hoạt
động này trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Ví dụ, trong thời gian này,
quy định tham gia BHTG là tự nguyện, hoạt động BHTG là vì mục đích lợi
nhuận, lợi ích duy nhất mà tổ chức tham gia BHTG có được là được chi trả
tiền gửi cho người gửi tiền khi tổ chức đó phá sản và không có khả năng
thanh toán, không có các hoạt động hỗ trợ tổ chức tham gia BHTG từ tổ chức
BHTG…
2. Quá trình thành lập của BHTGVN
Sau quá trình thực hiện đổi mới, hoạt động ngân hàng ở Việt Nam đạt
được trình độ phát triển nhất định: số lượng các đơn vị tham gia kinh doanh
ngân hàng tăng lên nhiều, hoạt động ngân hàng dần thể hiện tính thị trường.
Tính cạnh tranh trong huy động tiền gửi và cho vay là vấn đề bức bách đối
với các đối tác tham gia trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và tín dụng.
Yếu tố rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng ngày càng trở nên
phức tạp và cần có giải pháp phòng ngừa kịp thời. Cuộc khủng hoảng tài
chính, tiền tệ ở khu vực từ đầu năm 1997 phần nào đã có ảnh hưởng tới hoạt

động của Hệ thống Ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng đầu tư
vào các dự án liên doanh hay xuất nhập khẩu. Hơn nữa, xu thế hội nhập
trong khu vực và trên thế giới mang lại nhiều cơ hội cho các ngân hàng Việt
Nam đồng thời cũng phát sinh nhiều thách thức và rủi ro ở mức độ cao hơn.
Cũng với tốc độ mở cửa ngày càng tăng, sự tác động đối với thị trường huy
động vốn và tiêu thụ vốn trong nước cũng sẽ chịu tác động trực tiếp của
những thay đổi, biến động của thị trường tài chính và tiền tệ tại các nước
trong khu vực và trên thế giới.
Đồng thời, Luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997 quy định “Tổ
chức tín dụng có trách nhiệm tham gia tổ chức bảo toàn hay bảo hiểm tiền
gửi” để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Điều đó đặt ra nhu cầu cần thành
lập tổ chức bảo toàn tiền gửi theo đúng nghĩa của nó vào thời điểm này.
Tháng 6/1999: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức thành lập
Ban trù bị thành lập Công ty Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Ban này chịu trách
nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng cùng các Bộ, ngành soạn thảo các
văn bản pháp lý khung cho hoạt động của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi và thực
hiện những công việc liên quan để chuẩn bị thành lập tổ chức BHTG tại Việt
Nam.
Ngày 01/09/1999: Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam ban hành
Nghị định số 89/1999/NĐ-CP về BHTG. Cho đến nay, đây là văn bản pháp lý
cao nhất điều chỉnh hoạt động BHTG. Đồng thời, nó cũng được sửa đổi, bổ
sung một số điều bằng Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005.
Ngày 09/11/1999: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
218/1999/QĐ-TTg thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Ngày 07/07/2000: BHTGVN chính thức khai trương đi vào hoạt động.
II. Thực trạng hoạt động BHTGVN
1 . Tổ chức BHTGVN
BHTGVN là một tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu
lợi nhuận, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp
phần duy trì sự ổn định của tổ chức tín dụng, đảm bảo sự phát triển an toàn,
lành mạnh hoạt động ngân hàng. Để thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ đó,
BHTGVN có trách nhiệm thực hiện các hoạt động:
- Nắm bắt tình hình kinh tế, chính trị, xã hội liên quan tới hoạt động ngân
hàng.
- Thực hiện thông tin, tuyên truyền hoạt động BHTG đến công chúng.
- Giám sát và kiểm tra việc chấp hành các quy định về BHTG và an toàn
trong hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức tham gia BHTG.
- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ tổ chức tham gia BHTG.
- Thu phí BHTG từ tổ chức tham gia BHTG.
- Đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi để không ngừng bảo toàn và phát triển vốn.
- Chi trả BHTG và tham gia giám sát quá trình thanh lý tài sản tại các tổ
chức đã được chi trả BHTG.
- Tham gia xây dựng các cơ sở pháp lý có liên quan đến hoạt động BHTG
do các đơn vị ngoài BHTGVN chủ trì.
- Xây dựng các cơ chế quản lý nội bộ để triển khai hoạt động của BHTGVN
ngày càng hiệu quả hơn.
- Tham gia hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BHTG.
2. Cơ cấu tổ chức của BHTGVN
Để triển khai được các nhiệm vụ trên đây, BHTGVN có cơ cấu tổ chức
bộ máy gồm hội đồng quản trị, ban điều hành, phòng, ban, bộ phận ở Hội sở
chính và sáu chi nhánh khu vực như trình bày ở sơ đồ.
Cơ quan trung ương của BHTGVN là Hội sở chính, có trụ sở tại Hà
Nội, bao gồm nơi làm việc của Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát và các
phòng, ban chức năng. Hoạt động của Hội sở chính là hoạch định các chính
sách và các quy định để triển khai các hoạt động của BHTG VN và giám sát,
kiểm tra việc thực hiện các chính sách và quy định được ban hành.
Các chi nhánh BHTGVN khu vực chịu trách nhiệm triển khai các
nghiệp vụ cụ thể tới các tổ chức tham gia BHTGVN. Hiện nay các chi nhánh
của BHTGVN đang tiến hành các nghiệp vụ đối với khách hàng tham gia
BHTG: nhận phí BHTG, nghiệp vụ kiểm tra, nghiệp vụ giám sát, nghiệp vụ
chi trả tiền bảo hiểm và theo dõi sau chi trả khi phát sinh, nghiệp vụ tuyên
truyền và quảng cáo, nghiệp vụ hỗ trợ khách hàng.
Khách hàng tham gia BHTG ở địa bàn nào sẽ do chi nhánh BHTGVN
ở địa bàn đó phục vụ. Hội sở chính quản lý trực tiếp các khách hàng ở một số
địa bàn chưa có chi nhánh khu vực. Các tổ chức thuộc đối tượng bắt buộc
tham gia BHTG làm thủ tục đăng ký tham gia BHTG tại các chi nhánh
BHTGVN trên địa bàn hay tại Hội sở chính theo phân vùng đảm nhận.
Khi được chấp nhận là tổ chức tham gia BHTG, tổ chức này sẽ thực
hiện trách nhiệm của tổ chức tham gia BHTG. Chi nhánh BHTGVN khu vực
sẽ thực hiện các nghiệp vụ của mình như nêu trên đối với các tổ chức tham
gia BHTG trên địa bàn. Hệ thống các ngân hàng thương mại Nhà nước có 4
ngân hàng lớn, đó là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam , Ngân hàng Công
thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam, thuộc diện khách hàng trực tiếp tại Hội
sở chính của BHTGVN. Từ tháng 1/2004, 4 ngân hàng này được chuyển giao
cho Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Hà Nội quản lý.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BHTGVN:
Hội đồng quản trị BHTGVN
Chủ tịch Hội đồng quản trị: ông Đỗ Khắc Hải
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước-Uỷ viên Hội đồng quản trị: ông
Trần Minh Tuấn
Thứ trưởng Bộ Tài chính-Uỷ viên Hội đồng quản trị: bà Lê Thị Băng
Tâm
Tổng giám đốc-Uỷ viên Hội đồng quản trị: ông Bùi Khắc Sơn
Trưởng ban kiểm soát-Uỷ viên Hội đồng quản trị: ông Mai Minh Đệ
Ban điều hành BHTGVN
Tổng giám đốc : ông Bùi Khắc Sơn
Phó Tổng giám đốc: ông Phạm Xuân Áng
Phó Tổng giám đốc: ông Nguyễn Như Minh
Phó Tổng giám đốc: ông Nguyễn Mạnh Dũng
Phó Tổng giám đốc: ông Nguyễn Đình Lưu
Phó Tổng giám đốc: ông Hà Thế Ổn

Địa bàn hoạt động của các chi nhánh BHTG khu vực
Chi nhánh
khu vực
Địa bàn hoạt động
Hà Nội Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc
Ninh, Bắc Giang
TPHCM TPHCM, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình
Dương, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vũng Tàu, Tây
Ninh, Bình Phước
Đồng bằng sông
Cửu Long
Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu
Giang,Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang


85TOEO6g5c34oMn
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status