Xử lý tình huống rắc rối KHI đi KHÁM, CHỮA BỆNH BẰNG THẺ bảo HIỂM y tế CHO NGƯỜI NGHÈO - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................2
MÔ TẢ TÌNH HUỐNG..............................................................................................................4
PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.......................................................................6
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn................................................................................................6

2.2. Các quy định hiện hành về cấp đổi thẻ BHYT................................................................8
2.3. Trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan.....................................................................8
2.4. Nguyên nhân....................................................................................................................9
2.4.1. Nguyên nhân từ đơn vị lập danh sách.......................................................................
2.4.2. Nguyên nhân từ người được nhận thẻ BHYT...........................................................
2.4.3. Nguyên nhân từ các cơ quan nhà nước liên quan.....................................................
2.5. Hậu quả..........................................................................................................................10
2.6. Xây dựng và lựa chọn phương án giải quyết.................................................................10
2.6.1. Phương án 1:..........................................................................................................
2.6.2. Phương án 2:..........................................................................................................
2.6.3. Phương án 3:..........................................................................................................
2.7. Kế hoạch thực hiện phương án đã chọn:........................................................................14
Phần III......................................................................................................................................16
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................................16

HVTH: Trần Minh Vương

Trang 1/19


LỜI NÓI ĐẦU
Thông qua những chuyên đề bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương
trình chuyên viên đã được các thầy, cô giáo của Trường Chính trị tỉnh truyền tải,
bản thân tui nhận thức được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn mới trong công
tác quản lý nhà nước, qua đó áp dụng vào công tác của bản thân. Hiểu được Nhà
nước là gì và Nhà nước thực hiện những chức năng, nhiệm vụ gì, từ đây tui được
nâng cao cả về mặt nhận thức lý luận và tiếp nhận các thông tin về thực tiễn; qua
đó giúp nâng cao thêm trình độ, năng lực và tự tin hơn khi thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn của mình; thay đổi thái độ phục vụ nhân dân; hoàn thiện bản thân
tốt hơn trong tư duy, nhận thức về nhiệm vụ công - tư, trong ứng xử các mối
quan hệ xã hội và chắc chắn tui sẽ thực hiện công việc chuyên môn tốt hơn tại
cơ quan, đơn vị công tác. Đồng thời, các kỹ năng được học về quản lý thời gian,
giao tiếp, quản lý hồ sơ, làm việc nhóm, soạn thảo văn bản, viết báo cáo, thu
thập và xử lý thông tin,... đều có đóng góp quan trọng trong quá trình thực thi
công vụ của tui nói riêng và cán bộ, công chức, viên chức nói chung.
Bảo hiểm y tế (BHYT) là một chính sách luôn được Đảng và Nhà nước đặc
biệt quan tâm nhằm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Đã có rất nhiều
văn bản về chính sách BHYT được ban hành cũng như các đối tượng được thụ
hưởng chính sách BHYT. Chính sách đó từng bước đi vào đời sống, đã đáp ứng
phần nào nhu cầu khám, chữa bệnh của các tầng lớp nhân dân, tiến tới thực hiện

chính sách BHYT toàn dân theo Luật BHYT và các văn bản hiện hành.
Ngày 12/3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 29 về
việc tổ chức thực hiện chế độ Bảo hiểm ốm đau, tai nạn, chăm sóc sức khoẻ con
người nói chung và cho người cùng kiệt nói riêng, từ đó chính sách BHYT được ra
đời. BHYT là một loại hình bảo hiểm đặc biệt, nó mang ý nghĩa nhân văn và
cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.

HVTH: Trần Minh Vương

Trang 2/19


Ngày 15/10/2002, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số
139/2002/QĐ-TTg về việc khám, chữa bệnh cho người cùng kiệt (đã được sửa đổi,
bổ sung bởi Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng
Chính phủ), qua đó khẳng định chủ trương, chính sách cấp thẻ BHYT cho người
cùng kiệt của Đảng và Nhà nước đã đi vào cuộc sống của người dân, giảm chi phí
khám chữa bệnh cho người nghèo, từng bước đáp ứng được nhu cầu chăm sóc
và bảo vệ sức khoẻ của người nghèo. Với các quy định của pháp luật về BHYT
thì người cùng kiệt được qui định là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc (Điều 12,
Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014) được ngân sách nhà nước đóng với mức
tối đa bằng 6% mức lương cơ sở (khoản g, điểm 1, điều 13, Luật BHYT sửa đổi,
bổ sung năm 2014). Như vậy, từ ngày 01/7/2005, việc chăm sóc sức khỏe cho
người cùng kiệt chỉ được thực hiện với hình thức duy nhất là cấp BHYT được
hưởng quyền lợi đúng với chế độ BHYT.
Trên thực tế, BHYT cho người cùng kiệt đã phát huy được ý nghĩa nhân văn
sâu sắc, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện tính công bằng xã hội và tạo
điều kiện cho mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, trong việc
áp dụng thẻ BHYT cho người cùng kiệt ở cơ sở vẫn còn một số bất cập, những bức
xúc trong thực tế mà chúng ta không thể bỏ qua và cần bàn tới. Xuất phát
từ lý do trên, tui đã chọn tình huống “Rắc rối khi đi khám, chữa bệnh bằng thẻ
bảo hiểm y tế cho người nghèo” để làm tiểu luận cuối khóa.
Do thời gian để nghiên cứu không nhiều, tài liệu tham khảo còn hạn chế
nên bài tiểu luận của tui không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất mong
nhận được sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo và các bạn học viên lớp
Chuyên viên K22 để tui có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm quý báu.
tui xin chân thành Thank quý thầy, cô Trường Chính trị tỉnh đã nhiệt tình giảng
dạy, truyền thụ những kiến thức thiết thực nhất về quản lý nhà nước; những kinh
nghiệm, kỹ năng làm việc quý báu để tui được hoàn thiện hơn trong quá trình
công tác và trong cuộc sống của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
HVTH: Trần Minh Vương

Trang 3/19


Phần I
MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Ông Trần Minh Tâm, sinh ngày 10/6/1958, tại xã Tân Thạnh, huyện Tân
Hưng, tỉnh Long An.
Sáng ngày 18/5/2017, ông Tâm đưa cháu nội đi học, khi về đến nhà, ông
cảm giác mệt, đau tức ngực, khó thở và ngất đi. Người nhà phát hiện kịp thời và
đưa ông đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Long An chữa trị. Tại đây, bác sĩ đã khám
và kết luận ông bị bệnh huyết áp cao và đã có dấu hiệu biến chứng liên quan đến
bệnh nhồi máu cơ tim, yêu cầu ông phải nhập viện điều trị. Khi nhập viện, anh
Đức - con trai ông xuất trình thẻ BHYT cho người cùng kiệt nhưng không được
Bệnh viện đa khoa tỉnh chấp nhận. Anh Đức rất ngạc nhiên và trình bày đây là
thẻ BHYT mà gia đình anh được Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Tân Hưng cấp
cho diện người cùng kiệt thì tại sao lại không được bệnh viện chấp nhận. Cán bộ
bệnh viện có giải thích với anh Đức rằng: Thẻ BHYT của bố anh và hồ sơ nhập
viện không khớp nhau. Thẻ BHYT thì ghi Trần Minh Tâm, sinh ngày 01/6/1958,
còn giấy Chứng minh nhân dân thì ghi Trần Minh Tâm, sinh ngày 10/6/1958.
Bệnh viện yêu cầu gia đình phải đóng viện phí và làm thủ tục nhập viện không
theo chế độ người nghèo.
Về hoàn cảnh gia đình: Gia đình ông Tâm thuộc hộ cùng kiệt của xã Tân
Thạnh, huyện Tân Hưng. Vợ ông bệnh nặng, đau ốm quanh năm. Vợ chồng ông
có 03 người con; trong đó 01 người con bị tàn tật, không có khả năng lao động và
02 người con còn lại (trong đó có anh Đức) đã trưởng thành và xây dựng gia đình
ở riêng. Gia đình anh Đức cũng thuộc diện khó khăn. Hiện tại ông bà đang ở cùng
người con bị tàn tật. Gia đình ông được UBND xã Tân Thạnh xếp vào danh sách
hộ cùng kiệt của xã và đã đề nghị BHXH tỉnh cấp thẻ BHYT hàng năm.
Sau một thời gian chữa trị thì tình hình sức khỏe của ông Tâm đã dần ổn
định. Anh Đức, con trai ông đã đến BHXH huyện Tân Hưng để đề nghị cấp lại thẻ
BHYT cho ông Tâm, các thủ tục mang theo đầy đủ gồm: Đơn xin đề nghị cấp lại
HVTH: Trần Minh Vương

6eFi21r2GP09lMA
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status