Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Tây Ninh - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Như chúng ta đã biết, theo thói quen tích lũy của người Việt Nam thì việc gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn để thanh toán qua Ngân hàng là chưa cao bởi họ xem tiền mặt là công cụ thanh toán chính cho mọi giao dịch. Chính vì thế mà khoản gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ lệ nhỏ trong hoạt động huy động vốn. Tuy vậy, tỷ trọng và số tiền gửi không kỳ hạn đều tăng đều qua các năm mặc dù tăng không nhiều. Năm 2008 tiền gửi huy động được là 23.889 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,56%, năm 2009 là 33.468 triệu đồng chiếm 2,9%, năm 2010 huy động được 52.086 triệu đồng chiếm 3,1%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực đưa sản phẩm này đến với người dân. Mặc dù lãi suất không cao như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng do nhiều tiện ích và có thể rút bất kỳ lúc nào khi khách hàng cần để thanh toán, giao dịch nên cá nhân đến Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn ngày càng nhiều hơn.
a. Phát hành giấy tờ có giá
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang phát triển, nhu cầu về vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa sản xuất… ngày càng nhiều. Để đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn các Ngân hàng cũng cần có hình thức huy động tương ứng để có đủ vốn đáp ứng nhu cầu đó. Do vậy, các Ngân hàng huy động vốn trung và dài hạn bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá. Đây là hình thức huy động vốn linh hoạt giúp các NHTM có thể chủ động về khối lượng vốn, lãi suất và thời hạn.... Tuy nhiên việc phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu hay trái phiếu thường có chi phí cao hơn các nguồn vốn huy động khác. Vì vậy, khi thực hiện huy động vốn từ nguồn này Ngân hàng rất thận trọng và cân nhắc, thông thường Ngân hàng phát hành loại giấy tờ này trong những thời điểm nhất định khi Ngân hàng cần vốn trước những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn.
Tình hình huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá của Sacombank được thể hiện qua sơ đồ 2.15

Sơ đồ 2.15: Phát hành giấy tờ có giá năm 2008, 2009, 2010

Qua biểu đồ 2.15 ta thấy lượng phát hành giấy tờ có giá tăng khá rõ rệt qua các năm, đặc biệt là năm 2009 vì trong năm này nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp rất lớn cụ thể năm 2009 huy động 197.142 triệu đồng, tăng 121% so với năm 2008. Song song với việc số lượng phát hành giấy tờ có giá tăng, tỷ trọng năm 2009 cũng tăng rất cao, tăng 7,5% so với năm 2008. Sang năm 2010 do kinh tế đã có phần ổn định trở lại, việc huy động bằng tiền gửi của DN, dân cư có phần ổn định hơn, lượng vốn huy động bằng việc phát
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài : 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài 3
6. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1 Ngân hàng thương mại 4
1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại 4
1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với sự phát triển của nền kinh tế 5
1.2 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 7
1.2.1 Khái niệm về vốn của Ngân hàng thương mại 7
1.2.2 Khái niệm về huy động vốn 9
1.2.3 Các hình thức huy động vốn trong Ngân hàng thương mại 9
1.2.4 Các phương pháp xác định chi phí huy động vốn 17
1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 19
1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn 24
1.3.1 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn 24
1.3.2 Tỷ số huy động vốn có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động 24
1.3.3 Tỷ số của huy động vốn không kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH TÂY NINH 26
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 26
2.1.1 Tóm lượt quá trình hình thành và phát triển 26
2.1.2 Quá trình tăng vốn điều lệ của Sacombank 29
2.1.3 Cơ cấu sở hữu 30
2.1.4 Cơ cấu tổ chức 31
2.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh 32
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh 32
2.2.2 Bộ máy tổ chức và quản lý của Sacombank Tây Ninh 34
2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 34
2.3 Khái quát tình hình kinh doanh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh qua 3 năm 2008 - 2010 35
2.3.1 Tổng thu nhập 38
2.3.2 Tổng chi phí 39
2.3.3 Lợi nhuận 40
2.3.4 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển sắp tới của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh 41
2.4 Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh 45
2.4.1 Khái quát tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh 45
2.4.2 Phân tích tình hình huy động vốn của Sacombank Tây Ninh qua 3 năm (2008 - 2010) 49
2.4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 65
2.4.4 Đánh giá chung về tình hình huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín trong thời gian qua 68
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 71
3.1 Giải pháp về lãi suất 71
3.2 Công nghệ 72
3.3 Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và dịch vụ 73
3.4 Đào tạo nguồn nhân lực 74
3.5 Marketing Ngân hàng 75
3.6 Cơ sở vật chất 76
3.7 Kiến nghị 77
3.7.1 Đối với Nhà nước 77
3.7.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 78
3.7.3 Đối với Sacombank hội sở 79
3.7.4 Đối với Sacombank Tây Ninh 79
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83


02lh27BGe93Ujd0
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status