Thực trạng của việc quản trị nguồn tài trợ dài hạn tại công ty cổ phần FPT - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Thế giới với nhiều cam go và thử
thách, một nền kinh tế năng động và mang nhiều tính cạnh tranh, để bắt kịp nhịp
độ phát triển chung ấy, Việt Nam đang cố gắng nỗ lực xây dụng mọi thứ về nhân
lực và vật lực để có một nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế. Một trong
những vấn đề mà Việt Nam cần chú trọng quan tâm đó là nguồn tài trợ.
Vốn có vai trò hết sức quan trọng, nó là yếu tố không thế thiếu đối với từng
doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho việc thực hiện các dự án đầu tư, các kế
hoạch sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp, tùy theo hình thức pháp lí, điều kiện
của doanh nghiệp và cơ chế quản lí tài chính của các quốc gia có thể tìm kiếm
những nguồn tài trợ nhất định. Tuy nhiên, mỗi nguồn tài trợ đều có những đặc điểm,
chi phí khác nhau. Vì vậy, để giảm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh
doanh, ổn định tình hình tài chính đảm bảo năng lực thanh toán, mỗi doanh nghiệp
cần tính toán và lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp.
Để giúp các bạn hiểu hơn về quản trị nguồn tại trợ tại doanh nghiệp, nhóm
10 đã tập trung nghiên cứu đề tài : “Quản trị nguồn tài trợ tại Công ty cổ phần
FPT : Thực trạng và giải pháp” Nội dung
PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ
1. Các nguồn tài trợ của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp khi kinh doanh có thể tìm kiếm nhiều nguồn tài trợ. Mỗi
nguồn tài trợ có những đặc điểm riêng và chi phí khác nhau. Có thể phân loại
nguồn tài trợ mà doanh nghiệp sử dụng theo một số tiêu thức thông dụng như sau:
1.1. Căn cứ vào quyền sở hữu
Theo cách này, nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu, các
khoản nợ và các nguồn vốn khác
1.1.1. Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, doanh
nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt.
Xét theo quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu
bao gồm:
- Vốn đầu tư ban đầu: Là số vốn do chủ doanh nghiệp đầu tư khi thành lập doanh
nghiệp và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp (gọi là vốn điều lệ).
- Vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp:
Trong quá trình kinh doanh, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể tăng lên
hay giảm đi do chủ doanh nghiệp đề nghị tăng hay giảm vốn điều lệ, doanh
nghiệp tự bổ sung vốn từ lợi nhuận chưa phân phối hay sử dụng các quỹ của
doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp còn tăng
lên nhờ vào việc phát hành cổ phiếu mới.
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp, là một trong các
chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính và khả năng huy động vốn để đảm bảo an toàn
trong hoạt động thanh toán cuối cùng của doanh nghiệp.
1.1.2. Các khoản nợ
Là các khoản vốn được hình thành từ vốn vay của các ngân hàng thương mại,
các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, vốn vay từ
người lao động trong doanh nghiệp, các khoản nợ phát sinh từ hoạt động mua bán
chịu hành hóa và đi thuê tài sản dưới các hình thức thuê hoạt động và thuê tài
chính.
1.1.3. Các nguồn vốn khác g e |
Ngoài các nguồn vốn nêu trên, vốn kinh doanh của doanh nghiệp còn có thể
được tài trợ bằng các nguồn vốn khác như: các khoản nợ tích lũy, nguồn vốn liên
doanh, liên kết…
1.2. Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn
Theo thời gian sử dụng, nguồn tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp được
chia thành 2 loại: tài trợ ngắn hạn và tài trợ dài hạn.
- Tài trợ ngắn hạn bao gồm các nguồn tài trợ có thời hạn hoàn trả trong vòng 1
năm.
- Tài trợ dài hạn bao gồm các nguồn tài trợ có thời gian đáo hạn hơn 1 năm.
2. Các nguồn tài trợ ngắn hạn
2.1. Các khoản nợ tích lũy (nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn)
Nợ tích lũy bao gồm các khoản nợ phải trả công nhân nhưng chưa đến hạn,
các khoản thuế phải nộp ngân sách, tiền đặt cọc của khách hàng
Được coi là nguồn tài trợ “miễn phí” bởi lẽ doanh nghiệp có thể sử dụng tiền
mà không phải trả lãi cho đến ngày thanh toán. Tuy nhiên phạm vi sử dụng các
khoản nợ này là có giới hạn.
2.2. Tín dụng thương mại (tín dụng nhà cung cấp)
Tín dụng thương mại phát sinh khi doanh nghiệp mua chịu nguyên liệu, hàng
hóa của nhà cung cấp.
Mức độ sử dụng tín dụng thương mại của một doanh nghiệp tùy thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó chi phí của khoản tín dụng là yếu tố quan trọng.
Trên thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhà quản trị tài chính có thể
tận dụng tín dụng thương mại bằng cách trì hoãn thanh toán các khoản tiền mua trả
chậm vượt quá thời hạn phải trả. Khi việc trì hoãn thanh toán được áp dụng và
không bị nhà cung cấp phạt thì chi phí của khoản tín dụng thương mại giảm xuống.
2.3. Tín dụng ngân hàng:
2.3.1. Các hình thức vay
2.3.1.1. Vay từng lần:
Vay từng lần là hinh thức vay trong đó việc vay và trả nợ được xác định theo
từng lần vay vốn.
Thủ tục vay: mỗi khi có nhu cầu vay doanh nghiệp cần làm ơn xin vay và gửi
đến ngân hàng các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện vay.
Cho vay từng lần thường được ngân hàng áp dụng đối với các khách hàng có
tiềm lực tài chính hạn chế, có quan hệ vay trả không thường xuyên, không có uy

k20Vi9tGYU8y424
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status