Nghiên cứu phân tích nguyên lý hoạt động hệ thống điều chế đa tần trực giao(OFDM) ứng dụng trong truyền hình số mặt đất - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
BẢNG TRA CỨU CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ix
DANH MỤC HÌNH VẼ x
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do lựa chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đè tài 2
4. Phương pháp nghiên cưu 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
CHƯƠNG 1: SỐ HÓA KỸ THUẬT TRUYỀN HÌNH QUẢNG BÁ 4
1.1. Tính tất yếu thực hiện lộ trình số hóa truyền hình quảng bá ở Việt Nam 4
1.2. Mục tiêu số hóa truyền hình quảng bá ở Việt Nam 5
1.2.1. Mục tiêu chung 6
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 6
1.2.3. Kế hoạch triển khai 7
CHƯƠNG 2: KĨ THUẬT OFDM TRONG TRUYỀN HÌNH SỐ 10
2.1. GIỚI THIỆU VỀ KỸ THUẬT OFDM 10
2.1.1 Giới thiệu 10
2.1.2. Khái niệm OFDM 11
2.1.3. Nguyên lý cơ bản của OFDM 12
2.1.4. Tính trực giao của tín hiệu OFDM 13
2.1.5. Sử dụng biến đổi IFFT để tạo sóng mang con(subcarrier) 16
2.1.6. ISI, ICI trong hệ thống OFDM 19
2.1.7. Các ảnh hưởng tới chỉ tiêu kỹ thuật OFDM 22
2.1.8. Ưu điểm của hệ thống OFDM. 29
2.1.9. Các hạn chế khi sử dụng hệ thống OFDM 30
2.1.10. Kết luận 30
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA KÊNH VÔ TUYẾN ĐẾN TRUYỀN DẪN TÍN HIỆU 31
2.2.1. Giới thiệu 31
2.2.2. Tổng quan về kênh vô tuyến di động (mobile radio channel) 31
2.2.3. Suy hao đường truyền (pass loss and attenuation) 31
2.2.4. Fading chậm (slow fading) và fading nhanh (fast fading) 33
2.2.5. Fading lựa chọn tần số và fading phẳng 34
2.2.6. Thông số tán xạ thời gian(time dispertin parameter) 37
2.2.7. Phổ Doppler (Doppler spectrum) 37
2.2.8. Trải phổ doppler và thời gian kết hợp (Doppler spread and coherence time) 40
2.2.9. Kết luận 41
2.3. CÁC VẤN ĐỀ KĨ THUẬT TRONG HỆ THỐNG OFDM 42
2.3.1. Giới thiệu 42
2.3.2. Tổng quan về đồng bộ trong hệ thống OFDM 43
2.3.2.1. Nhận biết khung 44
2.3.3. Các vấn đề đồng bộ trong hệ thống OFDM 48
2.3.4. Tỷ số công suất đỉnh trên công suất trung bình (PAPR) 55
2.3.5. Kết luận 56
2.4. ỨNG DỤNG OFDM TRONG TRUYỀN HÌNH SỐ MẶT ĐẤT DVB-T và DVB-T2 56
2.4.1. Giới thiệu 56
2.4.2. Tổng quan về DVB_T 58
2.4.3. Tính trực giao của các sóng mang OFDM trong DVB_T 61
2.4.5. Lựa chọn điều chế cơ sở 62
2.4.6. Số lượng, vị trí và nhiệm vụ của các sóng mang 63
2.4.7. Chèn khoảng thời gian bảo vệ 65
2.4.8. Tổng vận tốc dòng dữ liệu của máy phát số DVB-T 67
2.4.9. Ứng dụng của kỹ thuật OFDM trong hệ thống truyền hình số mặt đất thế hệ mới DVB-T2 68
2.4.10. Kết luận 71
CHƯƠNG 3: MÔ PHỎNG HỆ THỐNG 72
3.1. Giới thiệu chương 72
3.2. Mô phỏng hệ thống 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì các chương trình truyền hình trên thế giới được truyền tải đến khán thính giả trên nền tảng các công nghệ truyền dẫn như: phát sóng truyền hình mặt đất; phát sóng truyền hình vệ tinh; phát sóng truyền hình internet; và phát sóng truyền hình cáp.
cách truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất bằng công nghệ kỹ thuật số đã trở thành một xu hướng tất yếu và được thực hiện ở các nước trên thế giới, đây là một quy luật tất yếu của phát triển khoa học và công nghệ, là chuyển đổi từ truyền hình tương tự (analog) sang truyền hình số. Công nghệ truyền hình tương tự (analog) ra đời cách đây trên 80 năm đang dần được thay thế bằng công nghệ truyền hình số, trên nền tảng kỹ thuật số với nhiều ưu điểm như: chất lượng, độ ổn định, cao hơn, phát sóng được nhiều chương trình hơn trên một kênh tần số, và nhiều dịch vụ gia tăng khác.
Quá trình số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình thông qua các cách như: truyền hình số mặt đất; truyền hình số vệ tinh; truyền hình số qua hệ thống internet; truyền hình số qua hệ thống cáp, với tính chất dịch vụ công, phục vụ mọi đối tượng, các vùng địa lý đã được tiến hành ở nhiều quốc gia, trong đó số hóa truyền hình mặt đất đã được các nước thực hiện, nhiều nước đã hoàn thành hay thực hiện lộ trình để hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất.
Hiện nay, cả nước có 66 Đài truyền hình trong đó có 63 Đài truyền hình địa phương (mỗi tỉnh có một Đài) đang phát sóng truyền hình mặt đất công nghệ tương tự trong phạm vi địa phương và Đài Truyền hình Việt nam VTV phát sóng toàn quốc truyền hình mặt đất công nghệ tương tự bằng các trạm phát lại đặt tại các tỉnh, thành phố.
Hệ thống truyền dẫn, phát sóng của mỗi Đài được đầu tư riêng biệt, theo nhu cầu của từng đài phủ sóng trên địa bàn và không có cơ chế chia sẻ hạ tầng truyền dẫn phát sóng, không sử dụng hết năng lực của hệ thống truyền dẫn phát sóng, hiệu quả khai thác thấp, dẫn đến lãng phí trong việc phân bổ, sử dụng tần số vô tuyến điện và lãng phí về công suất phát sóng, gây can nhiễu lẫn nhau giữa các đài truyền hình trên phạm vi cả nước.
Thực hiện Lộ trình số hóa truyền hình mặt đất của Chính phủ, kết thúc năm 2015, thành phố Hải Phòng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương phải kết thúc truyền hình tương tự, chuyển sang truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2 mà cách điều chế cơ bản là OFDM, vì vậy việc nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật Điều chế đa tần trực giao (OFDM) trong truyền hình số mặt đất là yêu cầu bức thiết đặt ra.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Phân tích nguyên lý hoạt động hệ thống OFDM (Phần phát-Phần thu) thực hiện trên các phần tử DFT, FFT ứng dụng trong kỹ thuật phát sóng truyền hình số mặt đất DVB-T và các phiên bản tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đè tài
- Nghiên cứu tống quan về kỹ thuật truyền hình số mặt đất và thông số cơ bản của nó theo chuẩn DVB-T; DVB-T2.
- Đi sâu phân tích đặc điểm Kỹ thuật OFDM ứng dụng trong DVB-T.
- Xây dựng chương trình Mô phỏng Hệ thống OFDM thực hiện trên các phần tử DFT, FFT và từ mô hình đó đánh giá hiệu quả hoạt động hệ thống OFDM.
4. Phương pháp nghiên cưu
Phân tích lý thuyết kết hợp mô phỏng máy tính.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Kỹ thuật Điều chế đa tần trực giao (OFDM) được ứng dụng rất mạnh trong truyền dẫn tín hiệu số, đặc biệt trong truyền hình số, vì nó có nhiều ưu thế nổi bật hơn so với nhiều cách kỹ thuật khác. Nhưng về nguyên lý hoạt động, kỹ thuật này có nhiều vấn đề khá phức tạp vì nó dựa trên các cơ sở lý thuyết điều chế hiện đại (Điều chế đa sóng mang; Điều chế vuông góc; ...) đồng thời lại áp dụng một số thành quả công nghệ điện tử tiên tiến như DFT, FFT, ... Mặt khác, thực hiện Lộ trình số hóa truyền hình mặt đất của Chính phủ, kết thúc năm 2015, thành phố Hải Phòng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương phải kết thúc truyền hình tương tự, chuyển sang truyền hình số mặt đất theo chuẩn theo tiêu chuẩn DVB-T2 mà cách điều chế cơ bản là OFDM. Vì vậy việc “Nghiên cứu phân tích nguyên lý hoạt động hệ thống Điều chế đa tần trực giao ứng dụng trong Truyền hình số mặt đất” thật sự có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
Trong nội dung luận văn tốt nghiệp“ Nghiên cứu phân tích nguyên lý hoạt động hệ thống Điều chế đa tần trực giao(OFDM) ứng dụng trong Truyền hình số mặt đất”, em xin giới thiệu tổng quát về công nghệ OFDM và các ứng dụng trong truyền hình số mặt đất. Luận văn gồm các nội dung chính sau:
 Chương 1: Số hóa kỹ thuật truyền hình quảng bá
 Chương 2: Kỹ thuật OFDM trong truyền hình số
 Chương 3: Mô phỏng hệ thống
Mục đích của luận văn là nêu được nguyên lý chung, cấu trúc và các ưu nhược điểm của công nghệ OFDM. Đồng thời nêu ra các ứng dụng trong thông tin vô tuyến và hướng phát triển trong tương lai.



GU3DcA3Rfu9zH30
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status