Công nghệ sản xuất Chewing Gum - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHƯƠNG 1: TỔ NG QUAN VỀ CHEWING GUM
1.1. Đị nh nghĩ a
Chewing gum (kẹo cao su hay kẹo sinh-gôm do phiên âm từ tiếng Anh
chewing gum) là một dạng kẹo được thiết kế mềm đặc biệt, đường sẽ tan nhanh và kẹo
sẽ hết ngọt sau khi nhai một thời gian. Loại này chỉ được nhai chứ không nuốt. Theo
truyền thống, nó được làm từ nhựa cây chicle, một loại cây ở vùng Trung Mỹ. Tuy
nhiên, ngày nay, vì lý do kinh tế và chất lượng nên chewing gum sử dụng chất
polymer trên nền dầu mỏ thay cho nhựa cây chicle. Người Mỹ rất thích ăn loại kẹo này
và nhai nó suốt ngày. Từ đó, danh tiếng kẹo chewing gum lại được vang đi khắp mọi
nơi trên thế giới.
1.2. Lich sư kẹo chewing gum
Nhiề u ngà n năm trướ c, con ngườ i đã nhai gum ở cac dạng tự nhiên. Hầ u hế t cá c
dạng chewing gum cổ thông dụng là nhựa cây, nhưng con ngườ i đã sử dụ ng rấ t nhiề u
dạng và hương khac nhau . Cac nhà khảo cổ đã tìm thấy 9 bã nhựa cây bulô ở khu khai
quật thuộc thời kỳ đồ đa tại miền Nam nước Đức. Họ nói rằng chất dẻo này ―có tac
dụng như chất tẩy hay gây tê nhẹ‖. Người Hy Lạp cổ đại từng có thói quen nhai một
chất gọi là mastic (hay mastiche), loại nhựa chiết từ loại cây có quả hình nón như
thông hay vân sam. Còn người Maya thì nhai (để tập cho hàm cứng) loại nhựa lấy từ
cây hồng xiêm, được chế biến cho dẻo hơn. Mẫu kẹo cao su được tìm thấy gần đây
nhất là ở gần thành phố Ellos thuộc miền Tây Thụy Điển năm 1993. Miếng kẹo 9.000
năm tuổi có trộn mật ong, đã được nhai kỹ, còn cả dấu răng. Thật buồn cười nhưng có
lẽ đó là miếng kẹo nhai dở của một thiếu niên người tiền sử. Bao chí Mỹ đã xem đó
như một tin giải trí thú vị. Không những thế, một nhà bao Mỹ còn tự hỏi không biết có
mẩu kẹo cao su nào được tìm thấy ―dính dưới ghế một rạp chiếu bóng thời tiền sử‖ hay
không nữa! Dạng chewing gum thương mại đầu tiên được làm và ban ra vào năm 1848 bở i
chàng thanh niên 21 tuổi John Bacon Curtis sống ở thành phố Bangor (bang Maine,
Mỹ) - một công dân hạng bét phải làm công việc dọn dẹp, phat quang cây cối với mức
lương 5 đôla/thang. Anh đã quyế t đị nh chuyển sang làm kẹo chewing-gum, đóng gói
và đem ban lẻ. Curtis chẳng thể nào biết được chewing-gum sẽ trở thành một trong
những mặt hàng biểu trưng cho văn hóa Mỹ.
Tại Thế vận hội hiện đại đầu tiên tổ chức tại Athens năm 1896, cac chuyên gia
Hy Lạp cho rằng chewing-gum là chất làm tăng khả năng hô hấp giúp vận động viên
Mỹ có khả năng và sức mạnh phi thường. Suốt Chiến tranh thế giới thứ hai, khi nhận
khẩu phần ăn, binh sĩ Mỹ luôn ì xèo: ―Có chewing-gum cho chúng tui không?‖. Một
quan tòa người Anh từng rất sốc khi thấy một nhân chứng nhai bóp bép chewing-gum
trong phòng xử an và cuối cùng đã hét lên: ―Này, anh kia. Anh chưa ăn sang xong hay
anh là người Mỹ?‖. Vậy là đã có sự đồng hóa chewing-gum với lối sống Mỹ.
Với trợ giúp của bố (mộ t số tà i liệ u khá c cho rằ ng là anh trai ), Curtis đun mẻ
nhựa, vớt bỏ vỏ cây và cành non, cuốn thành những thanh dài, cắt thành từng khúc, lăn
qua bột ngô để cac viên kẹo không dính lại với nhau, sau đó ban 1 xu 2 viên cho các
điểm ban lẻ khắp nước Mỹ. Vậy là kẹo cao su làm bằng nhựa sam nguyên chất do
Curtis sản xuất xem như thành công. Nhà doanh nghiệp trẻ kiếm được 5.000 đôla
trong năm đầu tiên. Năm 1852, anh xây dựng xưởng sản xuất chewing-gum đầu tiên
trên thế giới và ban sản phẩm khắp nước. Curtis cũng cho ra lò loại kẹo cao su làm
bằng sap pha thêm chất ngọt và gia vị có mùi vani hay cam thảo (kẹo cao su bằng sap
hiện còn ban trên thị trường với những hình dang khac nhau như đôi môi đỏ tươi, râu
quai nón hay hàm răng trẻ con; loại kẹo này có thể dùng chơi như gắn lên môi, râu
hay răng rồi ăn sau).
Do nhu cầu đối với bột gỗ qua lớn dẫn đến cây sam bị đốn nhiều nên lượng
nhựa cây không còn đap ứng đủ nhu cầu chế biến kẹo. Hơn nữa, mùi vị nhựa sam
không còn hấp dẫn nên nó được thay thế bằng nguyên liệu khac. Bước đột pha kế tiếp
trong lịch sử kẹo cao su thuộc về nhà phat minh - nhiếp ảnh gia người Mỹ Thomas
Adams và người hùng lưu vong Mexico Antonio Lopez de Santa Anna, người đã bao vây thành Alamo năm 1836. Bị trục xuất năm 1855, ở tuổi 74, phải trú ngụ trong căn
nhà nhỏ ở đảo Staten, Santa Anna vẫn bày mưu tính kế để ngày nào đó giành lại quyền
lực. Trong kế hoạch của ông, có cả việc kinh doanh thứ nhựa chiết từ một loại cây
nhiệt đới châu Mỹ. Santa Anna hy vọng Adams có thể tìm ra phương phap biến chất
nhựa này thành chất có đặc tính giống cao su với gia thành thấp và nhờ vậy ông có thể
thu về món lợi lớn chuẩn bị cho chuyến trở về...
Adams đã mua một tấn nhựa trên và dù nỗ lực hết sức vẫn không thể biến nó
thành chất giống cao su được. Tuy nhiên, trong lần nhìn thấy một cô gai ra khỏi hiệu
thuốc với viên kẹo cao su White Mountain của Curtis, Adams chợt nảy ra một ý tưởng
hoàn toàn mới: nếu không thể biến chất này thành cao su thì ít ra cũng có thể dùng nó
để nhai. Vậy là ông tức tốc về nhà, lấy mấy viên gửi cho chủ hiệu thuốc nhờ ban giùm.
Mẻ nhựa sau, ông cắt thành từng thỏi, gói trong giấy lụa màu. Năm 1871, Adams chế
tạo thành công may làm kẹo cao su và cho thêm hương vị vào chewing-gum. Một
trong số đó là kẹo Black Jack hương cam thảo. Vào thập niên 1880, cơ sở của ông đã
có tới 250 nhân viên (phần Santa Anna, ông chết trong cùng kiệt khổ ở Mexico năm 1876,
sau khi kế hoạch biến nhựa mủ thành cao su gia rẻ thất bại). Những chiếc may làm kẹo
cao su được chế tạo từ cuối thế kỷ 19 nhanh chóng lỗi thời do kẹo làm ra dễ bị hôi và
may thường trục trặc. Năm 1918, Ford S. Mason cho ra đời thế hệ may làm kẹo cao su
hiện đại. Còn bố của Ford, một mục sư, thì sang chế may ban hàng tự động rất dễ dùng
mà đến nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi khắp thế giới.
Nhà buôn Lyle Becker nhảy vào thị trường với ý tưởng ban kèm theo vật trang
trí bằng nhựa dẻo xinh xắn. Một phat kiến khac nữa của Becker là khi mua một nắm
kẹo cao su sẽ được tặng kèm vài viên kẹo ngọt. Cuối thế kỷ 19, đã có nhiều người
quan tâm đến ngành kinh doanh kẹo cao su. John Colgan thuộc Louisville (bang
Kentucky, Mỹ) đã cho thêm nhựa thơm từ cây tolu (balsam tolu), lấy tên thương hiệu
là Taffy-Tolu. Loại nhựa này trước đó có trong sirô ho. Jonathan P. Primley, người da
đỏ, thì khai thac khía cạnh tình dục với sản phẩm Kiss Me. Edward E. Beeman, nhà
chế tạo người Cleveland, cho ra đời loại kẹo cao su mà khi ăn sẽ ―sản sinh chất pepxin
giúp dạ dày tiêu hóa‖. Ông chào hàng kẹo cao su như là một phương thuốc điều trị
chứng ợ nóng. William J. White là người đầu tiên cho bạc hà vào kẹo cao su và tăng

1N0U42O6fIG8c41
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status