một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài các tư thế, động tác co bản vận động trên chiến trường - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Giáo dục Quốc phòng – An ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc
dân, một nội dung trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân;
là môn học chính khóa trong chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thông.
Phương pháp giảng dạy các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến
trường cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc
phòng toàn dân. Giáo Dục Quốc Phòng là môn học chính khóa nằm trong
chương trình giảng dạy của các trường Trung học phổ thông nhằm rèn luyện
hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức, củng cố nền quốc phòng toàn
dân vững mạnh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên, những năm qua, Ban
giám hiệu trường THPT số 1 Bảo Yên luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức, triển
khai thực hiện tốt công tác Giáo Dục Quốc Phòng cho học sinh.
Trong những năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo, xây dựng kế
hoạch hướng dẫn các nhà trường chọn nhiều hình thức tổ chức giảng dạy, học
tập môn học này. Các trường Trung học phổ thông giảng dạy 35 tiết mỗi năm
học. Học sinh được nâng cao hiểu biết về truyền thống vẻ vang của dân tộc,
Quân đội Nhân dân Việt Nam và một số nội dung cơ bản về quốc phòng, rèn
luyện tác phong, nếp sống tập thể có kỷ luật... Nội dung thực hành luyện tập
theo đúng nội dung, thời gian quy định. Các nhà trường đều tổ chức thi, kiểm
tra, hội thao đánh giá kết quả học tập.

Tuy nhiên, trong thực tế để thực hiện tốt các bài tập thực hành trên chiến
trường, thì đầu tiên ta phải thực hiện tốt các bài tập cơ bản các tư thế, động tác
cơ bản vận động trên chiến trường. Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ trên tôi
viết ra đề tài “Một số phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài các tư
thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường”
2. Tình hình nghiên cứu.
- Về phía nhà trường đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
cho học tập và giảng dạy môn học.
- Đối với người học các em học sinh ít được tiếp cận nên khả năng tiếp
thu còn hạn chế.
1


3. Mục đích nghiên cứu.
- Nêu rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân góp
phần giáo dục thế hệ tương lai của đất nước có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên
cường trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. qua đó tạo sự đam mê cho các em và
nâng cao chất lượng môn học.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Kết hợp phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn giảng dạy thực
hành nhằm giúp các em hiểu được tầm quan trọng của môn học từ đó các em
nêu cao ý thức trách nhiệm của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
5. Đối tượng và phạm vi áp dụng.
- Đối tượng nghiên cứu áp dụng là 94 em học sinh lớp 12A1, 12A7 và 27
em trong đội tuyển thi Hội thao Quốc phòng cấp trường. Thời gian nghiên cứu
trong năm học 2013-2014.

2


PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

I. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY.
1. Thuận lợi.
- Bản thân tui được nhà trường tạo điều kiện cho đi học lớp đào tạo ngắn
hạn (6 tháng của năm 2006) và nhiều lớp tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo
Lào Cai tổ chức cho giáo viên tập huấn về bộ môn Giáo dục Quốc phòng - An
ninh và năm 2012 tui được tham gia khóa bồi dưỡng giáo viên môn học Giáo
dục Quốc phòng - An ninh cấp Trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo
tổ chức (Cửa Lò - Nghệ An).

- Bên cạnh đó, tui được sự giúp đỡ, động viên của Ban giám hiệu nhà
trường và của bạn bè đồng nghiệp.
- Giờ dạy môn Giáo dục Quốc phòng thực sự mang lại cho tui sự cảm
hứng và muốn tìm tòi, học hỏi nhiều hơn nữa.
- Học sinh hầu hết các em ngoan lễ phép với thầy cô giáo.
2. Khó khăn.
- Trang thiết bị đồ dùng dạy học cũng còn hạn chế về chất lượng.
- Năm đầu tiên giảng dạy cả khối 12, vì vậy tui củng phải tự tìm tòi, học
hỏi qua tài liệu và qua bạn bè đồng nghiệp.
- Việc tìm kiếm các tư liệu phục vụ bài dạy cũng rất khó khăn phải tìm tòi
trên mạng và qua những phương tiện thông tin đại chúng.
II. GIẢI PHÁP.
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy các tư thế, động tác cơ
bản vận động trên chiến trường.
- Giáo dục Quốc phòng - An ninh trong ngành giáo dục đã có những
chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp đến việc
tổ chức thực hiện ở từng cơ sở, nhà trường, đơn vị. Các cơ quan quản lý giáo
dục đã có sự chỉ đạo kiên quyết để thực hiện tốt nhiệm vụ Giáo dục Quốc phòng
- An ninh trong toàn ngành. Đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng ở cấp trung
học phổ thông đã bước đầu được hình thành và phát triển. chương trình, kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập cho từng học sinh đã được thực hiện ở nhiều trường
3


trong toàn tỉnh. Giáo dục quốc phòng, an ninh cho học sinh các trường ngày
càng có chất lượng, hiệu quả đã tạo ra môi trường học tập, rèn luyện cho học
sinh.
- Ngoài ra trong quá trình giảng dạy cần lồng ghép một số nội dung
GDQP về các cuộc thi, hội thao quốc phòng các cấp qua đó học sinh được ứng
dụng thực tế và tiếp thu kiến thức đạt hiệu quả cao.
- Để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi giáo viên cần nghiên cứu, tìm
hiểu các tài liệu có liên quan để nắm được nội dung chương trình một cách chặt
chẽ, khoa học ngoài ra còn nắm bắt được tâm sinh lý học sinh để có cách thức tổ
chức hợp lý cho từng hoạt động học tập và đưa ra phương pháp tập luyện hợp lý
đạt hiệu quả cao.
2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy các tư thế, động tác cơ
bản vận động trên chiến trường bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy.
- Nhận thức và trách nhiệm của lãnh đạo nhà trường và địa phương đối
với nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh sâu sắc.
- Đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng, an ninh từng bước
đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển cả về số lượng và chất lượng, qua quá trình
giảng dạy thực tế tạo hứng thú cho học sinh tiếp cận môn học kết hợp ứng dụng
công nghệ thông tin vào bài dạy trở nên phong phú và đa dạng, qua đó học sinh
có thể khai thác các thông tin bài học trên mạng Internet đẻ tìm hiểu kiến thức
môn học.
3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy các tư thế, động tác cơ
bản vận động trên chiến trường bằng việc sử dụng các tư liệu tranh ảnh,
mô hình, trò chơi thi đấu, các đoạn phim vào giảng dạy.
- Trên thực tế trong quá trình giảng dạy các tư thế vận động trên chiến
trường ngoài phương pháp giảng dạy làm mẫu kết hợp phân tích, giáo viên cần
phải sử dụng thêm các tư liệu minh họa thực tế như các đoạn phim, mô hình,
tranh ảnh để học sinh nắm bắt và hình dung tổng quát đem lại kết quả cao trong
quá trình giảng dạy. Ngoài ra trong quá trình giảng dạy kết hợp trò chơi thi đấu
không những nâng cao hiệu quả và thành tích trong thi đấu mà còn tạo sự hứng
thú cho học sinh trong quá trình học tập.
4


III. Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY.
1. Mục tiêu.
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được ý nghĩa, yêu cầu, trường hợp vận dụng các tư
thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu, làm cơ sở vận dụng trong học tập
và chiến đấu.
b. Kỹ năng:
- Nắm chắc được các tư thế động tác cơ bản tích cực luyện tập thành thạo
động tác.
- Biết vận dụng linh hoạt, phù hợp với từng địa hình và tình huống cụ thể.
c. Thái độ:
- Xây dựng niềm tin, tích cực tự giác luyện tập không ngừng nâng cao
trình độ động tác sát thực tế đáp ứng yêu cầu bài học.
2. Cấu trúc nội dung, thời gian.
a. Cấu trúc nội dung:
- Động tác đi khom
- Động tác chạy khom
- Động tác bò cao
- Động tác lê
- Động tác trườn
- Động tác vọt tiến
b. Nội dung trọng tâm:
- Tập các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến trường
c. Thời gian: Bài học gồm 6 tiết:
- Tiết 1:
+ Động tác đi khom, động tác chạy khom
- Tiết 2:
+ Động tác bò cao, động tác lê
- Tiết 3:
+ Động tác trườn, động tác vọt tiến
- Tiết 4,5,6:
+ Tập các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến trường.
5


3. Chuẩn bị.
a. Đối với giáo viên:
- Ngoài việc nắm chắc kỹ thuật động tác, làm mẫu chuẩn động tác.
- Nắm vững tình hình sức khỏe của học sinh, phân loại được trình độ lứa
tuổi giới tính để đưa ra yêu cầu cụ thể.
- Chuẩn bị sân bãi công cụ chu đáo.
- Đảm bảo an toàn áp dụng được các nguyên tắc vừa sức tăng dần yêu cầ
từ đơn giản đến phức tạp, kỹ thuật động tác từng môn mà áp dụng cho phù hợp.
Căn cứ vào nội dung bài học để chuẩn bị cơ sở vật chất cho phù hợp.
- Tiết 1,2,3:
+ Gồm 03 súng AK, 03 cờ, 01 còi, đường xuất phát, mục tiêu đến, tranh
ảnh.
- Tiết 4,5,6:
+ Gồm 06 súng AK, 06 cờ, 01 còi, đường xuất phát, mục tiêu đến, tranh
ảnh, có điều kiện cơ sở vật chất nên trình chiếu video clip.
b. Đối với học sinh:
- Xem trước bài học sách giáo khoa, thực hiện đúng trang phục giờ thực
hành.
- Thực hiện theo khẩu lệnh của giáo viên.
- Có tinh thần thái độ, ý trí và sự nỗ lực nghiêm túc trong tập luyện
- Thường xuyên tự tập ngoài giờ để nâng cao hiệu quả
4. Một số phương pháp cụ thể.
a. Nội dung cơ bản.
Khi giảng dạy thực hiện nội dung bài học giáo viên phải nêu dõ những
yêu cầu sau.
- Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp làm mẫu xem tranh
ảnh để nêu dõ khái niện: Như thế nào là đi khom, chạy khom, bò cao, lê, trườn,
vọt tiến, thực hiện đúng động tác kỹ thuật, chỉ ra động tác yêu cầu sửa sai.
- Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp làm mẫu động tác
theo 03 bước: Làm nhanh, làm chậm có phân tích và làm tổng hợp để học sinh
quan sát hiểu được yếu lĩnh kỹ thuật động tác khi thực hiện.
6


- Trong quá trình giảng dạy để học sinh thực hiện tốt các tư thế động tác
thì giáo viên phải thực hiện tốt các phương pháp sau.
Thứ nhất: Khi giới thiệu nội dung và tư thế, động tác giáo viên phải nêu
rõ ý nghĩa của động tác trong học tập, chiến đấu và trường hợp vận dụng động
tác để người học thấy được mức độ cần thiết: tư thế, động tác thường vận dụng
trong trường hợp địa hình địa vật nào.
Thứ hai: Khi thực hành giới thiệu động tác cho học sinh, giáo viên phải
làm mẫu động tác theo 03 bước:
- Bước 1: Làm nhanh.


sDN0oU7bCT1YX3H
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status