ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn CHÍNH SÁCH xã hội - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Câu 1: Phân tích khái niệm chính sách xã hội? Lấy ví dụ minh họa?
Nghĩa rộng: Chính sách là tổng thể các quan điểm, giải pháp và công cụ
mà chủ thể quản lý (Nhà nước) sử dựng để tác động lên đối tượng và khách thể
quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong một giai đoạn, thời kỳ
lịch sử cụ thể. Những mục tiêu này không nằm ngoài định hướng của mục tiêu
tổng quát.
Chính sách của Nhà nước là tập hợp văn bản mà Chính phủ xây dựng,
ban hành với các mục đích rõ ràng, tác động đến nhóm người hay toàn bộ
người dân trong xã hội. Hầu hết các chính sách được thể hiện dưới dạng văn bản
pháp luật và các văn bản dưới luật.
Chính sách xã hội bao gồm tập hợp các chính sách cụ thể, là sự thể chế
hóa, cụ thể hóa các giải pháp của Nhà nước trong việc giải quyết vần đề xã
hội liên quan đến từng nhóm người hay toàn bộ dân cư, trên cơ sở phù hợp
với quan điểm, đường lối của Đảng, nhằm hướng tới công bằng, tiến bộ xã
hội và phát triển toàn diện con người.
Khái niệm này cho thấy, một số nguyên tắc khi hoạch định chính sách xã
hội, có khả năng hàm chứa các đặc trưng để người đọc hiểu đúng về chính sách
xã hội, cho phép phân biệt chính sách xã hội với các chính sách khác.
Đặc trưng cơ bản:
- Chính sách xã hội thường hướng vào phục vụ nhiệm vụ chính trị của

Đảng cầm quyền và của Nhà nước trong từng thời kì.
- Các chính sách xã hội thể hiện trách nhiệm cao, mang hàm nghĩa văn
hóa – văn minh, nó phản ánh tính chất tiến bộ, công bằng của xã hội.
- Chính sách xã hội luôn liên quan trực tiếp đến con người.
- Chính sách xã hội mang tính xã hội, nhân văn, nhân bản sâu sắc, thể
hiện truyền thống nhân đạo tốt đẹp của dân tộc.
Ví dụ:
Câu 2: Lấy 1 ví dụ để phân tích vai trò, vị trí của chính sách xã hội ?
Chính sách xã hội bao gồm tập hợp các chính sách cụ thể, là sự thể chế
hóa, cụ thể hóa các giải pháp của Nhà nước trong việc giải quyết vần đề xã
hội liên quan đến từng nhóm người hay toàn bộ dân cư, trên cơ sở phù hợp
với quan điểm, đường lối của Đảng, nhằm hướng tới công bằng, tiến bộ xã
hội và phát triển toàn diện con người
1


Vị trí của CSXH
Chính sách xã hội là 1 bộ phận cấu thành chính sách chung của đảng hay
NN hướng tới XH nhằm giải quyết các vấn đề XH đồng thời góp phần điều
chỉnh các quan hệ XH phù hợp với bản chất giai cấp và những mục tiêu của
đảng, NN
Ví dụ: Vị trí CSXH được quy định bởi vị trí con người trong XH đó, song
do địa vị của con người ở mỗi chế độ khác nhau không giống nhau nên vai trò
của CSXH cũng khác nhau.
Ví dụVai trò của CSXH
-Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
Ví dụ:
-Tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện cá nhân
Ví dụ:
-Xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
Ví dụ
-Thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Ví dụ:
Câu 3: Phân tích các chức năng cơ bản của chính sách xã hội?
Chính sách xã hội của Nhà nước là bộ phận quan trọng của những công cụ
quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội, nó có những chức năng chính như sau:
Chức năng định hướng sự vận động của xã hội:
- Chính sách xã hội xuất phát từ thực tiễn các vấn đề xã hội của một đất
nước.
- Chính sách xã hội là công cụ quản lý xã hội, thể hiện ý chí của Đảng,

Nhà nước.
=> Chính vì vậy nó là phương tiện quan trọng định hướng mọi hoạt
động theo những mục tiêu, phương hướng đã định trước của Nhà nước. Có
vai trò thúc đẩy các vấn đề xã hội vận động đúng quy luật kinh tế, xã hội
khách quan trong điều kiện toàn cầu hóa.
Khi xây dựng các chính sách xã hội thì các nhà hoạch định chính sách
phải dựa trên các chiến lược, đường lối chủ trương của Đảng. Do đó các
chính sách của Nhà nước luôn phản ánh đường lối chủ trương của Đảng
2


trong việc phát triển các hoạt động xã hội cũng như mọi hoạt động liên quan
nhằm thúc đẩy xã hội phát triển bền vững, công bằng và tiến bộ xã hội.
Chức năng điều chỉnh các vấn đề xã hội:
Trong quá trình phát triển của đất nước, có rất nhiều vấn đề xã hội nảy
sinh ảnh hưởng đến đời sống, sự ổn định xã hội.
Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý xã hội thông qua chính sách giải
quyết những vấn đề xã hội bức xúc, điều tiết sự mất cân đối, những hành vi
không phù hợp, nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi phù hợp với mục tiêu,
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường:
- Sự bất ổn của nền kinh tế
- Phân hóa giàu nghèo
- Thất nghiệp
- Tệ nạn xã hội
- Vấn đề môi trường ..............
Nhà nước sử dụng chính sách để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, tác
động vào quá trình phân phối thu nhập. Tạo cơ hội phát triển cho các đối tượng
yếu thế, bị ảnh hưởng.
Chức năng phát triển con người:
- Chính sách xã hội là loại chính sách liên quan đến con người và bao
trùm mọi mặt cuộc sống của con người. Vì vậy đặc trưng bao quát nhất của
chính sách xã hội là lấy con người, các nhóm người trong cộng đồng làm đối
tượng tác động để hoàn thiện và phát triển toàn diện con người.
- Lấy con người làm trung tâm, coi trọng yếu tố con người trong sự
nghiệp xây dựng đất nước. Con người vừa là động lức của sự phát triển xã hội
vừ là mục tiêu của quá trình phát triển xã hội.
- Con người có quan hệ chặt chẽ với cộng đồng và xã hội.
- Tác động của chính sách xã hội đối với con người ở đây là nhằm hình
thành các chuẩn mực, giá trị xã hội.
Chức năng thúc đẩy sự phát triển:
- Chính sách xã hội không phải chỉ nhằm vào giải quyết các hậu quả của
các vấn đề xã hội mà nó là công cụ quản lý vĩ mô, có vai trò kính thích, tạo động
lực cho sự phát triển kinh tế và xã hội.
3


- Các chính sách có vai trò tác động tích cực đến các vấn đề xã hội theo
chiều hướng tích cực.
- Khi giải quyết được một vấn đề xã hội thì sẽ tác động đến các vấn đề
khác như kinh tế, xã hội góp phần thúc đẩy những nhu cầu mới phát triển.
Câu 4: Làm rõ mối quan hệ của chính sách xã hội với công tác xã
hội? Lấy ví dụ minh họa?
Chính sách xã hội bao gồm tập hợp các chính sách cụ thể, là sự thể chế
hóa, cụ thể hóa các giải pháp của Nhà nước trong việc giải quyết vần đề xã
hội liên quan đến từng nhóm người hay toàn bộ dân cư, trên cơ sở phù hợp
với quan điểm, đường lối của Đảng, nhằm hướng tới công bằng, tiến bộ xã
hội và phát triển toàn diện con người
CTXH là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn
hay những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già ...). Sứ mạng của ngành CTXH là nỗ
lực hành động nhằm giảm thiểu: Những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự
bất bình đẳng. Thực chất của nghề CTXH là cung cấp dịch vụ cho người dân,
nhân viên xã hội là người phục vụ chứ không phải là người chủ. Đối tượng
được chăm sóc, phục vụ đều là những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, là
những người cần chăm sóc sức khỏe, được bảo vệ, che chở… Chính vì vậy,
ngoài kiến thức, nhân viên CTXH cần được đào tạo nhiều về kỹ năng mềm.
Ví dụ, trường hợp một người có tổn thương tâm lý và có ý định tự tử, nhân viên
xã hội cần tìm hiểu nguyên nhân và mức độ tổn thương của người đó và giúp đỡ
họ vượt qua khủng hoảng bằng cách tham vấn hay trị liệu tâm lý để người đó
ổn định lại và không có hành vi làm tổn hại đến bản thân nữa.
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
CSXH và CTXH là 2 mảng riêng biệt nhưng chúng có mối quan hệ tác động
qua lại với nhau là cơ sở, nền tảng, bộ phận nối liền nhau trong hoạt động quản lý
nhà nước cụ thể như sau:
Chính sách xã hội là cơ sở cho tổ chức và hoạt động của công tác xã
hội
Chính sách xã hội định hướng cho hành động của công tác xã hội
Công tác xã hội là là hoạt động đưa các chính sách xã hội vào thực
tiễn

4


Công tác xã hội ngoài thực tiễn giúp cho những nhà hoạch định chính
sách xã hội thấy được những ưu điểm, hạn chế, bất cập của chính sách xã
hội, của xã hội từ đó đề ra những chính sách xã hội đúng đắn, phù hợp.
Câu 5: Các yếu tố cấu thành hệ thống chính sách xã hội?
Hệ thống CSXH là tập hợp các chính sách trong lĩnh vực xã hội, hướng
vào giải quyết những vấn đề xã hội, đảm bảo cho phát triển kinh tế - xã hội của
một quốc gia ổn định, bền vững. Hệ thống các chính sách xã hội bao gồm các
nhóm chính sách chủ yếu sau đây:
Nhóm chính sách tác động vào quá trình phát triển con người
- Chính sách dân số: Nhằm tạo ra một quy mô dân số, cơ cấu hợp lý giữa
các vùng.
- Chính sách giáo dục, đào tạo: Nhằm thực hiện các giải pháp hướng vào
phát triển con người toàn diện, nâng cao nhân dân trí, phát triển nguồn lực cho
quốc gia, dân tộc.
- Chính sách việc làm: Nhằm thực hiện các giải phát tạo môi trường, cơ
hội giải quyết việc làm, thu nhập, nâng cao mức sống của người lao động và dân
cư.
- Chính sách văn hóa thể thao; Nhàm thực hiện các giải pháp thỏa mãn
nhu cần văn hóa, nghệ thuật, thể thao ( nhu cầu tình thần )
- Chính sách an toàn vệ sinh lao động: Thực hiện các giải pháp và kỹ
thuật hướng vào bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người dưới tác động của
môi trường lao động.


G10xHX0S8g5e1TZ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status